Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh minh họa được ý nghĩa cuả quá trình thoát hơi nước.
- Học sinh trình bày được 2 con đường thoát hơi nước ở lá cùng với đặc điểm cuả nó.
- Học sinh mô tả được các phản ứng đóng mở khí khổng.
- Học sinh giải thích được cơ sở khoa học cuả việc tưới nước hợp lý co cây trồng.
2. Kỹ năng:
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, khái quát hoá.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc độc lập với SGK.
3. Thái độ:
-Hình thành thái độ yêu thích thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng cuả sinh giới.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Kết hợp giảng giải + trực quan + vấn đáp
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV:- Hình 2.1 và hình 2.2 SGK
2.HS:Bài soạn
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
4.Củng cố:
- Các con đường vận chuyển vật chất trong cây? Ý nghĩa của các dòng vận chuyển đó?
- Trình bày cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển của mạch gỗ và mạch rây?
5.Dặn dò:
- Ghi nhớ nội dung tóm tắc trong khung.
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- So sánh mạch gỗ và mạch rây theo hướng dẫn sau :
+ Đặc điểm giống nhau :
+ Đặc điểm khác nhau
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được hai cách hấp thụ các chất khoáng ở rễ: chủ động và bị động.
- Trình bày được vai trò cuả các nguyên tố đại lượng, vi lượng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh các nội dung cuả bài học
3. Thái độ:
- Hình thành thái độ yêu thích thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng cuả sinh giới.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Thí nghiệm trực quan + vấn đáp
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV- Hình 3.1; 3.2a và 3.2b SGK
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
CH1: Nêu ý nghĩa cuả quá trình thoát hơi nước ở lá
CH2: Trình bày cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
CH3: Cơ sở KH cuả việc tưới nước hợp lý cho cây
3. Bài mới:
4.Củng cố:
Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1:Nguyên nhân dẫn đến tế bào khí khổng cong lại khi trương nước là:
a. Tốc độ di chuyển các chất qua màng tế bào khí khổng không đều nhau.
b. Màng tế bào khí khổng có tính thấm chọn lọc
c. Áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn luôn thay đổi
d. Mép ngoài và mép trong của tế bào khí khổng là có độ dày khác nhau
Câu 2. Câu nào sau đây là không hợp lí:
a. Khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu của thực vật.
b. Các tế bào khí khổng cong lại khi trương nước
c. Lá của thực vật thuỷ sinh không có khí khổng
d. Thực vật ở cạn, hầu hết có số lượng khí khổng ở mặt trên ít hơn so với mặt dưới.
Câu 3: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng khi nào?
a. Đưa cây ra ngoài sáng b. Tưới nước cho cây.
c. Tưới nước mặn cho cây d. Đưa cây vào tối e. Bón phân cho cây.
5.Dặn dò về nhà:
- Trả lời câu hỏi trong sgk. Làm bài tập 2 trang5 sách bài tập. Đọc bài tiếp theo.
a. Đặt vấn đề: b. Bài dạy I. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC Bảng 1: Trao đổi nước ở thực vật Quá trình Các con đường Hấp thụ nước Qua bề mặt các tế bào biểu bì của cây (thực vật thuỷ sinh ) Qua bề mặt tế bào biểu bì của rễ (thực vật ở cạn ) Vận chuyển nước Qua tế bào - gian bào, bị ngăn trở bở dải Caspari không thấm nước. Qua chất nguyên sinh - không bào. Thoát hơi nước Qua khí khổng. Qua bề mặt lá - qua cutin. Bảng 2: Trao đổi chất khoáng và nitơ ở thực vật Quá trình Nội dung cơ bản Trao đổi chất khoáng Mạch gỗ là chủ yếu. Trao đổi nitơ Cố định ni tơ khí quyển và sự phân giải của vi khuẩn đối với các chất hữu cơ trong đất và quá trình đồng hoá nitơ trong cây. Bảng 3: Các vấn đề của quang hợp và hô hấp Vấn đề Quang hợp Hô hấp Khái niệm Là quá trình cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời bằng hệ sắc tố của mình và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ Là quá trình ôaqqqxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần cho các hoạt động sống của cơ thể. Phương trình tổng quát 6CO2 + 12H2O Anh sáng, sắc tố C6H12O6 + 6O2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng:ATP + nhiệt) Nơi diễn ra Lục lạp Tế bào chất và ti thể của mọi tế bào sống trong cơ thể Bảng 4: Các cơ chế quang hợp và hô hấp Quá trình Cơ chế Quang hợp Pha sáng diễn ra trên các hạt lục lạp, ô xi hoá nước để sử dụng H+ và e- tạo ATP và NADH, giải phóng ô xi, bao gồm các phản ứng: + Kích thích diệp lục bởi phôtôn + Quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các phôtôn + Quang hoá hình thành ATP và NADH - Pha tối diễn ra sự khử CO2 bằng ATP và NADH, tạo chất hữu cơ trên chất nền của lục lạp và theo chu trình tương ứng với mỗi nhóm thực vật: + NhómC3 - chu trình Cnvin + nhóm C4 - chu trình Hatch - Slack + Nhóm CAM - Chu trình CAM Hô hấp - Giai đoạn đường phân: Glucôzơ 2axit piruvic, Đường phân diễn ra trong điều kiện kị khí. - Hô hấp theo 1 trong 2 hướng: + Hô hấp kị khí(lên men) diễn ra ở TBC + Hô hấp kị khí diễn ra ở ti thể: Chu trình Crep: A xit pi ruvic CO2 + ATP + NADH + FADH - Chuỗi truyền elẻctron và quá trình phốtphorin hoá ôxi hoá tạo ATP và H2O có sự tham gia của O2. Bảng 5: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật Quá trình Đặc điểm và điều kiện cơ bản Tiêu hoá Đặc điểm Diễn biến cơ bản Hô hấp Đặc điểm - Diễn biến cơ bản Tuần hoàn Đặc điểm - Diễn biến cơ bản Cân bằng nội môi Đặc điểm - Diễn biến cơ bản II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (SGK) 4.CỦNG CỐ Sơ đồ liên quan chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, cân bằng nội môi Ống tiêu hoá Gan Thận Tế bào Phổi Tim 5. DẶN DÒ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ Tiếp tục hoàn thành nội dung bảng 5 vào vỡ. Nghiên cứu trước bài 23 chuẩn bị cho tiết học sau. Tiết 24 Ngày soạn 17/12/2013 Dạy các lớp 11A1,2,3 BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU 1. kiến thức: - Phát biểu được khái niệm cảm ứng và hướng động. - Thấy được các hiện tượng hướng động thường gặp ở thực vật và giải thích được cơ chế của các hiện tượng đó. - Nêu được vai trò hướng động đối với đời sống của cây. 2. Kỹ năng - Biết cách ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật về hướng động. 3. Thái độ: - Yêu thích thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng của sinh giới. 4. Tư duy: Hình thành tư duy logic về các kiến thức đã học và hiện tượng thực tế. II. PHƯƠNG PHÁP Học sinh tìm tòi, nghiên cứu, quan sát đê rút ra kết luận kết hợp với giảng giải, vấn đáp của GV. III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ GV: - Các hình vẽ trong SGK phóng to. - Một số mẩu vật về tính hướng động ở thực vật. HS: Chuẩn bị một số mẩu vật về tính hướng sáng, hướng đất dương, hường đất âm. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: Kiểm tra nề nếp và sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra bài cũ, GV kiểm tra chuẩn bị mẩu vật của học sinh. - KT bài tập về nhà. 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Ở động vật nhờ sự di chuyển vận động tìm, lấy thức ăn, chất dinh dưỡng có thể sử dụng. TV sống cố định, có sự vận động nào thích hợp để duy trì hoạt động sống? b. Bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH GV nêu một số ví dụ về tính hướng ở thực vật, yêu cầu học sinh rút ra khái niệm. - Thế nào là tính hướng động dương, tính hướng động âm? - GV đưa ra thí nghiệm HS theo dõi giải thích và gọi tên hướng động (dương hay âm) - Học sinh quan sát hình 23.1, nêu hiện tượng và giải thích? - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 23.2, nhận xét và giải thích? - Trong tính hướng sáng của cây au xin có vai trò gì? Sử dụng hình 23.3 ---> yêu cầu học sinh nêu hiện tượng và giải thích? GV yêu cầu học sinh: Nêu lại thí nghiệm trong SGK (T93) Quan sát hình 23.4, nêu hiện tượng của rễ? Nêu một số ví dụ khác về tính hướng nước dương của hệ rễ. HS quan sát hình 23.4 trình bày thí nghiệm trong SGK ---> Rút ra kết luận. - Cho học sinh đọc SGK và phát biểu vai trò của tính hướng động trong đời sốngcủa thực vật. I. KHÁI NIỆM Hướng động là một hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Gồm: Hướng động dương Hướng động âm II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG 1. Hướng đất - Vận động hướng đất theo chiều hút trọng lực trái đất là do sự phân bố auxin không đều ở 2 mặt rễ. - Mặt trên có lượng auxin thích hợp cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất - Rễ cây hướng đất dương còn chồi ngọn hướng đất âm. 2. Hướng sáng a. Thí nghiệm H23.2 SGK: Ở trong hộp kín có một lỗ tròn, cây mọc trong đó, thấy ngọn cây hướng về phía sáng. b. Giải thích - Ngọn cây luôn quay về hướng ánh sáng, hướng sáng dương là do sự phân bố auxin không đều. - Auxin vận chuyển chủ động về phía ít có ánh sáng - hàm lượng auxin nhiều kích sự kéo dìa tế bào. 3. Hướng nước Rễ có tính hướng đất dương luôn quay về hướng có nguồn nước. 4. Hướng hoá - Rễ cây hướng các chất khoáng cần thiết cho sự sống của tế bào (N,P,K...và các nguyên tố khoáng vi lượng ) Hướng hoá dương . - Rễ tránh xa các chất độc Hướng hoá âm. III. VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT - Các kiểu hướng động giúp cây thích nghi với sự biến động của điều kiện môi trường. - Trong tồng trọt việc tưới nước và bón phân tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển theo mong muốn. 4.CỦNG CỐ Cho học sinh chốt lại kiến thức trong khung và nhấn mạnh: - Vận động hướng động về phía các yếu tố dinh dưởng là yếu tố cơ bản trong hoạt động sống của thực vật. - Trong trồng trọt cần cung cấp chất dinh dưởng đất cho rễ và dinh dưỡng trên bề mặt đất cho lá cây. 5. DẶN DÒ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ - Học bài theo câu hỏi SGK. - Thử giải thích vì sao khi cây trinh nữ bị va chạm sẽ cụp lá lại? V. RÚT KINH NGHIỆMTiết 25 Ngày soạn 19/12/2013 Dạy các lớp 11A1,2,3 BÀI 24 : ỨNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU 1. kiến thức: - Nêu được khái niệm ứng động, phân biệt được ứng động với hướng động. - Phân biệt được 2 hiện tượng vận động cảm ứng: Theo sức trương nước và đồng hồ sinh học. - Nêu được vai trò của ứng động trong đời sống thực vật. 2. Kỹ năng - Phát triển năng lực phân tích và vận dụng trong thực tiển đời sống. - Rèn kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập với SGK. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu thích và mong muốn tìm tòi, khám phá các hiện tượng tự nhiên. 4. Tư duy: - Giải thích các hiện tượng tự nhiên trên cơ sở hiểu biết về tính hướng ở thực vật. II. PHƯƠNG PHÁP - Học sinh tìm tòi, nghiên cứu, quan sát đê rút ra kết luận kết hợp với giảng giải, vấn đáp của GV, và thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ GV: - Các hình vẽ trong SGK phóng to. HS: - Một số mẩu vật về tính hướng động ở thực vật. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: kiểm tra nề nếp và sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là hướng động? Nêu ví dụ và giải thích các kiểu hướng động: Hướng đất, hướng sáng của cây? 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Thực vật sống cố định một vị trí trên mặt đất, bằng cách gì xây có thể thích ứng với mọi thay đổi của các yếu tố dinh dưỡng không định hướng trong môi trường? b. Bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Cho HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi sau: + Ứng động là gì? + Cơ hế chung của các hình thức ứng động cảm ứng? - GV yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng ở hình 24.1 Vì sao khi bị va chạm thì lá cây trinh nữ bị cụp xuống? Quan sát hình dạng cách bắt mồi và tiêu huỷ mồi của cây ăn sâu bo (H24.2). Nhận xét các đặc tính riêng biệt của nhóm cây này? Nghiên cứu SGK và mô tả cơ chế truyền tín hiệu điện ? Thường là vận động theo chu kỳ đồng hồ sinh học. - Những vận động của cơ thể và cơ quan: Sự quán vòng của tua cuốn, hiện tượng thức, ngủ của lá, nở, khép cánh của hoa, đóng, mở khí khổng vận động theo chu kỳ đồng hồ sinh học. Phitôcrôm có vai trò giải phóng O2 trong ngày ảnh hưởng tới các vận động cảm ứng. -Quan sát các tua cuốn H24.3 hãy nhận xét hình dạng của vòng quấn? Vận động vòng cuốn theo chu kỳ và tuỳ loại cây chiều cuốn có thể từ trái sang phải hặc ngược lại. Quan sát hình 24.4 và nhận xét hiện tượng nở hoa theo nhiệt độ? Phần này khó ---> giáo viên phân tích từ hình vẽ và gợi ý học sinh giải thích. GV cho học sinh đọc SGK sau đó bổ sung và liên hệ một số hiện tựng thực tế. Chú ý liên hệ thực tế hảm hoặc làm nhanh nở hoa theo nhu cầu. I. KHÁI NIỆM - Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng. - Nguyên nhân chung là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lý, sinh hoá theo nhịp điệu đồng hồ sinh học. II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG 1. Ứng động không sinh trưởng - Là các vận động liên quan đến sức trương nước, xãy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hoá của cơ quan. - Vận động theo sự trương nước là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động, va chạm cơ học. a. Vận động tự vệ của cây trinh nữ: - Do cấu trúc của các thể gối luôn căng nước ---> cành lá xoè. Khi va chạm, nước bị mất di chuyển nhanh ion K+ rời khỏi không bào ---> lá cụp xuống. - Phản ứng nhanh được truyền bằng tín hiệu điện. - Tế bào cảm giác nhận tín hiệu sinh học tế bào vận động ở thể gố
File đính kèm:
- SINH HOC 11.doc