Giáo án Sinh học 9 học kỳ II - Nguyễn Văn Tươi

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :

- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.

- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh.

- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích, thu nhận kiến thức từ các hình vẽ, kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.

- Có thái độ bảo vệ môi trường sống của sinh vật

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung Bảng 41.1 SGK

- Tranh giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở VN

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

 2. Tìm hiểu bài mới:

 * ĐVĐ nhận thức: Sinh vật sống trong một môi trường nhất định và chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các yếu tố của môi trường. Vậy môi trường là gì? Các yếu tố nào của môi trường thường xuyến tác động đến đời sống SV?

 

doc58 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 học kỳ II - Nguyễn Văn Tươi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp.
+ Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên ?
+ Hoạt động của con người để cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy: Sáng Thứ Ba, ngày 30/03/2010 (Tiết 4: 9A6)
 Sáng Thứ Bảy, ngày 03/04/2010 (Tiết 1: 9A4; Tiết 3: 9A5)
Chương III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Tiết: 57 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Chỉ ra được hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào.
- Từ đó ý thức được trách nhiệm cần phải bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ mai sau.
- Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học : Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường 
Tranh phóng to hình 53.1 - 53.3/SGK.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 53.1 SGK/159.
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Các hoạt động sống của con người có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống.
Hoạt động 1:
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG
QUA CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
* Mục tiêu: HS chỉ ra tác động 2 mặt có lợi và có hại của con người qua các thời kỳ phát triển của xã hội.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội:
(Bài ghi giống bảng BT)
- Yêu cầu HS thảo luận, xác định các tác động tích cực và tiêu cực của con người qua các thời kì phát triển của xã hội.
- Gọi các nhóm lên bảng trình bày
- Dựa vào SGK và kinh nghiệm sống của bản thân, tiến hành thảo luận hoàn thành BT
- Cử đại diện trình bày.
Thời kỳ
Lợi ích
Tác hại
Thời kỳ nguyên thủy
Dùng lửa, gây cháy rừng
Xã hội nông nghiệp
- Tích lũy giống vật nuôi, cây trồng
- Hạn chế săn bắt, hái lượm
- Hình thành HST nông nghiệp
- Phá rừng làm nương rẫy
- Khô cằn tầng đất mặt
- Phá rừng, → khu dân cư, khu CN
Xã hội công nghiệp
- Sản xuất phân bón, thuốc chữa bệnh, thuốc BVTV, ...
- Lai tạo nhiều giống quý
- Khai khoáng làm mất S rừng
- Đô thị hóa, mất đất rừng và đất SX
- Máy móc→ô nhiễm môi trường
Hoạt động 2:
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI TỰ NHIÊN
* Mục tiêu: HS chỉ ra được hoạt động của con người gây hậu quả cho môi trường.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường:
Trong các hoạt động của con người, tác động lớn nhất tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây thoái hóa đất, xói mòn, hạn hán, ..... và mất cân bằng sinh thái.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để thực hiện s SGK.
- Gọi đại diện HS trình bày kết quả " HS khác bổ sung.
- GV thông báo đáp án đúng và tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng.
* Liên hệ : Em hãy cho biết tác hại của việc chặt phá rừng và đốt rừng trong những năm gần đây ?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm " thống nhất ý kiến trong nhóm.
- Đại diện lên bảng ghi kết quả vào bảng 53.1 SGK " các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng : Gây xói mòn đất, lũ lụt (nhất là lũ quét gây nguy hiểm tới tính mạng tài sản con người và ô nhiễm), làm giảm lượng nước ngầm, giảm lượng mưa, khí hậu thay đổi, giảm đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.
Hoạt động 3: 
VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO 
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
* Mục tiêu : HS chỉ ra các hoạt động tích cực của con người trong việc cải tạo môi trường tự nhiên.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:
Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình. Những biện pháp chính là........
- Có những biện pháp nào để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
- Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của từng biện pháp
- Là HS, các em cần làm gì để cải tạo và bảo vệ môi trường sống?
- Dựa vào SGK, nêu và giải thích ý nghĩa của các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp trên.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện.
 3. Tổng kết bài: 
Cho HS trả lời câu hỏi 1 SGK.
Chọn câu đúng trong các câu sau : Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là gì ?
Hạn chế sự tăng nhanh dân số.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Tăng cường trồng rừng ở tất cả các quốc gia.
Bảo vệ các loài sinh vật.
Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
Tạo các loại vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.
Đáp án : tất cả các câu trên đều đúng.
 4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
Chuẩn bị cho bài mới : Ô nhiễm môi trường. (Phân tích các tác nhân gây ô nhiễm)
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy: Sáng Thứ Tư, ngày 31/03/2010 (Tiết 1: 9A6)
 Sáng Thứ Ba, ngày 06/04/2010 (Tiết 2: 9A4; Tiết 5: 9A5)
Tiết: 58 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, phát hiện kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh hình 54.1 " 54.6 SGK
- Tranh ảnh sưu tầm trên sách báo.
- Tài liệu về ô nhiễm môi trường.
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
HS dự kiến kiểm tra
Nêu các tác động của con người gây suy thoái môi trường ?
Đạt, Hảo(9A4); Chinh, Hần(9A5)
Hông Tâm, Nhựt Tâm(9A6)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Vấn đề Ô nhiễm môi trường là một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân? Hậu quả?
Hoạt động 1:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
* Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là môi trường bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi " gây hại cho người và sinh vật.
- GV đặt câu hỏi :
+ Em hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường bị ô nhiễm ?
- GV quan sát và hướng dẫn các nhóm thảo luận.
* Liên hệ : Làng ung thư Thạch Sơn, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ từ năm 1991 đến nay có 106 người chết vì ung thư do các chất thải từ nhà máy Super phốtphát Lâm Thao, lò gạch và nhà máy giấy Bãi Bằng
- HS nghiên cứu SGK, kết hợp hiểu biết thực tế.
- Thảo luận nhóm. 
* Yêu cầu nêu được :
+ Môi trường bị bẩn.
+ Các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi " gây hại cho người và sinh vật.
- Nguyên nhân : 
+ Do hoạt động của con người.
+ Do hoạt động của tự nhiên.
- Đại diện các nhóm trình bày " nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2:
CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM
 * Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại do các tác nhân gây ra, từ đó biết cách tránh ô nhiễm môi trường.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Các tác nhân gây ONMT:
1. Ô nhiễm khí thải : Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, sinh hoạt là CO2 , SO2 ... gây ô nhiễm không khí.
2. Ô nhiễm do hóa chất BVTV và chất độc hóa học:
Các loại thuốc BVTV và chất độc hóa học tích tụ trong đất, nước, và cơ thể sinh vật sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
3. Ô nhiễm do chất phóng xạ: Gây đột biến ở người và sinh vật " bệnh di truyền, bệnh ung thư.
4. Ô nhiễm chất thải rắn: 
Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm : Đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông, kim tiêm y tế, vôi, gạch vụn ...gây onmt.
5. Ô nhiễm do SV gây bệnh
Các SV gây bệnh có ngườn gốc từ chất thải không được xử lý sẽ xâm nhập và gây bệnh cho người và vật nuôi.
1. Ô nhiễm do các chất khí thải 
- GV yêu cầu học sinh kể tên các loại khí thải gây độc
* Liên hệ : Ở nơi gia đình em sinh sống có hoạt động đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không khí không ? Em sẽ làm gì trước tình hình đó ?
" Bếp đun cần phải thoáng.
2. Ô nhiễm do hóa chất BVTV và chất độc hóa học :
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 54.2, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi :
+ Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở môi trường nào ? 
+ Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó.
* Liên hệ : Nạn nhân chất độc màu da cam.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 54.3 và 54.4 đọc SGK trả lưòi câu hỏi :
+ Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm chất phóng xạ là gì ?
+ Tác hại của ô nhiễm phóng xạ?
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn :
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.2 SGK.
- Gọi 1 HS đọc tên chất thải, 1 HS đọc mục hoạt động gây ra chất thải.
- GV nhận xét bổ sung, hoàn thiện bảng 
5. Ô nhiễm do SV gây bệnh:
+ Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị.
+ Nêu biện pháp phòng tránh.
* Liên hệ : Giáo dục HS bảo vệ môi trường, vệ sinh ăn uống...
- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi
 + Khí thải: CO, CO2, NO2, SO2, bụi ...
 - HS quan sát tranh kết hợp hiểu biết thực tế, thảo luận nhóm, hoàn thành BT
- Em sẽ tuyên truyền vận động gia đình, nhân dân nơi cư trú hiểu và có biện pháp giảm ô nhiễm
- HS quan sát hình 54.2 SGK thảo luận nhóm .
- Đại diện lên bảng chỉ vào tranh vẽ trình bày " các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông SGK, quan sát tranh hình 54.3 - 54.4 SGK, thảo luận nhóm.
Yêu cầu nêu được :
+ Vũ khí hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử...
+ Phóng xạ vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn.
+ Gây bệnh ung thư bệnh di truyền.
- HS nguyên cứu SGK, thực hiện lệnh s SGK/164.
- 1-2 HS lên thực hiện yêu cầu của GV " HS khác bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận
- HS nghiên cứu SGK kết hợp quan sát hình 54.5 - 54.6 SGK.
* Yêu cầu nêu được :
+ Các bệnh đường tiêu hóa do ăn uống mất vệ sinh
+ Bệnh sốt rét do thói quen ngủ không nằm màn.
 3. Tổng kết bài: 
- Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường ? Con người và các sinh vật

File đính kèm:

  • docsinh 9.doc