Giáo án Sinh học 8 - Tuần 3

 

1. Mục tiêu:

a, Về kiến thức: - Biết được phương pháp và tiêu bản mô cơ vân.

 - Quan sát trên tiêu bản để phân biệt 3 loại mô

 - Vẽ được cấu tạo của 1 TB điển hình dựa trên tiêu bản.

 b, Về kỹ năng:

 - Làm tiêu bản để nghiên cứu, quan sát tiêu bản tế bào và mô dưới kính hiển vi.

 - Vẽ hình quan sát được, làm việc hợp tác nhóm

c, Về thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, ngăn nắp, vệ sinh, trật tự, kỉ luật.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

Chuẩn bị cho 4 nhóm

 - Kính hiển vi, lamen và lam kính, dao mổ, kim nhọn, kim mũi mác, thịt lợn nạc, dung dịch sinh lý NaCl 0,65%, axit axetic 1%

 - Bộ tiêu bản về các loại mô.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 5. Bµi 5: THỰC HÀNH
 QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
Ngày soạn: 24/08/2014
	Ngày dạy: 25/08/2014 tại lớp…….Sỹ số HS…….. vắng…………….
	Ngày dạy: 25/08/2014 tại lớp…….Sỹ số HS…….. vắng…………….
1. Mục tiêu:
a, Về kiến thức: - Biết được phương pháp và tiêu bản mô cơ vân.
 - Quan sát trên tiêu bản để phân biệt 3 loại mô
 - Vẽ được cấu tạo của 1 TB điển hình dựa trên tiêu bản.
 b, Về kỹ năng: 
 - Làm tiêu bản để nghiên cứu, quan sát tiêu bản tế bào và mô dưới kính hiển vi.
 - Vẽ hình quan sát được, làm việc hợp tác nhóm
c, Về thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, ngăn nắp, vệ sinh, trật tự, kỉ luật.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
Chuẩn bị cho 4 nhóm
 - Kính hiển vi, lamen và lam kính, dao mổ, kim nhọn, kim mũi mác, thịt lợn nạc, dung dịch sinh lý NaCl 0,65%, axit axetic 1%
 - Bộ tiêu bản về các loại mô.
4. Tiến trình giảng dạy.
a, Ổn định tổ chức(2’): 
b, Kiểm tra bài cũ(5’): 
 ?Kể tên các loại mô đã học? Làm thế nào để phân biệt các loại mô đó?
c, Bài mới(30’):
Để kiểm chứng những điều đã học, chúng ta sẽ cùng tiến hành nghiên cứu về đặc điểm của các tế bào và mô
TG
H§ cña GVvµ HS
Néi dung kiÕn thøc 
5
10
10
5
HĐ1: Nêu yêu cầu của bài thực hành
- GV y/c HS đọc mục tiêu 
- GV nhấn mạnh các việc cần làm.
HĐ2: Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân
- GV dùng bảng phụ ghi vắn tắt các bước tiến hành.
- GV lưu ý cách đậy lamen sao cho không có bọt khí.
? Dung dịch NaCl có tác dụng gì?
- GV hỗ trợ học sinh sử dụng kính hiển vi, cách điều chỉnh ánh sáng
- GV lưu ý HS quan sát tiêu bản cần đối chiếu hình vẽ trong SGK để dễ dàng so sánh.
- GV lưu ý HS phải vẽ trung thực với những gì quan sát được.
HĐ3: Quan sát tiêu bản các loại mô có sẵn
- GV cho HS quan sát các tiêu bản mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn, mô cơ vân
- HS quan sát tiêu bản làm sẵn so sánh phân biệt các loại mô
- GV yêu cầu HS vẽ hình, đối chiếu với hình vẽ trong SGK
- Vẽ các tiêu bản quan sát
HĐ4: Báo cáo tường trình
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành tường trình
- HS viết báo cáo :
 +) Tóm tắt phương pháp làm tiêu bản mô cơ vân
 +) Vẽ hình ghi chú thích các loại mô đã quan sát
1. Mục tiêu.
2. Nội dung
a. Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân
* Làm tiêu bản mô cơ vân.
- Lấy 1 bắp cơ lợn đặt lên lam.
- Rạch bao cơ để lấy các sợi mảnh(TB cơ) đặt lên lam kính.
- Nhỏ NaCl 0,65% lên, đậy lamen.
- Nhỏ 1 giọt axit axetic vào 1 cạnh của lamen
- Dùng giấy thấm hút dung dịch thừa.
* Quan sát tiêu bản
b. Quan sát tiêu bản các loại mô có sẵn
- Mô biểu bì: tế bào xếp xít nhau.
- Mô sụn: Chỉ có 2-3 tế bào tạo thành nhóm.
- Mô xương: tế bào nhiều.
- Mô cơ: tế bào nhiều, dài.
3. Thu hoạch
d, Củng cố, luyện tập(5’): 
- GV nhận xét tinh thần, kết quả làm việc của các nhóm.
- Cho các nhóm vệ sinh, thu dọn dụng cụ.
e, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’): 
 - Xem bài phản xạ, thử làm 1 số phản xạ cơ học.
 - Phản xạ thực hiện dưới sự đ/c của mô nào? Hệ cơ quan nào?
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.................................................................................................
.................................................................................................
 .................................................................................................
Tiết 6. Bài 6: PHẢN XẠ
Ngày soạn: 24/08/2014
	Ngày dạy:……/…../ tại lớp…….Sỹ số HS…….. vắng…………….
	Ngày dạy:……/…../ tại lớp…….Sỹ số HS…….. vắng…………….
1. Mục tiêu:
a, Về kiến thức: 
- Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể
- Nêu được cấu tạo và các chức năng của nơron. Kể tên các loại nơron
- Nêu được khái niệm phản xạ, các ví dụ. Các thành phần của 1 cung phản xạ.
- Phân tích phản xạ được đi của xung thần kinh trong 1 cung phản xạ, vòng PX.
- Nêu ý nghĩa của phản xạ.
 b, Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, quan sát phân tích tranh 
 c, Về thái độ: Nhận thức đúng đắn vai trò của các cơ quan, bộ phận cơ thể trong các phản xạ.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 - Giáo viên: Bảng phụ 2 (SGK) 
 - HS: Kẻ phiếu học tập các loại nơron
4. Tiến trình giảng dạy.
1- Tổ chức(2’): 
2- Kiểm tra bài cũ(5’): 
 ?Nêu sự khác biệt về câu tạo 3 loại mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ?
3- Bài mới(30’):
? Khi chạm phải vật nóng, có hiện tượng gì? Vì sao chúng ta nhận biết được điều đó ? Khi nói đến thức ăn có vị chua, miệng ta có hiện tượng gì?(HS trả lời)
Để kiểm chứng câu trả lời này ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
TG
H§ cña GV vµ HS
Néi dung kiÕn thøc 
10
20
HĐ1:Cấu tạo và chức năng của nơron(10’)
- GV y/c HS quan sát tranh H4.4 & H6.1 Trả lời
? Nêu thành phần cấu tạo mô TK?
? Mô tả cấu tạo 1 nơ ron điển hình?
+ Thân, tua ngắn, tua dài (sợi trục) cúc xináp.
- GV: đưa ra ví dụ: 
 Tay vật nóng rụt tay lại, sự truyền tín hiệu đó gọi là xung TK.
- GV hướng dẫn hs nghiên cứu thông tin.
? Chức năng chính của nơron?
+ Cảm ứng & dẫn truyền
?Có phải 1 nơron bất kỳ nào đều thực hiện cùng lúc hai chức năng đó?
+ Có 3 loại Nơron đảm nhiệm các chức năng khác nhau chuyên hoá.
?Hãy phân biệt 3 loại rron trên về vị trí và chức năng?
 ?Nhận xét hướng dẫn truyền xung TK của nơron hướng tâm & nơron li tâm?
+ Ngược nhau.
- GV treo tranh nơron. 
- HS lên bảng dùng mũi tên vẽ chiều truyền xung thần kinh.
HĐ2: Cung phản xạ(20’)
- HS đọc TT trả lời : 
? Phản xạ là gì?
- GV đưa ra bảng phụ:
? Hãy đánh dấu (x) vào câu trả lời mà em cho đó là phản xạ?
a. Nghe tiếng động mạnh ở phía sau quay đầu lại
b. Chạm tay vào cây trinh nữ, lá cụp lại.
c. Trời nóng dẫn đến toát mồ hôi.
d. Nghe trống, HS vào lớp.
- GV nhận xét & đưa ra đáp án đúng: a, d.
? Phản xạ là gì?
? So sánh với hiện tượng cảm ứng ở TV?
+ ĐV, người được điều khiển của HTK; 
TV do sự trương nước TB gốc lá
- GV y/c HS quan sátát H6.2 
? Xác định các loại nơ ron tạo nên 1 cung phản xạ?(cả 3 loại nơ ron tham gia)
? Thế nào là 1 cung phản xạ?
? Các thành phần của 1 cung phản xạ?
- GV y/c HS lấy 1 ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung TK trong phản xạ đó.
VD:
Khi bị ngứa sau lưng ta không nhìn thấy nhưng ta đưa tay gãi, đặt tay 1 lần chưa đúng ta đặt tay lại lần 2,3 điều chỉnh tay gãi đúng chỗ ngứa
- GV nhận xét VD, tóm tắt đường dẫn truyền bằng sơ đồ trong ví dụ đó.
- GV y/c HS nghiên cứu TT.
? Vòng phản xạ là gì ?
? Cơ thể có biết được tay ta chưa chạm đến chỗ ngứa không? Cơ quan nào làm nhiệm vụ báo về cho TWTK? Báo về theo nơron nào?
? Ý nghĩa của sự thông báo ngược?
? Nếu p.ứ 1 lần đã đáp ứng được y/c thì xung TK có truyền theo vòng p.xạ k?
- GV treo sơ đồ H6.3 nhận xét KL
I. Cấu tạo và chức năng của nơron.
+ Cấu tạo: 
- Thân: chứa nhân và sợi nhánh 
- Tua (sợi trục) Có bao miêlin tận cùng là các tua và cúc xináp
+ Chức năng:
- Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.
- Dẫn truyền: Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo 1 chiều nhất định.
+ Phân loại
- Nơron hướng tâm(cảm giác)
- Nơron trung gian( liên lạc)
- Nơron li tâm( vận động)
 II.Cung phản xạ.
1. Phản xạ
 Phản xạ là những p.ứ của cơ thể trả lời các kích thích từ MT(trong và ngoài cơ thể) dưới sự điều khiển của hệ TK.
2. Cung phản xạ
- Cung phản xạ: là con đường mà xung TK truyền từ CƠ QUAN thụ cảm TWTK cơ quan phản ứng.
+ Cung phản xạ gồm 5 yếu tố tham gia: cơ quan thụ cảm nơron hướng tâm nơron trung giannơron li tâm cơ quan phản ứng.
3. Vòng phản xạ. 
- Là sự điều chỉnh phản xạ nhờ có luồng thông tin ngược báo về TƯ để phản xạ được chính xác.
- Cung p.xạ + đường phản hồi vòng phản xạ.
d, Củng cố, luyện tập(5’): 
Cho HS làm bài tập: 
Bài tập 1: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Dựa vào đặc điểm nào người ta phân biệt nơron hướng tâm, nơron li tâm và nơron trung gian?
a. Vị trí: nơron hướng tâm có thân nằm ngoài Trung ương TK, nơron trung gian có thân nằm trong Trung ương TK, nơron li tâm có thân nằm trong Trung ương TK(hoặc ở hạch TK)
b. Chức năng: nơron hướng tâm dẫn truyền xung TK về Trung ương TK, nơron trung gian liên hệ các nơron, nơron li tâm dẫn truyền xung TK tới các cơ quan phản ứng.
c. Xung TK bao giờ cũng truyền từ nơron hướng tâm qua nơron trung gian tới nơron li tâm
d. Cả a và b 
Đáp án: d. 
Bài tập 2: Hai phản ứng dưới đây khác nhau ở điểm căn bản nào?
a. Chạm tay phải 1 vật nóng, tay ta rụt lại
b. Chạm vào lá cây xấu hổ, lá cây cụp lại
Đáp án: a. Phản ứng b. Cảm ứng
e, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’): 
Làm bài tập, học bài. Đọc mục “Em có biết”.
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.................................................................................................
.................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc