Giáo án Sinh học 9 năm học: 2013 - 2014

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.

- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát và tiếp thu được kiến thức từ hình vẽ, rèn kĩ năng làm việc với SGK và hoạt động theo nhóm .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc237 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV chia 4 – 6 em/ nhóm, hướng dẫn HS cách chọn cây mẹ, bông hoa, bao cách và các dụng cụ dùng trong giao phấn.
- HS chú ý nghe và ghi chép.
- Cho HS quan sát H 38 SGK hoặc xem băng đĩa hình về công tác giao phấn ở cây giao phấn và trả lời câu hỏi:
- Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây giao phấn?
- Các nhóm xem băng hình hoặc quan sát tranh, chú ý các thao tác cắt, rắc phấn, bao nilon ... trao đổi nhóm để nêu được các thao tác. Rút ra kết luận.
- Vài HS nêu, nhận xét.
- HS tự thao tác trên mẫu thật.
Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ.
Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ
+ Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị.
+ Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài.
+ Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng.
 Bước 3: Thụ phấn
+ Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
+ Bao nilông ghi ngày tháng.
Hoạt động 2: Báo cáo thu hoạch
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lại các thao tác giao phấn trên mẫu vật thật.
- Phân tích nguyên nhân thành công và chưa thành công từ bài thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá 
- Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch.
- HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
4. Kiểm tra - đánh giá
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Nghiên cứu bài 39.
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/01/2014
Ngày giảng:..../01/2014
TIẾT 41 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG 
VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU.
- Học sinh biết cách sưu tầm tư liệu, biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
- Biết phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh sưu tầm theo yêu cầu SGK trang 114.
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Kẻ bảng 39 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Tiến hành
	GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm cùng tìm hiểu chủ đề: “Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi” hoặc “Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng”
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành tựu giống vật nuôi và cây trồng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV yêu cầu HS:
+ Sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng.
+ Ghi nhận xét vào bảng 39.1; 39.2.
- GV giúp HS hoàn hiện công việc.
- Các nhóm thực hiện:
+ 1 số HS dán tranh vào giấy khổ to theo chủ đề sao cho logic.
+ 1 số HS chuẩn bị nội dung bảng 39.
 Hoạt động 2: Báo cáo thu hoạch
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả nhóm.
- GV bổ sung kiến thức vào bảng 39.1 và 39.2.
- Mỗi nhóm báo cáo cần:
+ Treo tranh của mỗi nhóm.
+ Cử 1 đại diện thuyết minh.
+ Yêu cầu nội dung phù hợp với tranh dán.
- Các nhóm theo dõi và có thể đưa câu hỏi để nhóm trình bày trả lời, nếu không trả lời được thì nhóm khác có thể trả lời thay.
Bảng 39.1: Các tính trạng nổi bật và hướng dẫn sử dụng của một số vật nuôi
STT
Tên giống
Hướng dẫn sử dụng
Tính trạng nổi bật
1
Giống bò:
- Bò sữa Hà Lan
- Bò Sind
- Lấy sữa
- Có khả năng chịu nóng.
- Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao.
2
Các giống lợn
- Lợn ỉ Móng Cái
- Lợn Bơcsai
- Lấy con giống
- Lấy thịt
- Phát dục sớm, đẻ nhiều con.
- Nhiều nạc, tăng trọng nhanh.
3
Các giống ga
- Gà Rôtri
- Gà Tam Hoàng
- Lấy thịt và trứng
- Tăng trong nhanh, đẻ nhiều trứng.
4
Các giống vịt
- Vịt cỏ, vịt bầu
- Vịt kali cambet
- Lấy thịt và trứng
- Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh, đẻ nhiều trứng.
5
Các giống cá
- Rô phi đơn tính
- Chép lai
- Cá chim trắng
- Lấy thịt
- Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh.
Bảng 39.2 - Tính trạng nổi bật của giống cây trồng
STT
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Giống lúa:
- CR 203
- CM 2
- BIR 352
- Ngắn ngày, năng suất cao
- Chống chịu đựoc rầy nâu.
- Không cảm quang
2
Giống ngô
- Ngô lai LNV 4
- Ngô lai LVN 20
- Khả năng thích ứng rộng
- Chống đổ tốt
- Năng suất từ 8- 12 tấn/ha
3
Giống cà chua:
- Cà chua Hồng Lan
- Cà chua P 375
- Thích hợp với vùng thâm canh
- Năng suất cao
4. Kiểm tra - đánh giá
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.
- Đánh giá điểm những nhóm làm tốt.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Nghiên cứu bài mới: Bài môi trường và các nhân tố sinh thái.
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/01/2013
Ngày giảng:..../01/2013
PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
TIẾT 42 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy và khái quát hóa
3. Thái độ: Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường xanh, sạch và giảm khí nhà kính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to hình 41.2; 41.2 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (Thu bài thu hoạch)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Môi trường sống của sinh vật
Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tịn ở SGK vừa kênh chữ vừa kênh hình .
- Học sinh nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
 + Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường ? 
- Cá nhân hoàn thành bảng 41 SGK
- Giáo viên giải thích các loại môi trường và chữa phần bài tập.
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường nước 
+ Môi trường trong đất 
+ Môi trường trên mặt đất và không khí .
+ Môi trường sinh vật.
Hoạt động 2: Các nhân tố sinh thái của môi trường
Mục tiêu: Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin và tìm hiểu khái niệm.
+ Nhân tố sinh thái là gì ? 
+ Nêu các nhóm nhân tố sinh thái?
- Thế nào là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh ?
- Giáo viên giải thích các nhân tố sinh thái 
- Học sinh làm bài tập theo nội dung bảng 41.2
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 41.2 trang 119.
- Giáo viên chữa bài tập
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về nhân tố sinh thái.
- Vì sao nhân tố con người được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần s SGK trang 120.
- Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào? (Trong 1 ngày ánh sáng tăng dần về buổi trưa, giảm về chiều tối)
- Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau? (Mùa hè dài ngày hơn mùa đông)
- Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào? (Mùa hè nhiệt độ cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ thấp, mùa xuân ấm áp)
- Yêu cầu:
- Nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái?
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh: 
 ­ Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,...
 ­ Nhân tố con người: 
Hoạt động 3: Giới hạn sinh thái
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV sử dụng H 41.2 và đặt câu hỏi:
- Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào?
- Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất?
- Tại sao trên 5oC và dưới 42oC thì cá rô phi sẽ chết? (Vì quá giới hạn chịu đựng của cá)
- GV rút ra kết luận: từ 5oC - 42oC là giới hạn sinh thái của cá rô phi. 5oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên. 30oC là điểm cực thuận.
- Giới hạn sinh thái là gì?
- Nhận xét về giới hạn sinh thái của mỗi loài sinh vật?
- Cá rô phi và cá chép loài nào có giới hạn sinh thái rộng hơn? Loài nào có vùng phân bố rộng?
- GV cho HS liên hệ:
- Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái trong sản xuất nông nghiệp nên cần gieo trồng đúng thời vụ, khi khoanh vùng nông, lâm, ngư nghiệp cần xác điều kiện đất đai, khí hậu tại vùng đó có phù hợp với giới hạn sinh thái của giống cây trồng vật nuôi đó không?
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
- Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi.
4. Củng cố
- Môi trường là gì? Phân biệt nhân tố sinh thái?
- Thế nào là g

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 9.doc