Giáo án Sinh học Khối 8 - Chương trình học kì II

Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG

 

A. MỤC TIÊU.

- HS nắm được vai trò của vitamin và muối khoáng.

- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần ăn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.

- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.

B. CHUẨN BỊ.

- Tranh ảnh về một nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.

- Tranh trẻ em bị thiếu vitamin D, còi xương, bước cổ do thiếu muối iốt.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- KT câu 1. 2. 3 SGK.

3. Bài mới

 VB: ? Kể tên các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể?

 Vai trò của các chất đó?

 - GV: Vitamin và muối khoáng không tạo năng lượng cho cơ thể, vậy nó có vai trò gì với cơ thể?

 

Hoạt động 1: Vitamin

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu đọc thông tin mục I SGK và hoàn thành bài tập SGK:

- GV nhận xét đưa ra kết quả đúng.

- Yêu cầu HS đọc tiếp thông tin mục I SGK để trả lời câu hỏi:

- Vitamin là gì? nó có vai trò gì đối với cơ thể?

- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số vitamin

- GV lưu ý HS: vitamin D duy nhất được tổng hợp trong cơ thể dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời từ chất egôstêrin có ở da. Mùa hè cơ thể tổng hợp vitamin D dư thừa sẽ tích luỹ ở gan.

- Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để có đủ vitamin

- Lưu ý HS: 2 nhóm vitamin tan trong dầu tan trong nước => cần chế biến thức ăn cho phù hợp. - Cá nhân HS nghiên cứu thông mục I SGK cùng với vốn hiểu biết của mình, hoàn thành bài tập theo nhóm.

- HS trình bày kết quả nhận xét:- kết quả đúng :1,3,5,6

- HS dựa vào kết quả bài tập :

+ Thông tin đẻ trả lời kết luận

- HS nghiên cứu bảng 34.1 để nhận thấy vai trò của một số vitamin.

 

 

 

 

Kết luận:

- Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng rất cần thiết.

 + Vitamin tham gia thành phần cấu trúc của nhiều enzim khác nhau => đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn.

- Có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước.

- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.

 

Hoạt động 2: Muối khoáng

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.2 và trả lời câu hỏi:

- Muối khoáng có vai trò gì với cơ thể?

- Vì sao thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?

- Vì sao nhà nước vận động nhân dân dùng muối iốt?

- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để bảo đảm đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể? - HS dựa vào thông tin SGK + bảng 34.2, thảo luận nhóm và nêu được:

+ Thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương vì cơ thể chỉ hấp thụ Ca khi có mặt vitamin D. Vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hóa Ca và P tạo xương.

+ Sử dụng muối iốt để phòng tránh bướu cổ.

Kết luận:

- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.

- Khẩu phần ăn cần:

+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa và rau quả tươi)

+ Cung cấp muối hoặc nước chấm vừa phải, nên dùng muối iốt.

+ Trẻ em cần tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm.)

+ Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.

 

4. Kiểm tra, đánh giá

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK – Tr 110.

 

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập 3,4.

 - Đọc “Em có biết”.

 

doc83 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Chương trình học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu năng lượng cơ đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân huỷ đến cơ quan bài tiết.
Duyệt ngày ......... tháng ... năm ...
Ngày soạn ....................
Ngày dạy ......................
Tiết 51
Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
A. mục tiêu.
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được thành phần của một cơ quan phân tích. Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.
- Nắm được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.
- Giáo dục HS có ý thức học tập nghiêm túc.
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng to H 49.1; 49.2; 49.3.
- Mô hình cấu tạo mắt.
- Vật mẫu: 1 cầu mắt lợn bổ đôi, 1 cầu mắt lợn bổ ngang.
- Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ của môn vật lí.
C. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?
- Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng?
- Kiểm tra câu 2 SGK.
3. Bài mới
	VB: Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ thể người ta vẫn nói là có 5 giác quan, đó chính là các CQ phân tích của cơ thể. Chúng có cấu tạo và chức năng sinh lí như thế nào? 
Hoạt động 1: Cơ quan phân tích
Mục tiêu: HS nắm được thành phần cấu tạo của 1 cơ quan phân tích và nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Mỗi cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
- Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
- HS tự thu nhận thông tin và trả lời:
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần. 
+ Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
Kết luận: 
- Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).
+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não).
- Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác
Mục tiêu: HS nắm được:
	- Thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác.
	- Cấu tạo cầu mắt và màng lưới.
	- Quá trình thu nhận ảnh ở cơ quan phân tích thị giác.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H 49.1; 49.2 lần lượt từ ngoài vào trong, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
- Nêu vị trí của cầu mắt?
- Hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo cầu mắt SGK.
- GV nhận xét kết quả trên mô hình và hình vẽ, khẳng định đáp án.
- Cho 1 HS trình bày lại cấu tạo cầu mắt và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, quan sát H 49.3 và trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo của màng lưới?
- Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với tế bào thần kinh thị giác ?
- Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
- Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?
- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ và trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
- Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt? 
- HS dựa vào kiến thức mục I để trả lời.
- HS quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ghi nhớ chú thích, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
1- Cơ vận động mắt
2- Màng cứng
3- Màng mạch
4- Màng lưới
5- Tế bào thụ cảm thị giác
- HS dựa vào thông tin, kết hợp với hình vẽ để trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
+ ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh thị giác, ở các vung khác tế bào nón và nhiều tế bào que liên hệ với 1 vài tế bào thần kinh thị giác.
- HS theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ kiến thức.
- 1 vài HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
Kết luận: 
- Cơ quan phân tích thị giác gồm:
	+ Cơ quan thụ cảm. thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)
	+ Dây thần kinh thị giác (dây số II).
	+ Vùng thị giác (ở thùy chẩm).
1. Cấu tạo của cầu mắt
	- Thông tin hoàn chỉnh trong bài tập SGK.
2. Cấu tạo của màng lưới
	- Màng lưới gồm:
	+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
	+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
	+ Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới
	- ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thùy chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật.
	- Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật.
	- Lỗ đồng tử (giữa lòng đen) có tác dụng điều tiết ánh sáng.
4. Kiểm tra- đánh giá
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:
a. Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận trung ương.
b. Các tế bào nón giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
c. Sự phân tích hình ảnh xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm thị giác
d. Khi dọi đèn pin vào mắt đồng tử dãn rộng để nhìn rõ vật.
e. Vùng thị giác ở thùy chẩm.
Câu 2. Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 3 vào vở.
- Đọc mục “Em có biêt”.
- Tìm hiểu các tật, bệnh về mắt.
Ngày soạn ....................
Ngày dạy ......................
Tiết 52
Bài 50: Vệ sinh mắt
A. mục tiêu.
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục.
- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
- Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt.
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK.
- Phiếu học tập (vở Bài tập SH). (Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu.
C. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?
- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?
3. Bài mới
	VB: Yêu cầu HS kể tên các tật, bệnh về mắt ?
Hoạt động 1: Các tật của mắt
Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân và cách khắc phục các tật cận thị, viễn thị, loạn thị....
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thế nào là tật cận thị? Viễn thị?
- Hướng dẫn HS quan sát H 50.1 và đặt câu hỏi:
- Nêu nguyên nhân của tật cận thị?
- GV nhận xét, phân tích về tật cận thị học đường mà HS thường mắc phải.
- Cho HS quan sát H 50.2 và trả lời:
- Nêu cách khắc phục tật cận thị?
- Cho HS quan sát H 50.3 và trả lời câu hỏi:
- Nêu nguyên nhân của tật viễn thị?
- GV nhận xét, phân tích về tật viễn thị.
- GV cho HS quan sát H 50.4 và trả lời:
- Cách khắc phục tật viễn thị?
- Từ các kiến thức trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 50.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
- Do những nguyên nhân nào HS mắc cận thị nhiều?
- Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc tật cận thị?
- 1 vài HS trả lời dựa vào vốn hiểu biết thực tế.
- HS trả lời dựa vào H 50.1.
- HS trả lời dựa vào H 50.2.
- HS trả lời dựa vào H 50.3.
- HS trả lời dựa vào H 50.4.
- HS tự hoàn thiện kiến thức vào bảng 50.2 (kẻ sắn trong vở).
- HS vận dụng hiểu biết của mình, trao đổi nhóm hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: 
Bảng 50: Các tật của mắt – nguyên nhân và cách khắc phục
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính 2 mặt lõm (kính cận).
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hóa (người già) => không phồng được.
- Đeo kính 2 mặt lồi (kính viễn).
Hoạt động 2: Bệnh về mắt
Mục tiêu: HS nắm được các bệnh về mắt, nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cách phòng tránh. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập (vở Bài tập SH).
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày trên bảng phụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV khẳng định đáp án đúng.
- Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt?
- Nêu cách phòng tránh?
- Cho 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS nghiên cứu kĩ thông tin, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung về bệnh đau mắt hột.
- HS kể thêm về 1 số bệnh của mắt.
- HS nêu các cách phòng tránh qua liên hệ thực tế.
Kết luận: 	Đáp án tìm hiểu về bệnh đau mắt hột
1. Nguyên nhân
2. Đường lây
3. Triệu chứng
4. Hậu quả
5. Phòng tránh
- Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra.
- Dùng chung khăn chậu với người bị bệnh, tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
- Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.
- Khi hột vỡ thành sẹo làm lông mi quặp vào trong (lông quặm) " đục màng giác " mù lòa.
- Giữ vệ sinh mắt.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Ngoài ra còn có các bệnh: đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt...
- Phòng tránh các bệnh về mắt:
	+ Giữ sạch sẽ mắt.
	+ Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt.
	+ ăn đủ vitamin A.
	+ Ra đường nên đeo kính.
4. Kiểm tra- đánh giá
	- Nêu các tật của mắt? Nguyên nhân và cách khắc phục?
	- Tại sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng? Không nên nằm đọc sách? Không nên đọc sách khi đang đi tàu xe?
	- Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột? Cách phòng tránh?
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biêt”.
	- Đọc trước bài 51: Cơ quan phân tích thính giác.
Duyệt ngày ......... tháng ... năm ...
Ngày soạn ....................
Ngày dạy ......................
Tiết 53
Bài 49: Cơ quan phân tích thính giác
A. mục tiêu.
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được thành phần của cơ quan phân tích thính giác. 
- Mô tả được các bộ phận của tai vầ cấu tạo của cơ quan Coocti

File đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 8 hoc ki II.doc