Giáo án Sinh học 9 - Chương trình giảng dạy học kỳ II

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.

- Ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.

- PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng quan sát, phân tích để tiếp thu kiến thức từ các kênh hình.

- Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học.

- Tạo lòng yêu thích môn học.

II. Phương tiện:

- GV: + Tranh phóng to H.34.1 34.3 SGK.

- HS: + Đọc và soạn trước câu hỏi trong SGK.

III. Phương pháp:

- Thuyết trình.

- Vấn đáp.

IV. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

KTSS – ghi tên HS vắng.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây ĐB ?

 - Khi gây ĐB bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào ?

3. Bài mới:

a. Mở bài:

Từ câu hỏi KT bài cũ GV dẫn dắt vào bài mới.

b. Phát triển bài:

I – HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA:

Mục tiêu: HS nhận biết được hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn và hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở ĐV. Từ đó hiểu được khái niệm: thoái hóa, giao phối cận huyết.

4. Củng cố – đánh giá:

- HS đọc kết luận trong khung hồng SGK.

- Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa ? Cho VD.

5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi: Trong chọn giống, người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?

- Đọc trước bài 35 “Ưu thế lai”.

- Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô, lúa có năng suất cao.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Khái niệm ưu thế lai, cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai.

- Các PP thường dùng để tạo ưu thế lai.

- Khái niệm lai kinh tế và PP thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát.

- Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.

- Tổng hợp, khái quát hoá kiến thức.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học.

II. Phương tiện:

- GV: Tranh phóng to H.35 SGK (ưu thế lai ở ngô), lai kinh tế ở lợn.

- HS: Đọc trước bài 35. Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô, lúa có năng suất cao.

III. Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi.

- Đặt và giải quyết vấn đề.

- Hợp tác theo nhóm nhỏ.

IV. Thông tin bổ sung:

Cơ sở DT học của ưu thế lai được giải thích theo các giả thuyết sau:

- Giả thuyết về trạng thái DH: tạp giao giữa các dòng thuần chủng, F1 DH về các gen mong muốn, mâu thuẩn nội bộ giữa các cặp gen cao, trao đổi chất tăng cường, khử được tác dụng gây hại của các cặp gen ĐB. AABBCC x aabbcc AaBbCc.

- Giả thuyết về tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi: các TT đa gen được chi phối bởi nhiều gen trội có lợi, khi lai tập trung các gen trội có lợi sẽ tăng cường hiệu quả cộng gộp. AabbDD x aaBBdd AaBbDd.

- Giả thuyết siêu trội: đó là kết quả của sự tương tác giữa 2 alen cùng chức phận của cùng 1 lôcút dẫn đến hiệu quả bổ trợ, mở rộng phạm vi biểu hiện KH. AA< Aa> aa.

V. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

KTSS – ghi tên HS vắng.

2. Kiểm tra bài cũ:

Trong chọn giống, người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?

3. Bài mới:

a/ Mở bài:

Từ câu hỏi KT bài cũ GV dẫn dắt vào bài mới.

b/ Phát triển bài:

I – HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI:

 

doc92 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Chương trình giảng dạy học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùm để trả lời câu hỏi: Thế nào là 1 QX SV ? 
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động của HS
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến:
+ Cho biết trong 1 cái ao tự nhiên có cá, tôm...
 + QT TV xuất hiện trước.
 + Quan hệ cùng loài, khác loài.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, trả lời:
 + QX SV là tập hợp nhiều QT SV thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 khoảng không gian nhất định. Các SV trong 1 QX có mối quan hệ gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và do vậy, QX có cấu trúc tương đối ổn định.
- Thu nhận kiến thức.
Tiểu kết: 
- QX SV là tập hợp nhiều QT SV thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
 - Các SV trong QX thích nghi vời MT sống của chúng.
Chuyển ý: QX có những dấu hiệu đặc trưng ntn ?
II _ NHỮNG DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA 1 QUẦN XÃ 
Mục tiêu: HS chỉ rõ đặc điểm cơ bản của QX. Phân biệt QX với QT.
Hoạt động của GV
- GV cho HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi:
 + Những dấu hiệu đặc trưng của 1 QX là gì ?
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 49 SGK cho HS quan sát, lưu ý về số lượng và thành phần loài trong QX.
- GV nhận xét, bổ sung:
 + Số lượng các loài được đánh giá qua độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.
 + Thành phần các loài được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng.
- GV lưu ý HS: cách gọi loài ưu thế, loài đặc trưng tương tự QT ưu thế, QT đặc trưng. GV cho thêm VD:
 + TV có hạt là QT ưu thế ở QX SV trên cạn.
 + QT cây cọ tiêu biểu I cho QX SV đồi ở Phú Thọ.
Hoạt động của HS
- HS quan sát bảng phụ và làm việc với SGK, thảo luận nhóm, trả lời.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm:
 + Những dấu hiệu đặc trưng của 1 QX là: số lượng và thành phần các loài SV.
- Thu nhận kiến thức.
_ Thu nhận kiến thức.
Tiểu kết: 
 QX có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài SV.
- Số lượng các loài được đáng giá qua những chỉ số về độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp... của các loài đó trong QX.
- Thành phần các loài SV được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế, loài đặc trưng...
Chuyển ý: Giữa QX và ngoại cảnh có mối quan hệ với nhau ntn?
III – QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ: 
Mục tiêu: HS chỉ ra mối quan hệ giữa ngoại cảnh và QX. Nắm được khái niệm cân bằng SH.
Hoạt động của GV
- GV giảng giải: Quan hệ giữa ngoại cảnh và QX là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các QT.
- GV đặt câu hỏi: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới QT ntn ?
- GV nhận xét và kết luận.
- GV treo tranh H.49. SGK cho HS quan sát, yêu cầu HS tham khảo SGK để thực hiện lệnh của mục 3 SGK:
 + Ngoài các VD trong SGK, hãy lấy thêm 1 VD về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của 1 QT trong QX.
 + Theo em, khi nào thì có sự cân bằng SH trong QX ?
- Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- GV liên hệ thực tế:
 + Tác động nào của con người gây mất cân bằng SH trong QX ?
 + Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?
Hoạt động của HS
- Nghiên cứu và phân tích các VD trong SGK tr. 48 để trả lời câu hỏi:
 + Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn tới hoạt động theo chu kì của SV.
 + Điều kiện thuận lợi TV phát triển® ĐV cũng phát triển.
 + Số lượng loài ĐV này khống chế số lượng loài ĐV khác.
- HS thực hiện:
 + VD: sự phát triển của mèo liên quan đến sự phát triển của chuột.
 + Có sự cân bằng SH trong QX. Sự cân bằng đó dược duy trì khi số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của MT.
- Thu nhận kiến thức.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
 + Săn bắn bừa bãi.
 + Tuyên truyền mỗi người dân tham gia bảo vệ MT, thiên nhiên.
Tiểu kết: 
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể của mỗi QT trong QX thay đổi và luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của MT, tạo nên sự cân bằng SH trong QX.
- Cân bằng SH là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi QT trong QX dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế SH.
4. Củng cố – đánh giá: 
- GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
- Thế nào là 1 QX SV ? QX SV khác với QT SV ntn ?
- Hãy lấy VD về 1 QX SV mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
 + Kể tên các loài trong QX SV đó.
 + Các loài đó có liên hệ với nhau ntn?
 + Nêu khu vực phân bố của QX SV.
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK: Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của QX SV. Thế nào là cân bằng SH ? Hãy lấy VD minh hoạ về cân bằng SH.
- Xem trước bài 50 “Hệ ST”.
Tuần 27
Tiết 53
Ngày soạn:..
Ngày dạy:
Bài 50. HỆ SINH THÁI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-	HS trình bày được thế nào là 1 hệ ST, lấy VD minh hoạ các kiểu hệ ST, chuỗi và lưới thức ăn.
-	HS giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
2. Kỹ năng:
-	Rèn kĩ năng quan sát.
-	Kĩ năng khái quát hoá, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, ý thức xây dựng mô hình sản xuất.
II. Phương tiện:
-	GV: Tranh phóng to H.50.1; 50.2 SGK.
-	HS: Xem trước bài 50 “Hệ ST”.
III. Phương pháp:
-	Quan sát tìm tòi.
-	Đặt và giải quyết vấn đề.
-	Hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. Thông tin bổ sung:
1. Khái niệm về hệ ST
Hệ ST bao gồm QX SV và sinh cảnh của chúng. Các loài SV trong hệ ST (QX) được gắn bó với nhau chủ yếu qua quan hệ sinh dưỡng (VD như ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV...). Khi SV chết đi, xác SV chết được vi SV, nấm, giun đất... phân giải thành chất vô cơ của MT (sinh cảnh). Một phần chất vô cơ trong MT lại được cây xanh hấp thụ và sử dụng trong quá trình QH tổng hợp nên chất hữu cơ. Như vậy giữa các loài SV trong QX và giữa QX với ngoại cảnh của nó trở thành 1 thể thống nhất. Tất cả các hệ ST đều có yêu cầu về nguồn năng lượng bên ngoài (thường là AS mặt trời) để hoạt động.
2. Chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn là 1 dãy bao gồm nhiều loài SV, mỗi loài là 1 mắt xích thức ăn. Mỗi loài SV trong chuỗi thức ăn vừa là SV tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là SV bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Có 2 loại chuỗi thức ăn:
-	Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng cây xanh bao gồm những thành phần cơ bản:
+ SV cung cấp.
+ SV tiêu thụ: Cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4
-	Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SV bị phân giải: mở đầu chuỗi thức ăn, các chất hữu cơ của SV đã bị phân giải có trong MT được các SV tiêu thụ cấp 1 sử dụng. Các SV tiêu thụ cấp 1 này có tên là SV phân giải, chúng có thể là ĐV không xương sống sống trong đất, vi khuẩn, nấm.
VD: Thân cây bị phân giải ® mối ® nhện.
Lá cây bị phân giải ® ĐV đáy ® cá chép.
3. Lưới thức ăn 
Mỗi loài trong QX không phải chỉ liên hệ với 1 chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong QX họp thành lưới thức ăn.
Trong lưới thức ăn, những mắt xích thức ăn thuộc cùng nhóm họp thành 1 bậc dinh dưỡng, VD:
-	Bậc dinh dưỡng của các SV sản xuất gọi là bậc dinh dưỡng cấp 1.
-	Bậc dinh dưỡng của các SV tiêu thụ cấp 1 gọi là bậc dinh dưỡng cấp 2.
-	Bậc dinh dưỡng của các SV tiêu thụ cấp 2 gọi là bậc dinh dưỡng cấp 3, (tương tự có thể có bậc dinh dưỡng cấp 4).
4. Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ ST:
-	Chu trình vật chất của hệ ST có ba quá trình vận động cơ bản: tạo thành, tích tụ và phân giải của vật chất.
-	Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn: sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng như trên gọi là dòng năng lượng. Sự vận chuyển năng lượng này mạnh hay yếu là phụ thuộc vào từng hệ ST. Trong quá trình vận chuyển qua mỗi bậc dinh dưỡng đều có sự giảm dần dần số năng lượng.
V. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
KTSS – ghi tên HS vắng.
2.Kiểm tra bài cũ: 
-	Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của QX SV. 
-	Thế nào là cân bằng SH ? Hãy lấy VD minh hoạ về cân bằng SH.
3. Bài mới: 
a/ Mở bài: 
Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ, GV dẫn dắt vào bài mới.
b/ Phát triển bài:
I – THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI: 
Mục tiêu: HS trình bày khái niệm hệ ST. Chỉ ra được các thành phần chủ yếu của hệ ST.
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.50.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em làm việc với SGK, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh của mục 1 SGK:
Quan sát H.50.1 SGK và cho biết:
 + Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ ST rừng.
 + Lá và cành cây mục là thức ăn của những SV nào ?
 + Cây rừng có ý nghĩa ntn đối với đời sống ĐV rừng ?
 + ĐV rừng có ảnh hưởng ntn tới TV ?
 + Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài ĐV ? Tại sao?
- GV lưu ý HS: 
 + Hệ ST bao gồm QX SV và khu vực sống của QX.
 + Trong hệ ST các SV luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của MT tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn

File đính kèm:

  • docGA Sinh 9 HKII.doc