Giáo án Sinh học 9 - Tiết 1 đến 40 - Năm học 2008-2009
I.Mục tiêu:
Qua bài học HS:
- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học, hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen; hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
- HS có kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
Có thái độ tích cửctong bước đầu hình thành học bộ môn Di truyền.
II. Chuẩn bị:
GV: -Tranh phóng to H1.2 SGK
-Chân dung của Menđen.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Giới thiệu: SV duy trì nòi giống qua việc sinh sản. Em có nhận xét gì về đặc điểm của con cái so với bố mẹ? ( có điểm giống và khác với bố mẹ). Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu vấn đề này.
2. Bài mới:
HĐ1. Tìm hiểu I. Di truyền học:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung ở SGK, trả lời câu hỏi:
-Di truyền là gì?
-Em hiểu thế nào là biến dị?
Thực hiện lệnh ở SGK
*Nhấn mạnh: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
Yêu cầu HS lập và điền bảng theo mẫu sau:
Thực hiện theo yêu cầu hướng dẫn của GV.
-Liên hệ bản thân có những đặc điểm giống và khác bố mẹ.
ương đồng. - Mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể. 3/ ADN nhân đôi theo những nguyên tắc: 2đ NTBS: Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại. Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nữa): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới. 4/ Mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và Prôtêin. 3đ * Mối quan hệ giữa gen và ARN. Gen làm khuôn mẫu tổng hợp nên phân tử ARN. Trình tự các Nu trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các Nu trên mach ARN. * Mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin: - Trình tự các Nu trong mạch mARN qui định trình tự các axít amin trong cấu trúc bậc một của Prôtêin. Ngày soạn: 03/11 Ngày dạy: 06/11 CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ Tiết. 22. Bài 21. ĐỘT BIẾN GEN Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người. HS tiếp tục rèn luyện, phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. Giáo dục, bồi dưỡng thế giới quan khoa học. II. Phương pháp: Quan sát, trao đổi nhóm III. Chuẩn bị: GV: Tranh H 21.1, tranh minh họa các đột biến gen có lợi , có hại cho SV và con người. Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen. Đoạn ADN ban đầu (a) - SGK. Có ............. cặp Nu. Trình tự các cặp Nu: Đoạn ADN bị biến đổi: Đoạn ADN Số cặp Nu Điểm khác so với đoạn a Đặt tên dạng biến đổi B C D HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 21. IV.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp: KT sĩ số HS 2. Kiểm tra bài củ (không) 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu: Trong thực tế 1 số SV có con cái được sinh ra không giống với bố mẹ, đó là sự biến dị. Có những biến dị di truyền và những biến dị không di tuyền. Biến dị di truyền có các biến đổi trong NST và ADN.(gọi là đột biến) * Các hoạt động dạy - học: HĐ1. Tìm hiểu I. Đột biến gen là gì? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Yêu cầu HS quan sát H21.1 thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập (1 nhóm 2 HS) - GV kẻ nhanh ND phiếu lên bảng, gọi HS lên hoàn thành. - Giúp HS hoàn chỉnh nội dung theo phiếu học tập. Đoạn ADN ban đầu (a) - Quan sát hình, chú ý trình tự và số cặp Nu. - Thảo luận, thống nhất ý kiến điền vào phiếu học tập. - Đại diện HS lên thực hiện. - Các HS khác theo dõi, bổ sung. - Có 5 cặp Nu Trình tự các cặp Nu: - A – X – T – A – G - - T – G – A – T – X - Đoạn ADN Số cặp Nuclêôtít (Nu) Điểm khác so với đoạn (a) Đặt tên dạng biến đổi b 4 Mất cặp G – X - Mất một cặp Nu c 6 Thêm cặp T – A - Thêm một cặp Nu d 5 Thay cặp A – T bằng G – X - Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác Đột biến gen là gì? Gồm có những dạng nào? HS phát biểu, các HS khác theo dõi bổ sung, rút ra kết luận. Nắm nội dung chính: * Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp Nu. * Các dạng đột biến gen: + Mất + Thêm + Thay thế một hoặc một số cặp Nu. HĐ2 Tìm hiểu II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen - Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK. - Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen? Giúp HS hoàn chỉnh nội dung * Trong điều kiện tự nhiên do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Nêu được: Do ảnh hưởng của môi trường, do con người gây đột biến nhân tạo. - HS phát biểu, các HS khác theo dõi, bổ sung. - Nắm nội dung chính: * Tự nhiên: do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể. * Thực nghiệm: Con người gây ra các đột biến bằng các tác nhân: vật lí, hóa học. HĐ 3 Tìm hiểu III. Vai trò của đột biến gen - Yêu cầu HS quan sát H21.2, 21.3, 21.4. Trả lời câu hỏi: Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người? Đột biến nào có hại cho SV? Cho HS thảo luận: - Tại sao đột biến gen gây biến đổi kểu hình? - Nêu vai trò của đột biến gen? Chốt lại nội dung: VD: Đột biến làm giảm sức sống, đột biến gây chết, đột biến giảm sức sống - Đột biến làm tăng sức sống, tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng khả năng chống chịu với môi trường... - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Trả lời được: + Đột biến có lợi: Cây cứng, nhiều bông ở lúa. + Đột biến có hại: Lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn dị dạng. - HS trao đổi nhớ lại kiến thức đã học, nêu được: Biến đổi ADN ¨ thay đổi trình tự các axít amin ¨ biến đổi kiểu hình. Nắm nội dung chính: - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật. - Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người ¨ có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt. 4. Củng cố: HS đọc phần tóm tắt ở SGK. Sử dụng sơ đồ câm cho HS nhận dạng các dạng đột biến gen. Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vài ví dụ về đột biến gen có lợi cho con người? 5. Dặn dò: HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi ở SGK Làm C2,3 vào vở bài tập. Xem trước nội dung bài 22. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:23 Bài 22. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Mục tiêu: Qua bài học, HS Trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST. Giải thích và nắm được nguyên nhân, nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân sinh vật và con người. Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. Giáo dục, bồi dưỡng thế giới quan khoa học. Phương pháp: - Quan sát, hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị: GV: - Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST Phiếu học tập: Các dạng đột biến cấu trúc NST TT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a b c - HS: Xem trước nội dung bài IV.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp: KT sĩ số HS 2. Kiểm tra bài củ: ( Không ) 3. Dạy bài mới: * Các hoạt động dạy - học: HĐ1. Tìm hiểu I.Đột biến cấu trúc NST là gì? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Giới thiệu qua tranh: NST có thể bị biến đổi cấu trúc ở một số dạng khác nhau. - Yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ để hoàn thành phiếu học tập. - TReo bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập. Gọi một HS lên điền. Giúp HS hoàn chỉnh phiếu: - Quan sát kĩ hình, lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn. - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến - ghi vào phiếu học tập. HS lên bảng hoàn thành phiếu Các HS khác theo dõi, bổ sung. Các dạng đột biến cấu trúc NST. TT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a Gồm các đoạn: ABCDEFGH Mất đoạn H Mất đoạn b Gồm các đoạn: ABCDEFGH Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn c Gồm các đoạn: ABCDEFGH Trình tự đoạn BCD đổi lại thành DCB Đảo đoạn - Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm những dạng nào? Giới thiệu với HS: Ngoài 3 dạng đột biến vừa tìm hiểu còn có dạng đột biến Chuyển đoạn xảy ra giữa hai NST trong quá trình tiếp hợp trao đổi chéo.( GV dùng phấn màu minh họa ND này) HS phát biểu. Các HS khác theo dõi, bổ sung. Nắm nội dung chính: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Các dạng: +Mất đoạn +Lặp đoạn +Đảo đoạn HĐ2 Tìm hiểu II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST - Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK. - Nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST? Hướng dẫn HS tìm hiểu VD 1 và 2 ở SGK Qua hai VD vừa tìm hiểu hãy cho biết tính chất của đột biến cấu trúc NST? Chốt lại nội dung. VD: Đột biến NST gây biến đổi lớn ở kiểu hình: bò 6 chân, lợn 4 mắt, các dị tật ở người (mất sọ não, nhiều ngón chân..) 1/ Nguyên nhân phát sinh: Tự thu nhận thông tin SGK, nêu được các nguyên nhân: vật lí, hóa học phá vỡ cấu trúc NST. Nắm nội dung chính: Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hóa học phá vỡ cấu trúc NST. - Tìm hiểu ví dụ để thấy được: tính chất của đột biến cấu trúc NST 2/ Tính chất của đột biến cấu trúc NST Suy nghĩ trả lời. Nắm nội dung chính: Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật. Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. 4. Củng cố: HS đọc phần tóm tắt SGK. Treo tranh các dạng đột biến cấu trúc NST, gọi HS lên gọi tên và mô tả từng dạng đột biến. Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho bản thân sinh vật? ( Trên NST – các gen được phân bố theo một trật tự xác định, biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi tổ hợp gen, làm biến đổi kiểu gen với kiểu hình ) 5. Dặn dò: HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi ở SGK. Trả lời câu 3 vào vở Bài tập. - Xem trước nội dung bài 23 “ Đột biến số lượng NST ”. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:24 Bài 23. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Mục tiêu: HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST, giải thích được cơ chế hình thành thể (2n+1) và thể (2n-1). Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST. Rèn luyện cho Hs kĩ năng quan sát hình, phát hiện kiến thức, phát triển tư duy phân tích, so sánh. Phương pháp: Quan sát, trao đổi nhóm. III. Chuẩn bị: GV: Tranh phóng to H 23.1, 23.2 SGK HS: Xem trước nội dung bài. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp: KT sĩ số HS 2. Kiểm tra bài củ ( Không ) 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu: NST ngoài những biến đổi về cấu trúc, có những đột biến làm thay đổi số lượng NST. Nếu đột biến xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hiện tượng dị bội thể. Nếu xảy ra với tất cả bộ NST hiện tượng đa bội thể. * Các hoạt động dạy - học: HĐ1. Tìm hiểu I. Hiện tượng dị bội thể. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Giúp HS ôn lại KT củ bằng các câu hỏi: Thế nào là NST tương đồng? Bộ NST lưỡng bội? Bộ NST đơn bội? *Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST có những dạng nào? Thế nào là hiện tượng dị bội thể? Giúp HS hoàn chỉnh nội dung. * Có thể có một số cặp NST thêm hoặc mất 1 NST , tạo ra các dạng khác: 2n-2, 2n+2 Nhớ lại kiến thức - trả lời. ( giống nhau về hình thái, kích thước ) ( 2n: chứa các cặp NST tương đồng ) ( n: bộ NST chứa một NST của mỗi cặp tương đồng ) Thực hiện theo yêu cầu của GV, nêu được: Các dạng: 2n+1, 2n-1 Hiện tượng mất hoặc thêm 1 NST ở một cặp nào đó
File đính kèm:
- Sinh hoc 9t140.doc