Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 24: Vệ sinh hô hấp - Năm học 2011-2012

I . Mục tiêu cần đạt:

 1/Kiến thức :

 - Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (gồm khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn)

 - Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

 - Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.

 - Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.

 * GDHN: Giới thiệu về nhà khoa học người Đức Robert Koch và thành tựu trong việc phát hiện và phòng ngừa bệnh lao.

 * GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất thải độc vào trong không khí.

 * GDNL: Cần sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lí, hiệu quả không lãng phí để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí và gây tác hại tới hoa65t động hô hấp của con người.

 2/Kỹ năng :

 - Sử dụng SGK, vận dụng kiến thức vào thực tế

 - Thảo luận nhóm, trình bày trước tập thể

 3/Thái độ:

 - Giáo dục ý thức bảo quản giữ gìn cơ quan hô hấp

 - Ý thức bảo vệ môi trường , bảo vệ cây xanh

 II.Chuẩn bị của GV và HS:

 1/Chuẩn bị của GV :

 - Soạn giáo án, tư liệu tham khảo

 - Đồ dùng dạy học : Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại

 2/Chuẩn bị của H S :

 - Học bài

 - Xem trước bài mới

 III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

 1/ Ổn định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 H: Quá trình thông khí ở phổi thực hiện được nhờ đâu?

 H: Hãy trình bày cơ chế của quá trình TĐK ở phổi và ở TB?

  HS trả lời – GV đánh giá cho điểm.

 3/ Dạy bài mới:

 H: Hãy kể tên những bệnh về hô hấp mà em biết?

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 24: Vệ sinh hô hấp - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12, tiết 24
Ngày sọan : / /2011
Ngày dạy : / /2011
Bài 22 : VỆ SINH HÔ HẤP
I . Mục tiêu cần đạt:
 1/Kiến thức : 
 - Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (gồm khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn)
 - Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
 - Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.
 - Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
 * GDHN: Giới thiệu về nhà khoa học người Đức Robert Koch và thành tựu trong việc phát hiện và phòng ngừa bệnh lao.
 * GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất thải độc vào trong không khí.
 * GDNL: Cần sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lí, hiệu quả không lãng phí để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí và gây tác hại tới hoa65t động hô hấp của con người.
 2/Kỹ năng : 
 - Sử dụng SGK, vận dụng kiến thức vào thực tế
 - Thảo luận nhóm, trình bày trước tập thể
 3/Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức bảo quản giữ gìn cơ quan hô hấp 
 - Ý thức bảo vệ môi trường , bảo vệ cây xanh
 II.Chuẩn bị của GV và HS:
 1/Chuẩn bị của GV : 
 - Soạn giáo án, tư liệu tham khảo
 - Đồ dùng dạy học : Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại
 2/Chuẩn bị của H S : 
 - Học bài
 - Xem trước bài mới
 III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 H: Quá trình thông khí ở phổi thực hiện được nhờ đâu?
 H: Hãy trình bày cơ chế của quá trình TĐK ở phổi và ở TB?
 à HS trả lời – GV đánh giá cho điểm.
 3/ Dạy bài mới:
 H: Hãy kể tên những bệnh về hô hấp mà em biết?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động
Nội dung cần đạt
HĐ1: Xây dựng biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại 
 * Mục tiêu : 
-HS chỉ ra được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp 
- Nêu biện pháp bảo vệ tránh tác nhân gây hại
*Tiến hành : 
- Yêu cầu mỗi HS tự nghiên cứu bảng 22/ 72 (3’)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm à làm BT s/72
- Yêu cầu các nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi
- H: Có những tác nhân nào gây hại đến hệ hô hấp?
- H: Những tác nhân đó gây ra những bệnh gì cho hệ hô hấp?
- GV: tiểu kết	
- H: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân đó?
- GV:Tóm tắt 3 vấn đề lớn sau:
- Bảo vệ môi trường chung
- Bảo vệ môi trường làm việc
- Bảo vệ chính bản thân 
* GDNL: Cần sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lí, hiệu quả không lãng phí để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí và gây tác hại tới hoạt động hô hấp của con người.
- GV: y/c HS đề ra biện pháp
- GV: Liên hệ bệnh cúm AH1N1 hiện 
H:Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường, lớp, và nhà ở?
* GDMT: GV nêu hậu quả của việc chặt phá cây xanh, phá rừng và các chất thải công nghiệp (khí, bụi,) đối với hô hấp Ò giáo dục bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất độc thải vào không khí.
HĐ2: Xây dựng các biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe
*Mục tiêu : 
- HS chỉ ra được lợi ích của việc luyện tập hít thở sâu từ nhỏ 
- Xây dựng cho mình phương pháp luyện tập phù hợp có hiệu quả
*Tiến hành : 
- Yêu cầu HS đọc mục II / 72 SGK
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
 gTrả lời s / 73
- Yêu cầu các nhóm trả lời 
- H: Dung tích sống là gì?
- H: Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
- GV: Giải thích thêm: Vì dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn à dung tích phổi à dung tích lồng ngựcà phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
- Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé à Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng 
- H:Vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
*Giải thích qua các ví dụ sau: 
-VD1: Một người có nhịp thở là 18 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 400 ml không khí.
+ Khí lưu thông: 
 400x 18 = 7200 ml
+ Khí vô ích (khoản chết) :
 150 x 18 = 2700 ml
+ Khí hữu ích vào phế nang:
 7200 - 2700 = 4500 ml
-VD2: Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 600 ml.
+ Khí lưu thông : 600 x 12 = 7200 
+Khí vô ích :150 x 12 = 1800 ml 
+ Khí hữu ích vào phế nang :
 7200 – 1800 = 5400 ml
KL: Khi thở sâu, giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp 
* GDHN: Giới thiệu về nhà khoa học người Đức Robert Koch và thành tựu trong việc phát hiện và phòng ngừa bệnh lao.
I.Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
- HS: tự nghiên cứu thông tin
- Thảo luận nhóm đôi à thống nhất
- HS: trình bày bảng 22 / SGK
- HS: trình bày
- HS: lắng nghe và ghi
- Vài HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung
- Trồng nhiều cây xanh, đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh nơi có bụi
-Nơi ở và nơi làm việc có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi
-Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại, không hút thuốc lá
- HS: kết luận và ghi:
- HS:Trồng cây, không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ bừa bãi, , tuyên truyền giữ vệ sinh chung.
- HS: đọc thông tin SGK
II/Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
- HS: tiến hành thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi SGK
- HS: Trả lời
- HS: Trả lời
- Nghe, nhớ
- HS: hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài.
- HS theo dõi và ghi ví dụ vào tập
I.Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
- Có nhiều tác nhân gây hại cho đường hô hấp: Bụi, Các khí độc hại ( N0x, SOx, CO, nicôtin), các vi sinh  gây nên các bệnh: Lao phổi, viêm phổi, ngộ độc phổi, ưng thư phổi
- Biện pháp:
+ Xây dựng môi trường trong sạch.
+ Không hút thuốc lá.
+ Đeo khẩu trang lao động ở nơi có nhiều bụi.
II/Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra
- Cần luyện tập TDTT phối hợp với tập thở sâu và nhịp thở thường xuyên từ bé, sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Luyện tập TT phải vừa sức, rèn luyện từ từ.
 IV. Củng cố và hướng dẫn tự học ở nhà :
 1/ Củng cố :
H: Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ bản thân mình?
GV: gọi nhiều HS trả lời
 2/ Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài trả lời câu hỏi 1,2,3,4 / 73 SGK.
- Đọc “Em có biết”
- Tìm hiểu về hô hấp nhân tạo

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 8 NLHQHNMT.doc