Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 43+44

 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1.Kiến thức:

-Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh,Kĩ năng làm việc theo nhóm.

3.Thái độ: Yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên : - Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu. Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2 (tr.135, 136 SGK)

 2. Học sinh : Mỗi HS kẻ sẵn bảng 1, 2 vào vở bài tập.

 III. THÔNG TIN BỔ SUNG

- Thông tin bổ sung SGV

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)

3. Dạy bài mới.

* Mở bài : Giáo viên giới thiệu lớp động vật mới. Bài mới

* Các hoạt động :

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 43+44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 - Tiết : 43
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
LỚP CHIM
Bài 41: CHIM BỒ CÂU
 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Kiến thức:
-Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh,Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3.Thái độ: Yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên : - Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu. Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2 (tr.135, 136 SGK)
 2. Học sinh : Mỗi HS kẻ sẵn bảng 1, 2 vào vở bài tập.
 III. THÔNG TIN BỔ SUNG
- Thông tin bổ sung SGV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)
3. Dạy bài mới.
* Mở bài : Giáo viên giới thiệu lớp động vật mới. Bài mới
* Các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đời sống chim bồ câu
Mục tiêu : Hiểu đặc điểm đời sống và trình bày được đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận:
+ Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà?
+ Đặc điểm đời sống của chim bồ câu?
- HS đọc thông tin trong SGK trang 135 -> thảo luận tìm đáp án.
+ Bay giỏi.
+ Thân nhiệt ổn định.
- 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung
- GV cho HS tiếp tục thảo luận:
+ Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
+ So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim.
- HS thảo luận g nêu được ở chim:
+ Thụ tinh trong.
+ Trứng có vỏ đá vôi.
+ Có hiện tượng ấp trứng nuôi con.
- GV chốt lại kiến thức.
+ Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì?
- GV phân tích: Vỏ đá vôi g phôi phát triển an toàn.
Aáp trứng -> phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Mục tiêu : Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu thích nghi với đời sống bay
Cách tiến hành:
a) Cấu tạo ngoài:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 41.1 và 41.2, đọc thông tin ¡ trong SGK trang 136 g nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
- GV gọi HS trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh.
- HS quan sát kĩ hình kết hợp thông tin trong SGK g nêu được các đặc điểm : 
+ Thân, cổ, mỏ.
+ Chi.
+ Lông.
- 1-2 HS phát biểu glớp bổ sung
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 1 (Tr.135) SGK.
- Các nhóm thảo luận g tìm các đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay g điền vào bảng 1.
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng g các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm sửa chữa (nếu cần).
- GV gọi 1 HS lên điền trên bảng phụ.
- GV sửa chữa g chốt lại theo bảng mẫu.
b) Di chuyển:
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 41.3, 41.4 SGK.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng GV gọi 1 HS nhắc lại đặc điểm mỗi kiểu bay.
+ Nhận biết kiểu bay lượn và bay vỗ cánh.
- HS thu nhận thông tin qua hình g nắm được các động tác:
+ Bay lượn
+ Bay vỗ cánh
- Thảo luận nhóm g đánh dấu vào bảng 2.
Đáp án: bay vỗ cánh:1,5; bay lượn: 2,3,4
- GV chốt lại kiến thức.
1.Đời sống chim bồ câu
- Đời sống:chim bồ câu có đời sống bay lượn, làm tổ trên cây. Là động vật hằng nhiệt.
Sinh sản: Thụ tinh trong,trứng có vỏ đá vôi, Có hiện tượng ấp trứng nuôi con bằng sữa diều.
2. Cấu tạo ngoài và di chuyển
a) Cấu tạo ngoài:
Chim bồ câu có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn: thân hình thoi,cổ dài,mình có lông vũ bao phủ,chi trước biến thành cánh,chi sau có 3 ngón truớc 1 ngón sau.
b.Di chuyển :
Chim có 2 kiểu bay:
+Bay vỗ cánh
+Bay lượn
4. Củng cố và đánh giá
1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
2. Nối cột A với các đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp.
Cột A
Cột B
Kiểu bay vỗ cánh
Kiểu bay lượn
- Cánh đập liên tục
- Cánh đập chậm rãi, không liên tục
- Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
- Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc mục” Em có biết?”
V/ RÚT KINH NGHIỆM
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 22 - Tiết : 44
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Bài 43: 	CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1.Kiến thức:
-Nắm được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay.
- Nêu được điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng so sánh
3.Thái độ: Yêu thích môn học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên : Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu. Mô hình bộ não chim bồ câu
 2. Học sinh : Bảng SGK/142
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
- Thông tin bổ sung SGV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
3. Dạy bài mới.
* Mở bài : Giáo viên giới thiệu nội dung bài mới
* Các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng 
Mục tiêu :Nêu được cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng, thấy được sự sai khác với bò sát. Rút ra ý nghĩa thích nghi
Cách tiến hành:
a) Tiêu hóa
- GV cho HS thảo luận:
+ Hệ tiêu hóa của chim hoàn chỉnh hơn bò sát ở những điểm nào?
+ Vì sao chim có tốc độ tiêu hóa cao hơn bò sát?
- HS thảo luận g nêu được:
+ Thực quản có diều.
+ Dạ dày: dạ dày tuyến, dạ dày cơ g tốc độ tiêu hóa cao.
- 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung.
Lưu ý: HS không giải thích được thì GV phải giải thích do có tuyến tiêu hóa lớn, dạ dày cơ nghiền thức ăn, dạ dày tuyến tiết dịch
- GV chốt lại kiến thức đúng
b) Tuần hoàn:
- GV cho HS thảo luận:
+ Tim của chim có gì khác tim bò sát?
+ Ý nghĩa sự khác nhau đó.
- HS đọc thông tin SGK trang 141, quan sát hình 43.1 g nêu điểm khác nhau so với bò sát:
+ Tim 4 ngăn chia 2 nửa.
+ Nửa trái chứa máu đỏ tươi g đi nuôi cơ thể, nửa phải chứa máu đỏ thẫm.
+ Ý nghĩa: Máu nuôi cơ thể giàu ôxi g sự trao đổi chất mạnh.
- GV treo sơ đồ hệ tuần hoàn câm g gọi 1 HS lên xác định các ngăn tim.
+ Gọi 1 HS trình bày sự tuần hoàn máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
- HS lên trình bày trên tranh g lớp nhận xét, bổ sung.
c) Hô hấp
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 43.2 SGK g thảo luận:
+ So sánh hô hấp của chim với bò sát.
+ Vai trò của túi khí.
+ Bề mặt trao đổi khí rộng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống bay lượn của chim? - HS thảo luận g nêu được:
+ Phổi chim có nhiều ống khí thông với hệ thống túi khí.
+ Sự thông khí do g sự co giãn túi khí (khi bay) g sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu).
+ Túi khí: giảm khối lượng riêng, giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức g HS tự rút ra kết luận.
d) Bài tiết và sinh dục:
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim.
+ Những đặc điểm nào thể hiện sự thích nhi với đời sống bay?
- HS đọc thông tin gthảo luận nêu được các đặc điểm thích nghi với đời sống bay:
+ Không có bóng đái g nước tiểu đặc, thải cùng phân.
+ Chim mái chỉ có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án gnhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Thần kinh và giác quan
Mục tiêu : Biết hệ thần kinh phát triển liên quan đến đời sống phức tạp
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình não chim đối chiếu hình 43.4 SGK g nhận biết các bộ phận của não trên mô hình.
+ So sánh bộ não chim với bò sát.
- HS quan sát mô hình, đọc chú thích hình 43.4 SGK g xác định các bộ phận của não
- 1 HS chỉ trên mô hình g lớp nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
1. Các cơ quan dinh dưỡng
- Ống tiêu hóa phân hóa, chuyên hóa,
Tốc độ tiêu hóa cao.
-Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.Máu nuôi cơ thể máu đỏ tươi.
-Hô hấp: Phổi có mạng ống khí. 1 số ống khí thông với túi khí g bề mặt trao đổi khí rộng.
- Bài tiết: Thận sau,có khả năng hấp thụ lại nước,
 Không có bóng đái.
Nước tiểu đặc.
- Sinh dục:
+ Con đực: 1 đôi tin hoàn.
+ Con cái: Buồng trứng trái phát triển.
+ Thụ tinh trong
2. Thần kinh và giác quan
- Bộ não phát triển
+ Não trước lớn
+ Tiểu não có nhiều nếp nhăn
+ Não giữa có 2 thùy thị giác
- Giác quan:
+ Mắt tinh có mí thứ 3 mỏng.
+ Tai: có ống tai ngoài.
4. Củng cố và đánh giá:
- Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Hoàn thành bảng so sánh cấu tạo trong của chim bồ câu so với thằn lằn (theo mẫu tr. 142 SGK).
- Hoàn thành bảng sau :
Các hệ cơ quan
Chim bồ câu
Thằn lằn
Tuần hoàn
Tiêu hóa
Hô hấp
Bài tiết
Sinh dục
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo câu hỏi trong SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh một số đại diện lớp chim
V/ RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 43 44.doc