Giáo án Sinh học 9 - Học kỳ I

I/ Mục tiêu:

-Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.

-Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học.

-Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.

II/ Phương tiện dạy học:

 GV : Tranh hình 1 SGK.

III/ Tiến trình dạy học:

 1/ Ổn định tổ chức. (1’)

 2/ Giới thiệu sơ lược chương. (2’)

 3/Giảng bài mới :

 

doc64 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương tiện dạy học:
	Hình 18 SGK. 
III/ Tiến trình dạy học:
	1/ Ổn định tổ chức
	2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu hỏi 1,2,3,4 SGK
	Chữa bài tập cho về nhà.
	3/ Giảng bài mới :
GV
HS
Nội dung bài
▲ Đặt câu hỏi cho HS: Hãy cho biết thành phần cấu tạo của phân tử prôtêin. 
▲ Giới thiệu công thức tổng quát a.a và tên một số loại axit amin cho HS: 20 loại: valin, lơxin, prôlin, mêtiônin...
▲Y/C HS thực hiện lệnh SGK
 - Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù?
 -Đặc điểm cấu trúc nào của P đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của nó?
 -Tính đặc trưng của P được thể hiện qua cấu trúc không gian như thế nào ?
 ▲ Cho HS đọc thông tin mục II.SGK. Rút ra các chức năng chính của prôtêin, cho VD.
∆ Đọc ND SGK, trả lời câu hỏi.
∆ Lắng nghe giới thiệu của GV.
∆ NC SGK, trả lời câu hỏi.
∆ Đọc thông tin SGK. Rút ra các chức năng chính của prôtêin, cho VD (có thể cho thêm các VD khác).
I.Cấu trúc của Prôtêin: 
 -Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm chủ yếu là 4 nguyên tố C,H,O, N và một số nguyên tố khác. Prôtêin là đại phân tử, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân mà mỗi đơn phân là các a.a.
 -Tính đặc thù và đa dạng và đặc trưng của prôtêin được quy định bởi số luợng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại aa và phụ thuộc vào các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin.
 Cấu trúc bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1 chuỗi pôlipeptit mạch thẳng.
 Cấu trúc bậc 2: Chuỗi pôli peptit co xoắn lại (xoắn lò xo) và bện lại kiểu dây thừng nên chịu lực khỏe hơn.
 Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôli peptit cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian 3 chiều đặc trưng.
 Cấu trúc bậc 4: Hai hay nhiều chuỗi pôli peptit liên kết nhau tạo thành.
II.Chức năng của Prôtêin:
 +Chức năng cấu trúc: thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng sinh chất...
 +Chức năng xúc tác: Là thành phần chủ yếu của các enzim xúc tác các phản ứng sinh hoá nhằm thực hiện TĐC trong tế bào.
 +Chức năng điều hòa: Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hoocmôn, có vai trò điều hoà các quá trình TĐC trong tế bào và trong cơ thể.
 +Prôtêin kháng thể: có chức năng bảo vệ cơ thể. 
 +Dự trữ năng luợng: prôtêin có thể được chuyển hoá thành glucôzơ để cung cấp NL khi cần.
 +Prôtêin thụ thể: trên bề mặt tế bào, thu nhân thông tin cho tế bào.
 Ngoài ra còn có prôtêin vận chuyển, prôtêin bảo vệ,…
4/ Củng cố: (5’)
	+Y/C HS trả lời câu hỏi và bài tập 1, 2,3,4, SGK
+Trả lời câu hỏi:? Giải thích vì sao trâu, bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu lại kác thịt bò? (AND khác nhau ® qui định cấu trúc và chức năng của prôtêin khác nhau).
	+Thế nào là liên kết peptit, chuỗi pôlipeptit 
5/ Dặn dò: (2’)
	Học bài theo câu hỏi SGK.
Xem trước bài 19.
Tuần: 10 	Ngày soạn : …………..
Tiết : 19	Ngày dạy : …………..
Bài 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
I/ Mục tiêu :
Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen ® ARN ® Prôtein ® Tính trạng.
II/ Phương tiện dạy học :
	Hình 19.1; 19.2;19.3 SGK; mô hình 19.1 
III/ Tiến trình dạy học:
	1/ Ổn định tổ chức
	2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu hỏi 1,2,HS 1,3 HS 3 câu 4,5 SGK
	Chữa bài tập cho về nhà.
	3/ Giảng bài mới :
GV
HS
Nội dung bài
▲ Cho HS Q/S mô hình 19.1 và đọc thông tin SGK, hỏi:
-ADN có chức năng gì? Tồn tại ở đêu trong tế bào?
-Gen là gì? Có vai trò gì ?
-Quá trình tổng hợp P diễn ra ở đâu?
▲Trả lời các câu hỏi lệnh trang 57 SGK và một số câu hỏi BS:
-Hãy cho biết dạng trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và P ?
-Nhắc nhớ kiến thức: cơ chế sao mã tạo mARN, tARN, rARN.
-Các loại (ribô)nuclêôtit nào của mARN và tARN liên kết với nhau?
-Tương quan về số lượng giữa aa và Nu của m ARN khi ở trong ribôxôm?
-Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên nguyên tắc nào ?
▲Nêu vấn đề : Dựa vào mối quan hệ giữa gen, mARN, Prôtêin và tính trạng ta có thể viết sơ đồ sau:
 Gen – (1) ® mARN – (2) ® Prôtêin – (3) ® Tính trạng
 Cho HS quan sát hình 19.2, trả lời câu hỏi:
-Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3
-Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ?
*Giảng giải trên sơ đồ hình 19.2 và 19.3
 Trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các (ribô)nuclêôtit trong mARN, trình tự các nuclêôtit trên mARN lại quy định trình tự các aa trên chuỗi axit amin tạo thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động của tế bào để quy định tính trạng cơ thể
∆Q/S mô hình, đọc thông tin SGK, dựa vào kiến thức đã học trả lời:
-Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.Tồn tại trong nhân tế bào.
-Là một đoạn của phân tử ADN có vai trò quy định cấu trúc (gen cấu trúc) của một loại prôtêin.
-Chất tế bào.
∆ Dựa vào ND bài để trả lời.
∆ Cùng làm việc với GV.
I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin
 -Gen mang thông tin qui định cấu trúc của prôtêin ở trong nhân tế bào là chủ yếu, nhưng prôtêin chỉ đuợc hình thành ở chất tế bào Þ gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau.
 -mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc prôtêin.
 -Sự tạo thành chuỗi aa của prôtêin dựa trên khuôn mẫu của mARN: 3 (ribô)nuclêôtit kế tiếp nhau có thể ứng với một bộ ba mã hóa để mã hóa 1 xit amin Þ trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các aa trong prôtêin.
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
 -Gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN, mARN lại là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu thành prôtêin. Prôtêin thể hiện các tính trạng của cơ thể.
 -Bản chất của mối quan hệ gen, mARN, prôtêin là trình tự các nuclêotit trong gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin tạo thành prôtêin.
 Sơ đồ liên hệ:
 Gen – (1) ® mARN – (2) ® Prôtêin – (3) ® Tính trạng
4/ Củng cố: (3’)
	+Y/C HS đọc kết luận SGK
	+Bài tập BS: Sự hình thành chuỗi……………………………được thực hiện dựa trên…………………………của mARN.Mối quan hệ giữa…………………………và tính trạng được thể hiện trong…………………………gen – mARN – Prôtêin – tính trạng . Trong đó, trình tự……………………trên ADN quy định trình tự các Nu trong mARN, thông qua đó ADN……………………………trình tự các aa trong chuỗi aa cấu thành prôtêin và biểu hiện tính trạng.
 (Cụm từ gợi ý : aa, khuôn mẫu,các gen,sơ đồ,các nuclêôtit, quy định )
5/ Dặn dò:
	Học bài 
Xem trước bài 20.
	Bài tập BS: Một gen dài 5100Ao có thể phiên mã tạo ra một mARN có bao nhiêu (ribô)nuclêôtit và mã hoá được bao nhiêu axit amin trong phân tử prôtêin.
Tuần: 10 	Ngày soạn : …………..
Tiết : 20	Ngày dạy : …………..
Bài 20: THỰC HÀNH :QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN
I/ Mục tiêu:
	Biết quan sát và tháo lắp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo.
II/ Phương tiện dạy học:
	GV : Mô hình phân tử ADN hoàn chỉnh.Hậo đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN
III/ Tiến trình dạy học:
	1/ Ổn định tổ chức
	2/ Kiểm tra bài cũ (3’) Chữa bài tập cho về nhà.
	3/ Giảng bài mới :
	GV 
	HS
Nội dung bài
▲Chia nhóm: 5-6HS/nhóm
▲Cho HS đọc SGK, nêu mục đích yêu cầu và cách tiến hành.
-Phân nữa số nhóm quan sát mô hình AND ( 1,2,3 )
 -Phân nữa số nhóm còn lại quan sát hình ADN ( 14,5,6 )
-Luân phiên thay đổi nhóm tiến hành quan sát.
▲Nêu câu hỏi:
-Số cặp nuclêôtit trong mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu?
-Các Nu liên kết với nhau như thế nào?
▲Y/C HS đọc SGK nắm mục đích yêu cầu và cách tiến hành 
 Hướng dẫn : Nên tiến hành lắp một mạch hoàn chỉnh, rồi mới lắp mạch còn lại.Có thể bắt đầu từ dưới lên hay từ trên xuống. Khi lắp mạch thứ 2 nên chú ý các nuclêôtit liên kết với mạch thứ nhất theo NTBS.
▲Phát mô hình rời cho các nhóm.
-Theo dõi hướng dẫn các nhóm
-Kiểm tra kết quả các nhóm.
-Đánh giá nhận xét.
∆Tập trung theo nhóm theo sự phân chia của GV.
∆Đọc SGK nắm mục đích yêu cầu và cách tiến hành. 
-Nhóm 1,2,3 quan sát mô hình AND. Nhóm 4,5,6 quan sát hình ADN
-Trao đổi mô hình, tranh quan sát
∆Cần trả ời đuợc:
-10 cặp
-Theo nguyên tắc bổ sung: (A – T : G – X )
∆Đọc SGK nắm mục đích yêu cầu và cách tiến hành. 
∆Nhận mô hình,tiến hành tháo lắp
-Để sản phẩm hoàn thành tại vị trí nhóm để GV kiểm tra.
I. Quan sát mô hình không gian của phân tử AND:
 -Một chu kì xoắn gồm 10 cặp NU
 -Các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS
(A – T : G – X ).
II. Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử AND:
 Tiến hành lắp một mạch hoàn chỉnh, rồi mới lắp mạch còn lại. Có thể bắt đầu từ dưới lên hay từ trên xuống. Khi lắp mạch thứ 2 nên chú ý các Nu liên kết với mạch thứ nhất theo NTBS.
4/ Củng cố: (3’)
	Gọi 1,2 HS chỉ lên mô hình tả cấu trúc không gian của phân tử AND.
5/ Dặn dò: (1’)
	Về nhà vẽ mô hình ADN quan sát đươc vào vỡ. Ôn lại toàn bộ kiến thức chương ADN
Tuần: 11	Ngày soạn: ………………
Tiết 21	Ngày dạy: ………………..
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức tổng quát.
- Hiểu rõ các nội dung đã học từ đàu năm.
- Làm được một số câu hỏi và bài tập vận dụng.
II. Chuẩn bị: 
SGK, tập hoc, một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập vận dụng.
III. Tiến trình bày dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS. (3’)
3. Giảng bài mới: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ HD HS một số nội dung cần ôn tập.
 -Những nội dung trọng tâm SGK.
 -Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm.
 -Một số dạng bài tập vận dụng.
 -Cách thức ra đề, ma trận đề kiểm tra.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ∆ Nghe giảng.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
 Những nội dung cần ôn tập:( 32’) 
 -Toàn bộ nội dung SGK và bài giảng từ đầu năm.
 -Câu hỏi nhận biết và thông hiểu bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. 
 -Câu hỏi và bài tập vận dụng dựa vào bài tập SGK và khai thác vốn kiến thức hiểu biết của HS. Các dạng bài tập GV đều cho VD để HS tham khảo hoặc HD phương hướng giải một số bài tập mẫu. 
4. Củng cố: (8’) 
 	- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung vừa ôn tập.
 	- GV Tổng hợp kết quả, kết luận chung về nội dung ôn tập.
5. Dặn dò: (1’)
 	- Dặn HS nội dung ôn tập và cách thức ra đề kiểm tra.
	- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần: 12 	Ngày soạn : …………..
Tiết : 23	Ngày dạy : …………..
Chương IV : BIẾN DỊ
Bài 21 : ĐỘT BIẾN GEN
I/ Mục tiêu :
-Nêu được khái niệm biến dị.

File đính kèm:

  • docSinh 9 HKI.doc
Giáo án liên quan