Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Trình bày được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

- Nêu được quá trình chuyển hóa năng lượng

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP.

2. Kỹ năng:

 - Quan sát hình rút ra kiến thức, so sánh

 - Phân tích và khái quát

3. Thái độ:

Có ý thức học tập tốt.

III. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 - Giáo án.

 - Hình 13.1, 13.2/ SGK

 2. Học sinh:

 Xem trước bài mới.

IV. Tiến trình dạy và học

 1. Ổn định lớp. Kiểm diện.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Giới thiệu chương mới

 3. Bài mới:

 - Mọi cơ thể sống đều dùng năng lượng để thúc đẩy quá trình sống, sự sinh trưởng của tế bào, sự vận động và dẫn truyền phân tử vật chất qua màng, tất cả các hoạt động sống đều cần năng lượng.Vậy năng lượng là gì? Có nhũng dạng năng lượng nào trong tế bnào sống? Chúng chuyển hóa ra sao? → bài mới.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2014	 Tuần: 13
Ngày dạy: 12/11/2014	 Tiết PPCT: 13
 ˜&™
 CHƯƠNG II: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
 BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
- Nêu được quá trình chuyển hóa năng lượng
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP.
2. Kỹ năng: 
 - Quan sát hình rút ra kiến thức, so sánh
 - Phân tích và khái quát
Thái độ: 
Có ý thức học tập tốt.
III. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án.
 - Hình 13.1, 13.2/ SGK
 2. Học sinh:
 Xem trước bài mới.
IV. Tiến trình dạy và học
 1. Ổn định lớp. Kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Giới thiệu chương mới
 3. Bài mới:
 - Mọi cơ thể sống đều dùng năng lượng để thúc đẩy quá trình sống, sự sinh trưởng của tế bào, sự vận động và dẫn truyền phân tử vật chất qua màng, tất cả các hoạt động sống đều cần năng lượng.Vậy năng lượng là gì? Có nhũng dạng năng lượng nào trong tế bnào sống? Chúng chuyển hóa ra sao? → bài mới..
 I/ Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hãy kể tên một vài dạng năng lượng mà em biết?
- Vậy năng lượng là gì?
- Trong cuốn sách có năng lượng không? Nếu có thì ở dạng nào?
- Dựa vào câu trả lời của HS rồi chốt lại ( năng lượng ở dạng thế năng ).
- Vậy khi chúng ta đốt cuốn sách thì năng lượng đã chuyển sang dạng nào?
- Vậy năng lượng tồn tại ở những trạng thái nào?
+ Đưa ví dụ: cung giương → bắn cung
- Dựa vào ví dụ trên hãy xác định động năng và thế năng?
- Hãy cho biết mối quan hệ giữa thế năng và động năng?
- Vậy từ động năng → thế năng? Cho ví dụ?
* Giải thích: động năng → thế năng, ví dụ như động năng của mặt trời chứa trong chuyển động của các photon ánh sáng nhờ diệp lục kéo CO2, H2O kết thành chất hữu cơ có năng lượng liên kết hóa học tồn tại ở dạng thế năng.
- Chuyển hóa năng lượng là gì?
- Trong tế bào thì có những dạng năng lượng nào? Dạng nào là chủ yếu?
- ATP là gì?Vì sao gọi ATP là đồng tiền năng lượng của mọi tế bào?
- Quan sát hình 13.1 và mô tả cấu trúc của ATP?
- Vì sao ATP gọi là hợp chất cao năng?
* Giải thích: mối liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 kcal.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách nào?
- Đưa ví dụ: prôtêin trong thức ăn enzim→ axitamin → được hấp thụ vào màng ruột → máu sẽ được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp prôtêin tế bào hoặc prôtêin tế bào + O2 → ATP và sản phẩm thải.
- Vậy ATP sinh ra được tế bào sử dụng vào việc gì?cho ví dụ?
Liên hệ thực tế và trả lời:
Năng lượng : gió, điện, mặt trời, nước.
- Nghiên cứu SGK và trả lời.
- Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời khác nhau.
- Dựa vào SGK và trả lời:
+ Là dạng động năng
- Năng lượng tồn tại ở 2 trạng thái là động năng và thế năng.
- Dựa vào ví dụ trên và xác định.
- Nêu được: từ thế năng → động năng.
- Suy nghĩ và trả lời: 
Là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng ( là chuyển hóa giữa 2 dạng thế năng ,động năng).
- Dựa vào SGK và tìm ý trả lời:
Hóa năng, nhiệt năng,điện năng...trong đó hóa năng là dạng năng lượng chủ yếu.
- ATP là đồng tiền năng lượng của mọi tế bào, bởi ATP được dùng cho tất cả mọi quá trình cần năng lượng.
- Quan sát hình 13.1 và mô tả cấu trúc của ATP: gồm 1 bazơnitơ Ađenin liên kết với 3 nhóm photphat, trong đó có 2 liên kết cao năng và đường ribôzơ.
- Vì liên kết gữa 2 nhóm photphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác để trở thành ADP và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm photphat để trở thành ATP.
- ATP sinh ra được tế bào sử dụng vào việc : 
+ Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
+ Vận chuyển các chất qua màng ngược với građien nồng độ.
+ Sinh công cơ học.
	Tiểu kết:
II/ Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào:
1.Khái niệm năng lượng:
- Là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
- Gồm 2 loại:
+ Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.
+ Thế năng: là dạng năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.
* Chuyển hóa năng lượng: Là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng ( là chuyển hóa giữa 2 dạng thế năng ,động năng).
2.ATP đồng tiền năng lượng của tế bào:
a) Khái niệm: ATP là đồng tiền năng lượng của mọi tế bào, bởi ATP được dùng cho tất cả mọi quá trình cần năng lượng.
b) Cấu trúc của ATP : 
- Gồm 1 bazơnitơ Ađenin liên kết với 3 nhóm photphat, trong đó có 2 liên kết cao năng và đường ribôzơ. Mối liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 kcal.
* ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác để trở thành ADP và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm photphat để trở thành ATP.( ATP - P → ADP + P → ATP).
c) Chức năng: 
+ Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
+ Vận chuyển các chất qua màng ngược với građien nồng độ.
+ Sinh công cơ học.
 II/ Chuyển hóa vật chất
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Từ ví dụ trên hãy cho biết chuyển hóa vật chất là gì?
- Chuyển hóa vật chất có liên quan đến quá trình gì?
- Chuyển hóa vật chất bao gồm những loại nào?
- Thế nào là đồng hóa và dị hóa?
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.2 và giải thích quá trình tổng hợp và phân giải ATP.
- Là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
- Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
- Gồm: đồng hóa và dị hóa
- Nghiên cứu SGK trả lời.
- HS quan sát hình 13.2 và giải thích quá trình tổng hợp và phân giải ATP
	Tiểu kết:
II/ Chuyển hóa vật chất :
- Là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
- Gồm: đồng hóa và dị hóa
+ Đồng hóa: là tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
+ Dị hóa: phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
 IV/ Củng cố:
- Hãy cho ví dụ về thế năng và động năng 
- Nếu ăn quá nhiều thức ăn giaù năng lượng mà không được cơ thể sử dụng sẽ dẫn đến bệnh gì?
 V/ Dặn dò:
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài, đọc phần đóng khung
- Đọc mục em có biết SGK
- Chuẩn bị bài 14
 RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai 13 Khai niem ve nang luong va chuyen hoa vat chat.doc