Giáo án Sinh học 9 - Tiết 5

1. Mục tiêu:

 1.1.Kiến thức :

 - Học sinh nu được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen. Nêu được nội dung quy luật phân li độc lập.

 - Nu được ý nghĩa của định luật phân li độc lập đối với chọn lọc và tiến hoá

 1.2.Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu v vận dụng được nội dung quy luật phân li độc lập để giải quyết bài tập.

 1.3.Thái độ: Giáo dục HS trân trọng những thành quả của Menđen .

2. Trọng tâm: Menden giải thích kết quả thí nghiệm

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG 
 ( Tiếp theo )
Bài: 5- Tiết : 5 
Tuần dạy: 3
Ngày dạy: ………….
1. Mục tiêu: 
 1.1.Kiến thức :	
 - Học sinh nêu được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen. Nêu được nội dung quy luật phân li độc lập.
	 - Nêu được ý nghĩa của định luật phân li độc lập đối với chọn lọc và tiến hoá 
 1.2.Kỹ năng : Rèn kỹû năng phân tích bảng số liệu và vận dụng được nội dung quy luật phân li độc lập để giải quyết bài tập. 
 1.3.Thái độ: Giáo dục HS trân trọng những thành quả của Menđen .
2. Trọng tâm: Menden giải thích kết quả thí nghiệm
3. Chuẩn bị:	
 3.1 GV : Tranh sơ đồ H 5 - Bảng phụ có nội dung Bảng 5 
 3.2 HS : Học bài và đọc bài trước 
4.Tiến trình:
	 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:(1’) KT sĩ số HS .
 4.2.Kiểm tra miệng: (4’)
 Câu 1: Chọn câu trả lời đúng (4đ) : Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có : 
	a. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn 
	b. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
	c. Có 4 kiểu hình khác nhau .
	d. Các biến dị tổ hợp 
 	(. Đáp án b )
 Câu 2: Biến dị tổ hợp là gì ? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? (6đ)
 (Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
 Loại biến dị này xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính .)
	 4.3.Bài mới : (35’)
 Hoạt động của GV -HS 
Nội dung bài học
HĐ1: Vào bài
GV: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào và đã rút ra qui luật gì từ thí nghiệm này, ý nghĩa của qui luật đóù trong thực tiễn trong chọn giống và tiến hóa ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ2: (27’) Tìm hiểu sự giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen .
Mục tiêu: Học sinh nêu được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen. Trình bày nội dung qui luật phân li độc lập.
GV: Do tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng đều là 3:1 Vì vậy Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định. Ông dùng chữ cái kí hiệu như thế nào ?
HS: A: qui định hạt vàng B: qui định hạt trơn
 a: qui định hạt xanh b: qui định hạt nhăn
GV: Yêu cầu HS xác định kiểu di truyền hạt vàng , trơn ; hạt xanh , nhăn .
HS: Vàng, trơn : AABB ; Xanh, nhăn : aabb
GV: Treo sơ đồ H 5 và hướng dẫn HS quan sát 
HS: Phải nắm được kết quả được từ đời P đến F1
GV: Hướng dẫn HS cách viết giao tử F1 ( khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b )
GV: Yêu cầu HS lên điền vào ô trống trên bảng phụ 
HS: Lên bảng thực hiện, HS khác theo dõi nhận xét bổ sung
GV: Tại sao ở F2 lại có 16 hợp tử ?
HS: Do sự kết hợp ngẩu nhiên qua thụ tinh của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái.
GV: Menđen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng qui luật gì?
HS: Bằng qui luật phân li độc lập
GV: Yêu cầu HS trao đổi nhóm điền vào bảng 5
HS: Trao đổi nhóm (3’) . Cử đại điện nhóm phát biểu các nhóm còn lại nhận xét bổ sung 
GV: Chỉnh sửa đi đến đáp án đúng 
HS: Xác định được tỉ lệ mổi kiểu gen ở F2 và tỉ lệ kiểu hình ở F2 
 KH F2
Tỷ lệ
vàng trơn
vàng nhăn
xanh trơn
xanh
nhăn
Tỉ lệ của mổi kiểu gen ở F2
1 AABB
2AABb
4AaBb
2AaBB
9 A- B-
1Aabb
2Aabb
3A-bb
1aaBB
2aaBb
3aaB-
1aabb
1aabb
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
9 vàng trơn
3 vàng nhăn
3 xanh trơn
1 xanh
nhăn
HS: Nêu được tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình: Định luật phân li độc lập là: 9:3:3:1
GV: Từ bảng phân tích trên Menđen đã rút ra qui luật phân li độc lập có nội dung là gì ?
HS: Nghiên cứu SGK nêu được : Các cặp nhân tố di truyền ( cặp gen ) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử 
HĐ3 : (8’) Tìm hiểu ý nghĩa của qui luật phân li độc lập .
 Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá .
GV: Ở F2 xuất hiện loại biến dị tổ hợp nào ? Kiểu gen nào khác P.
HS: Kiểu hình : vàng nhăn ; xanh trơn 
 Kiểu gen :Aabb, Aabb, aaBB, aaBb
GV: Nguyên nhân của biến dị tổ hợp ?
HS: Do sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền .
GV: Qui luật phân li độc lập có ý nghĩa như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK Trả lời. HS khác nhận xét bổ sung. Rút ra kết luận .
GV: Tại sao ở các lồi giao phối biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những lồi sinh sản vơ tính. 
III.Menđen giải thích kết quả thí nghiệm 
Gọi : -A: qui định hạt vàng 
 - a: qui định hạt xanh
 -B: qui định hạt trơn 
 - b: qui định hạt nhăn
P: AABB x aabb
G: AB ab
F1 : AaBb
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF 1 : AB, Ab, aB , ab 
F2 : 
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 -Kiểu gen : 9 A-B-
 3 A-bb
 3 aaB-
 1 aabb
 -Kiểu hình : 9: vàng trơn 
 3 : vàng nhăn
 3 : xanh trơn
 1: xanh nhăn
-Menđen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng qui luật phân li độc lập .
-Nội dung của quy luật là: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. 
IV. Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập 
 Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố: (4’)
 Câu 1 : Nêu nội dung của qui luật phân li độc lập ?
( Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử )
 Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng: Cho phép lai P : AaBb x aabb F1 sẽ thu được mấy loại kiểu hình ( Biết A trội so với a, B trội so với b )
a. 1 loại kiểu hình 
b. 3 loại kiểu hình
c. 4 loại kiểu hình 	 
	(Đáp án : c
Giải thích P : AaBb x aabb 
 GP : AB,Ab,aB,ab ab 
 F1 : AaBb Aabb aaBb aabb)
4.5.Hướng dẫn HS tự học: (1’)
 *.Đối với bài học ở tiết học này:
 - Học bài trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ; SGK.
 - Làm bài tập 4 vào vở bài tập.
 b. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: “ Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại “
 - Kẻ bảng 6.1 và 6.2 vào vở bài tập.
 5.Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTiet 5 Sinh 9.doc