Giáo án Sinh học 9 - Chương trình cả năm học

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

-Nêu được mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

-Hiểu được công lao và phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

-Hiểu và nêu được một số thuật ngữ,kí hiệu trong di truyền học.

2.Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

-Phát triển tư duy phân tích so sánh.

3.Thái độ:

-Xâydựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.

II.CHUẨN BỊ:

-GV:Tranh phóng to hình 1.2 SGK

-Chân dung của Menđen.

-HS:Nghiên cứu kiến thức SGK.

III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

-GV: Có thể giới thiệu: Di truyền học tư duy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học Menđen-người đặt nền móng cho di truyền học.

 

doc177 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Chương trình cả năm học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế nào ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu chọn lọc cá thể
—Mục tiêu : Trình bày được PP, ưu nhược điểm của PP chọn lọc cá thể
—Tiến hành : Cá nhân
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to H 36.2 SGK và đọc mục III
- Lưu ý khi quan sát tranh : Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu ( 1 ), chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo trồng thành dòng để so sánh ( năm II ). Các dòng chọn lọc cá thể ( 3,4,5,6,) được so sánh với nhau, so sánh với giống khởi đầu (2 ) và giống đối chứng ( 7 ) sẽ cho phép chọn được dòng tốt nhất ( đáp ứng mục tiêu đặt ra )
- Nêu câu hỏi :
+ Thế nào là chọn lọc cá thể ? Tiến hành như thế nào ?
+ Cho biết ưu nhược điểm của PP này ?
- Đánh giá à rút ra KL :
- Thảo luận nhóm hoàn thành 2 câu hỏi mục ‚
+ Giống nhau : Chọn cây ưu tú, trộn lẫn hạt cây ưu tú làm giống cho vụ sau, đơn giản dể làm, ít tốn kém, dể áp dụng rông rãi, tuy nhiên chỉ dựa vào kiểu hình ( dễ nhầm với thường biến )
+ Khác nhau :ŸChọn lọc 1 lần thì so sánh giống “ chọn lọc hàng loạt” với giống lúa khởi đầu và giống đối chứng, nếu hơn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng thì không cần chọn lọc 2 lần ŸChọn lọc 2 lần củng thực hiện như chọn lọc hàng loạt 1 lần, nhưng trên ruộng giống năm thứ 2, gieo trồng giống “ chọn lọc hàng loạt” để chọn cây ưu tú
+ Đối với giống lúa A nên chọn hình thức chọn lọc hàng loạt 1 lần là vì giống A mới bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng
+ Đối với giống lúa B nên chọn hình thức hàng loạt 2 lần vì giống B có sai khác nhiều về tính trạng nêu trên
III – Chọn lọc cá thể
- Đọc SGK quan sát tranh à ghi nhớ kiến thức
- Nêu được :
+ Khái niệm chọn lọc cá thể
+ Cách tiến hành
+ Ưu nhược điểm
- Lấy VD SGK hoặc tư liệu sưu tầm
	- Trong quần thể khởi đầu chọn lấy 1 số ít cá thể tốt nhất rồi nhân lên 1 cách riêng rẽ theo từng dòng
	- Tiến hành : Trên ruộng giống khởi đầu chọn những cá thể tốt nhất hạt của mỗi cây được gieo trồng à so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu à chọn được dòng tốt nhất
	+ Ưu điểm : Kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nhanh chóng đạt hiệu quả
	+ Nhược điểm : Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rãi
- Mở rộng : 
+ Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn nhân giống vô tính
+ Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần
+ Với vật nuôi dùng PP kiểm tra đực giống qua đời sau
- Yêu cầu HS : 
+ Nêu điểm giống và khác nhau giữa PP chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể
- Theo dõi và ghi nhớ kiến thức
- Nêu được : 
+ Giống nhau : Đều chọn lựa giống tốt, chọn 1 lần hay nhiều lần
+ Khác nhau : Cá thể con cháu được gieo riêng để đánh giá đói với chọn lọc cá thể, cá thể con cháu gieo chung với chọn lọc hàng loạt
IV.Củng cố:
Đánh dấu x vào ô ¨ câu đúng trong các câu sau, khi viết về các PP chọn lọc giống :
¨ PP Chọn lọc hàng loạt cũng được áp dụng trên vật nuôi và tạo ra những giống cóù năng suất cao về thịt, trứng, sưã
¨ Chọn lọc hàng loạt đem lại kết quả ổn định, nâng cao được năng suất vật nuôi, cây trồng
¨ Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, nhanh đạt kết quả những đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẻ
¨ Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, cho hiệu quả nhanh, cũng thích hợp với những cây có thể nhân giống vô tính bằng cành, cũ, mắt ghép
V.Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học: Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK
2.Bài sắp học: THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM
- Trình bày được các phương pháp sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng
- Xác định được phương pháp cơ bản trong chọn giống vật nuôi, cây trồng
- Nêu các thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi, cây trồng
TUẦN:20 TIẾT: 40 
BÀI 37: THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM
Ngày soạn: 31.12.2008 Ngày dạy: 2.01.2009
I. MỤC TIÊU: 
­Kiến thức:
	- Trình bày được các phương pháp sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng
	- Xác định được phương pháp cơ bản trong chọn giống vật nuôi, cây trồng
	- Nêu các thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi, cây trồng
­Kĩ năng : - Tự nghiên cứu SGK
 - Khái quát hoá kiến thức
 - Hoạt động nhóm
­Thái độ: Yêu thích môn học, ý thức tìm tòi, sưu tầm tài liệu
 	 Giáo dục ý thức trân trọng thành tựu khoa học
Trọng tâm : Toàn bài
Phương pháp: Diển giảng – Thảo luận nhóm
Hình thức tổ chức : Cả lớp – nhóm – cá nhân
II. CHUẨN BỊ:
 Ø Giáo viên: Giấy A0 có in sẳn nội dung phiếu học tập
 Ø Học sinh: Đọc SGK, nghiên cứu bài theo nội dung phiếu học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Oån định:
2-Kiểm bài cũ : 
 - PP chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần được tiến hành như thế nào ? có ưu nhược 
điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào ?
	- PP chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào ? có ưu nhược điểm gì và thích hợp với đói tượng nào ?
3-Bài mới:
 Đặt vấn đề Tóm tắt kiến thức của các bài về vấn đế : gây đột biến nhân tạo, tạo ưu thế lai, các PP chọn lọc cho đến nay đã thu được thành tựu đáng kể à đó là các thành tựu cụ thể ở VN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Chia lớp làm 4 nhóm
+ Nhóm 1, nhóm 2 : Hoàn thành nội dung I : Thành tựu chọn giống cây trồng
+ Nhóm 3, nhóm 4 hoàn thành nội dung 2 : Thành tựu chọn giống vật nuôi
- Chữa bài bằng cách : Gọi đại diện các nhóm lên ghi nội dung vào bảng kẻ sẳn
Đánh giá hoạt động của các nhóm và yêu cầu HS tổng hợp kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Chia nhóm
- Các nhóm đã chuẩn bị trước nội dung và trao đổi ý kiến thống nhất đáp án
- Hoàn thành nội dung theo phiếu học tập
- Các nhóm ghi nội dung vào bảng
- Các nhóm nhận xét bổ sung
 Nội dung
Thành tựu
Phương pháp
Ví dụ
Chọn
Giống
Cây
Trồng
1 – Gây đột biến nhân tạo
a) Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể tạo giống mới
b) Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến
c) Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma
- Ở lúa : Tạo giống lúa tẻ có mùi thơm như gạo Tám thơm
- Đậu tương : Sinh trưởng ngắn, chịu rét, hạt to, vàng
- Giống lúa DT 10 x giống lúa ĐB A 20 à giống lúa DT 16
- Giống táo đào vàng : Do xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc
2ø – Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn cá thể từ các giống hiện có
a) Tạo biến dị tổ hợp
b) Chọn lọc cá thể
- Giống lúa DT 10 ( năng suất cao ) x giống lúa OM80 à giống lúa DT17.
- Từ giống cà chua Đài Loan àchọn giống cà chua P335.
3 – Tạo giống ưu thế lai ( ở F1)
- Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN20 thích hợp với vụ Đông Xuântrên đất lầy thụt.
- Giống ngô lai LVN10 (thuộc nhóm giống dài ngày) thời gian sinh trưởng 125 ngày,chịu hạn, kháng sâu.
4 – Tạo giống đa bội thể
- Giống dâu Bắc Ninh thể tứ bội x Giống lưõng bội à Giongg61 dâu số 12 có lá dày, màu xanh đậm, năng suất cao.
Chọn
Giống
Vật
nuôi
1 – Tạo giống mới
 -Giống lợn Đại Bạch x giống lợn Ỉ 81 àĐBỈ-81.
-Giống lợn Bớc sai x giống lợn Ỉ 81àBSỈ-81
=>hai giống ĐBỈ-81 và BSỈ-81 lưng thẳng, bụng gọn, thịt nạc nhiều.
2.Cải tạo giống địa phương:
Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống nhập ngoại.
-Giống trâu Mura x trâu nội àgiống trâu mới lấy sữa.
-Giống bò vàng Việt Nam x bò sữa Hà Lan à giống bò sữa.
3.Tạo giống ưu thế lai
- Giống vịt bầu Bắc Kinh x vịt cỏ à giống vịt lớn nhanh, đẻ trứng nhiều,to
- Giống cá chép Việt Nam x cá chép Hungari
- Giống gà ri Việt Nam x gà Tam Hoàng
4 – Nuôi thích nghi các giống nhập nội
- Giống cá chim trắng, gà Tam Hoàng, bò sữa à nuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho năng suất thịt, trứng, sữa cao
5 – Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống
- Cấy chuyển phôi
- Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trng môi trường pha chế
- Công nghệ gen
- Từ 1 con bò mẹ tạo ra được 10 à 500 con/ năm
- Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất
IV.Củng cố:
-Đọc phần kết luận chung SGK
-Đọc phần em có biết SGK
V.Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học: Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK
2.Bài sắp học: THỰCHÀNH: TẬP DƯỢC THAO TÁC GIAO PHẤN
- Nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn
- Củng cố lí thuyết về lai giống
TUẦN:21 TIẾT: 41 
BÀI 38: THỰC HÀNH :
TẬP DƯỢC THAO TÁC GIAO PHẤN
Ngày soạn:4.01.2009 Ngày dạy:05.01.2009
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải đạt các yêu cầu sau đây:
	- Nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn
	- Củng cố lí thuyết về lai giống
	- Rèn kĩ năng thực hành bằng lai lúa bằng PP cắt vỏ trấu
 v Trọng tâm : Toàn bài
Phương pháp: Thực hành
Hình thức tổ chức : Nhóm
II. CHUẨN BỊ:
 Ø Giáo viên: 
Tranh H 38 SGK phóng to : Cấu tạo 1 hoa lúa
Hai giống lúa ngô có cùng thời gian sinh trưởng nhưng khác nhau về chiều cao cây, màu sắc, kích thước hạt 
 Ø Học sinh: 
Kẹp,

File đính kèm:

  • docSINH HOC(2).doc