Giáo án Sinh học 9 - Học kỳ II

I.Mục tiêu

-Thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.

-Củng cố kiến thức lí thuyết về lai giống.

II.Phương tiện dạy học

 -Tranh phóng to hình 38 SGK

 -Lúa (nhóm 1 bụi , 8 – 10 bông lúa)

 -Kéo, bao cách li, nhãn, phanh gấp 1 bộ/1 nhóm

III. Tiến trình thực hành

 1.Ổn định lớp (1’)

 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2’)

 3.Vào bài (Bài này dạy 2 tiết, tiết 1 nghiên cứu SGK và tranh mô phỏng; tiết 2 thực hành trên mẫu vật thật)

 

doc58 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều tra khu vực chợ.
Lưu ý: Cần xác định được các thành phần của hệ sinh thái nơi điều tra (yếu tố vô sinh, hữu sinh) và mối quan hệ giữa môi trường với con người.
▲Hướng dẫn HS đến môi trường mà con người đã tác động, làm biến đổi.
-Yêu cầu HS điều tra sự tác động của con người tới môi trường.
-Cho HS Hoàn thành bảng 56.3 
∆Chia nhóm điều tra theo hướng dẫn của GV.
 Quan sát, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 56.1, 56.2. 
∆ Quan sát, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 56.3.
Các bước thực hiện:
 +Điểu tra thành phần của các hệ sinh thái trong khu vực thực hành.
 +Điểu tra tình hình mơi trường trước khi có tác động mạnh của con người.
 +Phân tích hiện trạng của môi trường và phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới.
I.Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường
 Bảng 56.1, 56.2 SGK.
II.Điều tra tác động của con người tới môi trường
 Bảng 56.3 SGK.
4.HD HS Viết thu hoạch theo gợi ý trong SGK.
5.Dặn dò: Xem trước bài 58.
Tuần: …….	Ngày soạn: ………………
Tiết ……..	Ngày dạy: ………………..
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 58. SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I/ Mục tiêu: 
-Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu).
-Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng.
II/ Phương tiện:
Bảng 58.1 - 58.3 SGK.
 Hình 58.1, 58.2 SGK
III/ Nội dung:
1.Ổn định tổ chức (1’) 
2.Kiểm tra bài cũ: sữa bài thu hoạch
3.Bài mới:
GV
HS
ND bài
▲Yêu cầu HS đọc thông tin mục I. SGK
 -Hướng dẫn HS phân biệt được các dạng tài nguyên thiên nhiên.
 -Hoàn thành bảng 58.1
 Kết quả bảng 58.1: 
 1 b, c, g
 2 a, e, i
 3 d, h, k, l
 -Trả lời các câu hỏi lệnh:
 +Hãy nêu những nguồn tài nguyên không tái sinh ở nước ta.
 +Rừng là nguồn tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao?
 +Hãy giải thích vì sao trên những vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể chống xói mòn?
▲Yêu cầu HS đọc thông tin mục II. SGK
 -Hoàn thnh bảng 58.2 và 58.3
 -Trả lời các câu hỏi lệnh:
 +Thiếu nước uống sẽ có tác hại gì?
 + Nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
 +Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên nước không? Vì sao?
 +Hậu quả của việc chặt phá rừng và đốt cháy rừng là gì?
 +Hãy kể tên một số khu rừng quốc gia nổi tiếng hiện nay đang được nhà nước bảo vệ.
∆ Đọc và xử lí thông tin mục I. SGK.
 -Theo dõi sự hướng dẫn của GV.
 -Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 58.1
 +Than đá, dầu lửa, khoáng sản...
 +Rừng là tài nguyên tái sinh vì: Nếu biết cách khai thác hợp lí thì nó có thể phục hồi.
 +Vì nước chảy trên mặt đất luôn va vào các gốc cây và thảm thực vật nên nước chảy chậm làm giảm tốc độ xói mòn đất. 
∆ Cần nêu được:
 + Khó hòa tan các chất, việc lưu thông máu khó dẫn đến cơ thể bị suy nhược...
 + Phát sinh nhiều bệnh tật.
 + Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên nước vì: rừng tạo điều kiện cho tuần hoàn nước trên trái đất, tăng lượng nước ngầm, và nước bốc hơi.
+ Hậu quả của việc chặt phá rừng và đốt cháy rừng là làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất, ảnh hưởng đến khí hậu, mất nguồn gen sinh vật...
+ Cúc phương, Ba vì, Tam đảo, Ba bể, Phong nha, Cát bà, Bạch mã, Bến En, Cát tiên, Yooc Don, Côn Đảo, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Rừng ngập mặn đất mũi Cà Mau... 
I.Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
 -Tài nguyên không tái sinh (khí đốt, than đá, dầu lửa…) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
 -Tài nguyên tái sinh (sinh vật, đất, nước…) là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phục hồi hoặc phát triển.
 -Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng, năng lượng thủy triều…) được nghiên cứu sử dụng ngày càng nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
II.Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
 Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác. 
Bảng 58.2: Thực vật đóng vai trị quan trọng bảo vệ đất
Tình trạng của đất
Có thực vật bao phủ
Không có thực vật bao phủ
Đất bị khô hạn
 X
Đất bị xói mòn
 X
Độ màu mỡ
 X 
Bảng 58.3: Nguyên nhân gây ô nhiễm và cách khắc phục
Nguồn nước
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Các sông, cống nước thải ở thành phố
Do dòng chảy bị tắc và xả rác bẩn xuống sông
Khơi thông cống rảnh
Không đổ rác thải xuống sông
Rừng bị thu hẹp 
Cháy rừng, chặt phá rừng 
Trồng cây gây rừng
Nước chứa nhiều vi trùng 
Thải các chất cặn bả
Giữ sạch nguồn nước
4.Củng cố:
- Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 59.
Tuần: …….	Ngày soạn: ………………
Tiết ……..	Ngày dạy: ………………..
BÀI 59. KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I/ Mục tiêu 
-Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học.
II/ Phương tiện
Bảng 59 SGK, Hình 59 SGK.
III/ Nội dung
1.Ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: sử dụng câu hỏi cuối bài 58. 
3.Bài mới:
GV
HS
ND bài
▲Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, hỏi: 
 Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
 Lưu ý: Việc bảo vệ các loài là cơ sở để duy trì và cân bằng sinh thái.
▲Cho HS QS hình 59, liên hệ thực tế:
 -Nêu các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật.
 -Lấy các ví dụ minh họa về bảo vệ tài nguyên sinh vật.
▲Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 59.SGK. 
▲ Thảo luận nhóm: Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi nguời cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên.
∆ Đọc và xữ lí thông tin, trả lời câu hỏi:
 Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. 
∆Dựa vào hình 59 và liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.
-Chú dẫn trong hình 59.SGK.
+ Các tỉnh miền núi hiện nay đều có chủ trương bảo vệ rừng già đầu nguồn.
+ Nước ta có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn: cúc phương, ba vì...
+ Nhiều địa phương đều có phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Hiện nay cấm săn bắn nhiều loài động vật quí hiếm.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quí.
∆Hoàn thành bảng 59 SGK.
∆Thảo luận và nêu được những công việc thực tế mà HS có thể làm thông qua các hoạt động trong nhà trường và ở địa phương.
I.Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
 Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. 
II.Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
1.Bảo vệ tài nguyên sinh vật
 Các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật;
 +Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
 +Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
 +Trồng cây gây rừng.
 +Cấm săn bắt động vật hoang dã, cấm khai thác quá mức các loài sinh vật.
 +Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen quí.
2.Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
 Bảng 59.SGK.
III. Vai trò của mỗi HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Bảng 59: Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa:
Các biện pháp
Hiệu quả
-Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất
Hạn chế xói mòn đất, hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, tăng độ đa dạng sinh học, cải tạo không khí
-Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí
- Góp phần điều hòa lượng nước, mở rộng diện tích đất trồng trọt, tăng năng suất cây trồng, hạn chế lũ lụt hạn hán 
-Biện pháp bón phân hợp lí và hợp vệ sinh
- Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh vùng đất trống bỏ hoang hóa
- Thay đổi các cây trồng hợp lí
- Làm cho đất không bị cạn kiệt dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng
- Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao
- Đem lại lợi ích kinh tế 
4.Củng cố:
-Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
5.Dặn dò:
 	-Học bài theo câu hỏi SGK.
	-Xem trước bài 60.
Tuần: …….	Ngày soạn: ………………
Tiết ……..	Ngày dạy: ………………..
BÀI 60. BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
I.Mục tiêu
-Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường
-Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
-Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này.
II . Chuẩn bị
 - Bảng 60.1-60.4 SGK.
III.Nội dung
 1 .Ổn định tổ chức (1’)
 2 .Kiểm tra bài cũ
 -Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
 -Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
 3 . Bài mới :
GV
HS
Nội dung
▲Cho HS nghiên cứu SGK để nêu lên được các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái đất.
▲Cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện lệnh ‚ SGK.
 -Vai trò của rừng trong việc chống xói mòn.
 -Hoàn thành bảng 60.2
Bổ sung: Rừng, nhất là rừng mưa nhiệt đới là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái đất.
▲Yêu cầu HS tìm hiểu mục III SGK và dựa vo hiểu biết, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 60.3 SGK.
▲Cho HS đọc mục IV SGK, nêu lên được các hệ sinh thái nông nghiệp (ở nước ta) và các loài cây trồng chủ yếu trên các vùng đó.
Nhấn mạnh: Sự đa dạng về các hệ sinh thái nông nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước. Do vậy , cần phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.
∆ Nghiên cứu SGK, nêu lên được các hệ sinh thái chủ yếu trên

File đính kèm:

  • docSinh 9 HKII.doc