Giáo án Sinh học Khối 9 - Tiết 28: Thường biến - Năm học 2014-2015

I/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

- Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng

- Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh

- Nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình, ngoại cảnh

2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.

 Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến thường biến

3/ Thái độ: Yêu thích lao động

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh thường biến.

2. Chuẩn bị của học sinh: Phiếu học tập: Tìm hiểu sự biến đổi kênh hình

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 9A1 9A2

2/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thể đa bội? Nguyên nhân phát sinh thể đa bội

3/ Các hoạt động dạy và học:

a/ Mở bài: Chúng ta đã biết kiểu gen quy định tính trạng. Trong thực tế người ta gặp hiện tượng 1 KG cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong điều kiện môi trường khác nhau.

b/ Phát triển bài:

Hoạt động 1: SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH DO TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 9 - Tiết 28: Thường biến - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	Ngày soạn: 15/11/2014
Tiết: 28	Ngày dạy: 21/11/2014
BÀI 25: THƯỜNG BIẾN
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: 
- Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng
- Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh
- Nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình, ngoại cảnh
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
 Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến thường biến
3/ Thái độ: Yêu thích lao động	
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh thường biến.
2. Chuẩn bị của học sinh: Phiếu học tập: Tìm hiểu sự biến đổi kênh hình
Đối tượng quan sát
Điều kiện môi trương
Mô tả kiểu hình tương ứng
H 25: Lá cây rau mác
Mọc trong nước. Trên mặt nước. Trong không khí 
VD1: Cây rau dừa nước
Mọc trên bờ. Mọc ven bờ. Mọc trên mặt nước
VD2: Luống xu hào
Trồng đúng quy trình 
Không trồng đúng quy trình 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 9A1 9A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thể đa bội? Nguyên nhân phát sinh thể đa bội 
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở bài: Chúng ta đã biết kiểu gen quy định tính trạng. Trong thực tế người ta gặp hiện tượng 1 KG cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong điều kiện môi trường khác nhau.
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1: SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH DO TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS quan sát tranh thường biến, tìm hiểu các VD ® hoàn thành phiếu học tập.
- GV phân tích kĩ ví dụ ở hình 25
+ Nhận xét KG của cây rau mác mọc ở 3 MT?
+ Tại sao lá cây rau mác có sự biến đổi kiểu hình?
+Sự biêùn đổi KH trong các VD do nn nào?
+ Thường biến là gì?
 -HS đọc kĩ thông tin trong các VD, thảo luận thống nhất ý kiến ® điền vào phiếu học tập.
- HS sử dụng kết quả phiếu học tập trả lời.
+ Kiểu gen giống nhau.
+Sự biến đổi KH thích nghi với đk sống. Lá hình dải: Tránh sóng ngầm. Phiến rộng: Nổi trên mặt nước. Lá hình mác: Tránh gió mạnh.
+ Do tác động của môi trường sống
- Hs phát biểu
Tiểu kết: Thường biến: Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đới các thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
Hoạt động 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS trả lời CH:
+ Sự biểu hiện ra KH của 1 KG phụ thuộc những yếu tố nào?
+Nhận xét mối quan hệ giữa KG, MT và KH?
+Những tính trạng loại nào chịu ảnh hưởng của môi trường?
+ Tính dễ biến đổi của tính trạng số lượng liên quan đến năng suất có lợi ích và tác hại gì trong sx?
- HS trả lời:
+ Biểu hiện kiểu hình là do tương tác giữa kiểu gen và môi trường 
+ Tương tác
+ Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường.
+ Đúng quy trình ® năng suất tăng 
+ Sai quy trình ® năng suất giảm.
Tiểu kết: - Kiểu hình là kết quả tươg tác giữa kiểu gen và môi trường.
 - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào KG. Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường.
Hoạt động 3: MỨC PHẢN ỨNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
+ Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống DR2 do đâu?
+ Yếu tố nào quy định giới hạn năng suất?
+ Mức phản ứng là gì?
- HS đọc kĩ ví dụ SGK, vận dụng kiến thức ở mục 2 ® nêu được: 
+ Do kĩ thuật chăn sóc.
+ Do kiểu gen quy định.
- HS tự rút ra kết luận.
Tiểu kết: - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: - YC HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi: 
+ So sánh sự khác nhau giữa đột biến và thường biến?
2/ Dặn dò: Học bài theo nội dung SGK. Làm câu 1; 3 vào vở.
 Sưu tầm tranh, ảnh về các đột biến ở vật nuôi, cây trồng.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Thường biến
Đột biến
1/ 	
2/ Không dị truyền
3/ 	
4/ Thường biến có lợi cho SV 
1/ Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST)
2/ 	
3/ Xuất hiện ngẫu nhiên
4/	

File đính kèm:

  • docBai 25 Thuong bien.doc