Giáo án Sinh học 9 - Tuần 1, tiết 2

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li. (nêu hiện tượng và kết quả TN, không giải thích cơ chế di truyền)

- Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức yêu thích môn học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tuần 1, tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 Ngày soạn: 17/08/2014
Tiết 02 Ngày dạy: 22/08/2014
BÀI 2 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Học sinh nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li. (nêu hiện tượng và kết quả TN, không giải thích cơ chế di truyền)
- Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
 - Tranh phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3 SGK.
 - Phấn, thước kẻ.
2. Học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
9A1…………............................................… 9A2…………...............................................…… 
9A3……………........................................… 9A4…………...............................................……
9A5............................................................... 9A6......................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào ?
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy luật gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
 Hoạt Động 1: Thí nghiệm của MenĐen
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS quan sát tranh H 2.1 
- GV giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2, phân tích khái niệm kiểu hình
- Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
- Nhận xét tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2?
- GV nhấn mạnh: sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi. MenĐen gọi tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội, còn tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn
- Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn trong từng phép lai trên?
- GV: từ kết quả trên MenĐen đã rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền.
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
- Ghi nhớ khái niệm.
- Thảo luận nhóm Phân tích bảng số liệu, và nêu được:
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội.
+ F2: 3 : 1 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS xác định tính trang trội, lặn
- HS lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính
2. 3 trội: 1 lặn
- 1, 2 HS đọc.
* Tiểu kết:
a. Thí nghiệm:
- Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng
	F1: Hoa đỏ
	F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
b. Các khái niệm:
- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
c. Kết quả thí nghiệm – Kết luận:
	Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
 Hoạt Động 2: Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV giải thích quan niệm quan niệm của Menđen trên h2.3 
- MenĐen cho rằng, nỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định (gọi là gen)
+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng lặn(hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng cặp nhân tố di truyền là AA, cây hoa trắng thuần chủng cặp nhân tố di truyền là aa.
- Trong quá trình phát sinh giao tử:
+ Cây hoa đỏ thuần chủng cho 1 loại giao tử: A
+ Cây hoa trắng thuần chủng cho 1 loại giao tử là a.
- Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
- GV : Giải thích theo nội dung SGK
- Yêu cầu HS:
+ Quan sát H 2.3 và cho biết: tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử F2?
+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
+ Yêu cầu HS phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử?
- HS quan sát H 2.3, ghi nhớ kiến thức 
- ở F1 nhân tố di truyền A (trội) nên tính trạng A được biểu hiện ra bên ngoài.
- Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được: GF1: 1A: 1a
+ Tỉ lệ hợp tử F2
1AA: 2Aa: 1aa
+ Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình giống AA.
- HS phát biểu.
* Tiểu kết: 
- Menđen đã giả thích kết quả thí nghiệm của mình bằng Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng.
- Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- 1 HS đọc kết luận SGK.
- Trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK.
2. Dặn dò:
- Học bài theo nội dung SGK
- Đọc trước bài 3.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSINH 9 TUAN 01 TIET 02.doc