Giáo án Sinh học 9 - Tiết 25: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức.

- Học sinh trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

- Nêu được nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích sơ đồ.

- Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST.

3. Thái độ.

Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học và có niềm tin khoa học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên.

- Tranh phóng to hình 22 SGK.

- Phiếu học tập: Các dạng đột biến cấu trúc NST.

STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến

a

b

c

2. Học sinh: Đọc bài trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

9A1: .

9A2: .

9A3: .

9A4: .

9A5: .

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen?

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài : Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về dạng biến dị di truyền được đầu tiên đó là đột biến gen. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu dạng đột biến liên quan tới cấu trúc của NST.

 Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ?

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 25: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 06/11/2014
Tiết 25 Ngày dạy: 10/11/2014
BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Học sinh trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích sơ đồ.
- Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST.
3. Thái độ.
Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học và có niềm tin khoa học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 
1. Giáo viên.
- Tranh phóng to hình 22 SGK.
- Phiếu học tập: Các dạng đột biến cấu trúc NST.
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
b
c
2. Học sinh: Đọc bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
9A1: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
9A2: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
9A3: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
9A4: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
9A5: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen?
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài : Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về dạng biến dị di truyền được đầu tiên đó là đột biến gen. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu dạng đột biến liên quan tới cấu trúc của NST.
 Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS quan sát h.22 và hoàn thành phiếu học tập.
- Lưu ý HS; đoạn có mũi tên ngắn, màu thẫm dùng để chỉ rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài chỉ quá trình biến đổi.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng, gọi 1 HS lên bảng điền.
- GV nhận xét két quả làm việc nhóm của HS và chốt lại đáp án đúng.
- Quan sát kĩ hình, lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.
- 1 HS lên bảng điền, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Mất đoạn H
Mất đoạn
b
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC
Lặp đoạn
c
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD đảo lại thành DCB
Đảo đoạn
Đột biến cấu trúc NST là gì? gồm những dạng nào?
- GV thông báo: ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn.
- 1 vài HS phát biểu ý kiến.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và tiếp thu kiến thức.
Tiểu kết:
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST 
- Gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
 Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tích chất của đột biến cấu trúc NST.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?
- Tìm hiểu VD 1, 2 trong SGK và cho biết có dạng đột biến nào? có lợi hay có hại?
- Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST?
- GV bổ sung: một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài khác.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK và nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST.
- HS nghiên cứu VD và nêu được VD1: mất đoạn, có hại cho con người
VD2: lặp đoạn, có lợi cho sinh vật.
- HS tự rút ra kết luận.
- Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức.
Tiểu kết:
- Nguyên nhân:
+ Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.
+ Nguyên nhân: do tác nhân lí học, hoá học -> phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn cấu trúc.
- Vai trò:
+ Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật.
VD: mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 gây ung thư máu ở người.
+ Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố.
- GV treo tranh câm các dạng đột biến cấu trúc NST và gọi HS gọi tên và mô tả từng dạng đột biến.
- Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật?
2. Dặn dò.
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc trước bài 23.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
...
..

File đính kèm:

  • docSINH 9TUAN 13TIET 25.doc
Giáo án liên quan