Giáo án Sinh học Khối 7 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu của bài học :

- Kiến thức: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển , dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cho ngành giun đất.Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá của giun đất so với giun tròn.

 - Kĩ năng: Rèn luyệ kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm

 - Thỏi Độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

II/ Chuẩn bị :

 - GV : + Tranh phóng to hình 15.1 – 15. 7 SGK

 + Tham khão các tài liệu liên quan đến bài dạy.

 - HS : Xem trước nội dung bài ở nhà.

III/ Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ :

 Ngành giun tròn có đặc điểm gì chung ? Đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng ?

3. Bài mới :

Giới thiệu bài mới : Nêu câu hỏi kích thích tính tìm hiểu của hs :

+ Giun đất sống ở đâu ?

 + Em thấy giun đất vào thời điểm nào trong ngày ?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội Dung

HĐ1: Tìm hiểu về cấu tạo của giun đất:

- Yêu cầu hs đọc thông tin SGK, quan sát hình 15.1, 15.2,15.4, 15.5 để trả lời câu hỏi :

(?) Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với chức năng chui rúc như thế nào ?

 

 

(?) So sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới ban đầu xuất hiện ở giun đất ?

 

 

 

 

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày đáp án.

- Gv giảng giải :

 + Khoang cơ thể chính thức dịch à cơ thể căng.

+ Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhày àda trơn.

+ Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn.

+Hệ thần kinh : tập trung, chuỗi hạch( hạch là nơi tập trung Tb TK)

+ HTH : kín

àRút ra kết kết luận, ghi bảng. - Đọc thông tin GSK, quan sát hình, ghi nhớ kiến thức àtrả lời câu hỏi.

 

+ Cơ thể hình giun, các đốt gần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.

+ HTH : có mạch lưng, mạch bụng, mao quan da, tim đơn giản.

+ H.T.Hoá : phân hóa rõ, có enzim tiêu hoá thức ăn.

+ HTK : tiền hoa 1hơn, tập trung thành chuỗi, có hạch.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến ànhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Ghi nhớ kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ghi vào vở . I. Cấu tạo

 

- Cấu tạo ngoài :

 + Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.

 + Phân đốt, mỗi đốt có vòng cơ. ( chi bên)

 + Chất nhày àda trơn

 + Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

- Cấu tạo trong :

 + Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch.

 + HTH : phân hoá rõ : lỗ miệng-hầu-thực quản-diều, dạ dày cơ-ruột tịt- hậu môn.

 + Hệ tuần hoàn : mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu(tim đơn giản), tuần hoàn kín.

 +HTK : chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 7 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8 Ngày soạn : 01.10.2010
Tiết : 15 Ngày dạy : 
 NGÀNH GIUN ĐỐT
BÀI 15 : GIUN ĐẤT 
I/ Mục tiêu của bài học :
- Kiến thức: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển , dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cho ngành giun đất.Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá của giun đất so với giun tròn. 
 - Kĩ năng: Rèn luyệ kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm
 - Thỏi Độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. 
II/ Chuẩn bị : 
 - GV : + Tranh phóng to hình 15.1 – 15. 7 SGK
 + Tham khão các tài liệu liên quan đến bài dạy. 
 - HS : Xem trước nội dung bài ở nhà. 
III/ Tiến trình lên lớp : 
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ : 
 Ngành giun tròn có đặc điểm gì chung ? Đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng ?
Bài mới : 
Giới thiệu bài mới : Nêu câu hỏi kích thích tính tìm hiểu của hs :
+ Giun đất sống ở đâu ?
 + Em thấy giun đất vào thời điểm nào trong ngày ? 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
HĐ1: Tìm hiểu về cấu tạo của giun đất:
- Yêu cầu hs đọc thông tin SGK, quan sát hình 15.1, 15.2,15.4, 15.5 để trả lời câu hỏi : 
(?) Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với chức năng chui rúc như thế nào ?
(?) So sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới ban đầu xuất hiện ở giun đất ? 
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày đáp án. 
- Gv giảng giải : 
 + Khoang cơ thể chính thức dịch à cơ thể căng. 
+ Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhày àda trơn.
+ Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn. 
+Hệ thần kinh : tập trung, chuỗi hạch( hạch là nơi tập trung Tb TK) 
+ HTH : kín
àRút ra kết kết luận, ghi bảng. 
- Đọc thông tin GSK, quan sát hình, ghi nhớ kiến thức àtrả lời câu hỏi. 
+ Cơ thể hình giun, các đốt gần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất. 
+ HTH : có mạch lưng, mạch bụng, mao quan da, tim đơn giản.
+ H.T.Hoá : phân hóa rõ, có enzim tiêu hoá thức ăn. 
+ HTK : tiền hoa 1hơn, tập trung thành chuỗi, có hạch. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến ànhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Ghi nhớ kiến thức. 
- Ghi vào vở .
I. Cấu tạo 
- Cấu tạo ngoài : 
 + Cơ thể dài, thuôn 2 đầu. 
 + Phân đốt, mỗi đốt có vòng cơ. ( chi bên)
 + Chất nhày àda trơn
 + Có đai sinh dục và lỗ sinh dục. 
- Cấu tạo trong :
 + Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch. 
 + HTH : phân hoá rõ : lỗ miệng-hầu-thực quản-diều, dạ dày cơ-ruột tịt- hậu môn. 
 + Hệ tuần hoàn : mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu(tim đơn giản), tuần hoàn kín. 
 +HTK : chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh. 
HĐ2: Tìm hiểu về cách di chuyển của giun đất:
- Yêu ầu hs quan sát hình 15.3 và hoàn thành bài tập tr.54SGK. 
(?) Tại sao giun đất chun giãn được cơ thể ?
à Giải thích : Do sự điều chỉnh sức ép của dịch khoang chứa trong các phần khác nhau của cơ thể. 
- cá nhân đọc thông tin SGK, quan sát hình àtro đổi nhóm hoàn thành bài tập tr.54SGK. 
- Nêu được : giun đất di chuyển từ trái qua phải
+ Hoạt động cá nhân à trả lời câu hỏi. 
- Nghe và nhớ kiến thức. 
II. Di chuyển 
 Giun đất di chuyển bằng cách : 
 + Cơ thể phình duỗi xen kẽ. 
 + Vòng tơ làm chỗ dựa à kéo cơ thể về một phía. 
HĐ3 : Tìm hiểu dinh dưỡng của giun đất.
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi : 
(?) Quá trình tiêu hoá của giun đất diễn ra như thế nào ? 
(?) Khi trời mưa giun thường chui lên mặt đất vì sao ? 
(?) Khi cuốc phải giun đất th có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì ? tại sao có mảu đỏ ? 
à yêu cầu hs rút ra kết luận. 
- Đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. 
 + Quá trình tiêu hoá : hoạt động của dạ dày vả hoạt động của en zim. 
 + Nước ngập giun đất không hô hấp được. 
 + Chất lỏng màu đỏ là máu do có ôxy. 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhau. 
- Ghi nhớ kiến thức. 
III. Dinh dưỡng. 
- Hô hấp qua da. 
- Thức ăn àlỗ miệng àhầu à diều (chứa thức ăn) àdạ dày ( nghiền nhỏ) àEnzim biến đổi àruột tịt à bã đưa ra ngoài. 
- Dinh dưỡng qua thành ruột vào nmáu. 
HĐ4 : Tìm hiểu sinh sản của giun đất:
- Yêu cầu hs nghiên cứu thông ti sgk, quan sát hình 15.6, trả lời câu hỏi. 
(?) Giun đất sinh sản như thế nào? 
- Gv yêu cầu hs rút ra kết luận. 
(?) Tại sao giun đất lưỡng tính khi sinh sả lại phảI ghép đôi ? 
- Nhận xét, ghi nhớ kiến thức cho hs. 
- Hs tự nghiênc ứu thôn tin, quan sát hình, trả lời câu hỏi. 
+ Miêu tả hiện tượng ghép đôi
+ Tạo kén. 
- Hs rút ra kết luận .
+ Ghép đôi để trao đổi tinh dịch tại các đai sinh dục. 
- Ghi vào vở. 
IV. Sinh sản. 
- Giun lưỡng tính.
- Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại các đai sinh dục. 
- Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng. 
 4. Củng cố : 	
	 - Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK.
 + Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất ?
 + Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến háo hơn so vơí ngành động vật trước?
	5. Hướng dẫn về nhà :
	 - Học bài, trả lời câu hỏi, đọc mục “ Em có biết” 
	 - Xem trước bài 16, chuẩn bị Mỗi nhóm 3 con giun đất 
IV/ Rút kinh nghiệm :
	 - Thầy : .
	 - Trò :
__________________________
Tuần : 8 Ngày soạn : 01.10.2010
Tiết : 16 Ngày dạy : 
BÀI 16 - THỰC HÀNH : MỔ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
I/ Mục tiêu của bài học : 	
- Kiến thức: Hs nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài ( đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong ( một số nội quan)
- Kĩ năng: Rèn luyện thao tác mổ ĐVKXS
- Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần đoàn kết trong giờ thực hành. 
II/ Chuẩn bị : 
 - GV : + Bộ đồ mổ.
 + Tranh câm hinh 16.1 – 16.3 SGK. 
HS : + Học kĩ bài giun đất. 
 + Chuẩn bị 1 – 2 con giun đất. 
III/ Tiến trình lên lớp : 
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ : Nêu hình dạng ngoài và cấu tạo trong của giun đất ? 
 3.Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài mới : Chúng ta tìm hiểu cấu tạo giun đất để củng cố khắc sâu lí thuyết về giun đất. 
 b. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của giun đất qua quan sát:
* Cách xử lí mẫu.
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk và thao tác luôn. 
(?) Trình bày cách xử lý mẫu ? 
- Kiểm tra mẫu thực hành nếu nhóm nào chưa làm được à Gv hướng dẫn thêm. 
* Quan sát cấu tạo ngoài. 
- Yêu cầu các nhóm : 
+ Quan sát các đốt, vòng tơ. 
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng. 
+ Tìm đai sinh dục. 
(?) Làm thế nào để quan sát được vòng tơ ? 
(?) Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng và mặt bụng ? 
(?) Tìm đai sinh dục và lỗ sinh dục dực vào đặc điểm nào ? 
- Yêu cầu hs trao đổi nhóm để làm bài tập trong sgk à goi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh
- Đưa đáp án đúng. 
 H16.1A : 1-lỗ miệng, 2-đai sinh dục, 3-lỗ hậu môn.
 H16.1B : 4-đai sinh dục, 3-lỗ cái, 5-lỗ đực. 
 H16.1C: 2- Vòng tơ quanh đốt. 
- cá nhân đọc thông tin , nhớ kiến thức. 
- các nhóm cử đại diện tiến hành thực hiện thao tác. 
- Các nhóm đặt giun lên khay và tiến hành quan sát bằng kính lúp à thống nhất đáp án hoàn thành yêu cầu của Gv. 
+ Quan sát vòng tơ à kéo giun trên giấy thấy lạo xạo. 
+ Dựa vào màu sắc để xác định : lưng ( sẫm) và mặt bụng của giun đất. 
+ Tìm đai sinh dục : phía đầu, kích thước bằn 3 đốt, hơI thắt lại màu nhạt hơn. 
- Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sát à thống nhất đáp án. 
- Đại diện nhóm lên bảng chữa, nhóm khác bổ sung. 
- Các nhóm theo dõi tự sửa chữa. 
1. Cấu tạo ngoài. 
a. Xử lý mẫu. 
b. Quan sát cấu tạo ngoài. 
- Lỗ miệng, lỗ hậu môn. 
- Đai sinh dục 1 Lỗ sd cái.
 2 lỗ sd đực
- Vòng tơ quanh đốt. 
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo trong:
* Cách mổ giun đất. 
- Yêu cầu : các nhóm quan sát hình 16.2 à đọc thông tin trong sgk tr. 57
 + Thực hành mổ giun đất. 
- Kiểm tra sản phẩm mổ của các nhóm bằng cách :
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp, đúng à trình bày thao tác. 
 + Nhóm mổ chưa đúng trình bày lại. 
(?) Vì sao mổ chưa đúng thường hay nát các nội quan ? 
- Giải thích : Mổ ĐVKXS cần lưu ý : 
 + Mổ mặt lưng nhẹ tay, dùng kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
 + ở giun đất có xoang chứa dịch à liên quan đến việc di chuyển của giun đất. 
* Quan sát cấu tạo trong.
- Gv hướng dẫn hs : 
 + Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan
 + Dựa ào hình 16.3 A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá. 
 + Dựa vào hình 16.3B quan sát bộ phận sinh dục. 
 + gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát HTK màu trắng ở bụng. 
 + Hoàn thành chú thích H.16B,C
- Kiểm tra bằng cách gọi đại diện các nhóm lên bảng chú thích vào hình câm. 
- Cá nhân trong nhóm quan sát hình, đọc kĩ các bước tiến hành. 
+ Cử đại diện mổ thành viên trong nhóm giúp đỡ. 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày. 
- Các nhóm khác theo dõi, góp ý kiến cho nhóm mổ chưa đúng. 
- Nghe và nhớ kiến thức. 
- Các nhóm :
 + Hs thao tác gỡ nội quan
 + Hs khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan. 
+ Ghi chú thích vào hình vẽ 
 H16.3B : 1-miệng, 2-hầu,thực quản, 4-diều, 5-dạ dày, 6-ruột, 7- ruột tịt.
 H16.3C : 8-hạch não, 9-vòng hầu, 10-chuỗi hạch TK bụng. 
2. Cấu tạo trong. 
a. Các mổ : SGK
b. Quan sát cấu tạo trong. 
- Cơ quan tiêu hoá : miệng à hầu àThực quản àdiều àdạ dày àruột à ruột tịt. 
- Cơ quan TK : 2 hạch não, 2 hạch dưới hầu à vòng hầu, chuỗi TK bụng. 
 4. Củng cố : 
 - Gọi 1- 3 nhóm trình bày : 
 + Cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất. 
 + Thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất. 
 - Gv nhận xét giờ thực hành về các mặt : tinh thần, thái độ của các nhóm trong qúa trình thực hành
 - Cho điểm những nhóm thực hành tốt. 
	5. Hướng dẫn về nhà :
	 - Viết bài thu hoạch theo nhóm. 
	 - Xem trước bài 17, kẻ bảng 1 và 2 SGK tr. 60 vào vở. 
 IV/ Rút kinh nghiệm :
	 - Thầy : ....
	 - Trò : .
Duyệt tuần 8
Nhận xét

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc