Giáo án Sinh học 8 trường THCS Tân Đồng

A. Mục tiêu :

 HS cần nắm được .

- Mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.

- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cùng như các hoạt động tư duy của con người.

- Phương pháp học tập của môn học cơ thể người và vệ sinh.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.

B. phương pháp:

c chuẩn bị : :

 1.GV : Bài soạn –Một số tài liệu liên quan đến bộ môn.

 2. HS : sách, vở học bài.

d. tiến trình lên lớp ::

 

doc140 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 trường THCS Tân Đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời đ các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết và nêu đáp án đúng cho các câu hỏi :
(?1) Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện cơ thể lấy O2, thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường ngoài và thải ra môi trường : CO2, phân, nước tiểu.
(?2) Những hệ cơ quan tham gia vào hoạt động trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường : hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
(?3) Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn qua quá trình tiêu hoá, cơ thể tổng hợp những sản phẩm đặc trưng cho mình đồng thời thải các sản phẩm thừa ra khỏi hậu môn.
(? 4, 5, 6) Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hoá của cơ thể và thải ra ngoài khí CO2. . Hệ tuần hoàn mang các chất dinh dưỡng và O2 tới tế bào đồng thời chuyển CO2 đến cơ quan hô hấp và chuyển các sản phẩm phân huỷ của tế bào tới hệ bài tiết để thải ra ngoài ở dạng nước thải.
- GV nêu lên câu hỏi cho HS tổng kết để đi tới kết luận :
? Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể diễn ra như thế nào ?
- Kết luận của hoạt động 1 :
Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài những cung cấp thức ăn, nước uống, muối khoáng và O2 qua hệ tiêu hoá, hô hấp đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO2 từ cơ thể thải ra.Trong cơ thể thức ăn được biến dỏi thành các chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.
2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong.
- GV giảng giải như phần thông tin để giúp HS hiểu được khái niệm môi trường trong là máu, nước mô và bạch huyết.
- HS quan sát sơ đồ hình 31.2 để thảo luận câu trả lời cho các câu hỏi ở phần hoạt động, đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
- GV kết luận :
Chất dinh dưỡng và O2 từ máu vận chuyển qua nước mô để cung cấp cho tế bào thực hiện các chức năng sinh lí. Khí CO2 và sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra đổ vào nước mô rồi chuyển vào máu, nhờ máu chuyển tới cơ quan bài tiết đ các tế bào trong cơ thể thường xuyên có sự trao đổi chất với nước mô và máu tức là có sự trao đổi với môi trường trong.
3. Hoạt động 3 : Xác định mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào 
- GV treo tranh vẽ hình 31.2 đ HS phân tích mối quan hệ .
- GV dùng những câu hỏi nhỏ gợi ý cho sự phân tích của HS 
? Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể được thực hiện như thế nào và mang lại hiệu quả gì ? ( trao đổi chất giữa môi trường ngoài với các hệ cơ quan của cơ thể để cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho cơ thể đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài )
? Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào ? 
? Nếu trao đổi chất ở một cấp độ ngừng lại thì sẽ dẫn đến hậu quả gì ? 
- GV kết luận về mối quan hệ :
Các quá trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào có mối quan hệ mật thiết gắn bó chặt chẽ với nhau . Cơ thể trao đổi chất với môi trường ngoài nhằm cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho môi trường trong ; đồng thời thải ra các sản phẩm phân giải của tế bào . Còn tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường trong để đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan , tức là đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển . Nếu như trao đổi chất ở một cấp độ bị ngừng trệ thì cấp độ kia sẽ không xẩy ra và cơ thể sẽ chết 
C . Củng cố, đánh giá :
- GV nêu câu hỏi, chỉ định HS : 
? ở cấp độ cơ thể sự trao đổi chất diễn ra như thế nào ?
? ở cấp độ tế bào sự trao đổi chất diễn ra như thế nào ?
? Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào ?
- 1đ 2 HS đọc ghi nhớ 
D . Hướng dẫn học ở nhà :
- Học bài ,trả lời câu hỏi SGK 
- Soạn bài 32 “Chuyển hoá ”
 Ngày soạn:
Ngày giảng:
 tiết 33 : chuyển hoá 
I . Mục tiêu :
Qua bài này HS trình bày được :
- Xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào là 2 quá trình đồng hoá và dị hoá .
- Phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và năng lượng .
II. Phương tiện dạy học :
- Tranh in màu phóng to hình 32 SGK 
III. Các hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :
Tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài như thế nào ?
đ Vật chất do môi trường cung cấp cho tế bào được sử dụng như thế nào ? đ Đó là nội dung của tiết 33 
B.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng .
- Cá nhân HS tự đọc và xử lí thông tin của mục I của bài 
- GV treo sơ đồ hình 32.1 sử dụng sơ đồ để giảng đ HS quan sát dưới sự hướng dẫn của GV
- HS thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi hoạt động ở mục I đ đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung đ GV chính xác bằng đáp án sau :
(?1) Gồm đồng hoá và dị hoá 
(?2) Trao đổi chất ở tế bào là hiện tượng trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường trong , còn chuyển hoá là quá trình biến đổi chất có tích luỹ và giải phóng năng lượng 
(?3) Năng lượng được sử dụng cho hoạt động co cơ để sinh công , cung cấp cho quá trình đồng hoá ,tổng hợp nên chất mới và sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt cơ thể bị mất đi do toả nhiệt vào môi trường .Phần năng lượng sau khi co cơ để sinh công cũng biến thành nhiệt .
 (?4) 
Đồng hoá
Dị hoá
Tổng hợp các chất
Phân giải các chất
Tích luỹ năng lượng
Giải phóng năng lượng
Xẩy ra trong tế bào
Xẩy ra trong tế bào
 Mối quan hệ : Các chất được tổng hợp từ đồng hoá là nguyên liệu cho quá trình dị hoá ,năn lượng được tích luỹ ở tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá .Hai quá trình này trái ngược, mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau .Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hoá .
(?5) Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể ( khác nhau về độ tuổi và trạng thái ) không giống nhau và phụ thuộc vào :
 + Lứa tuổi : ở trẻ em , cơ thể đang lớn quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá , ngược lại ở người già quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá .
 + Vào thời điểm lao động dị hoá lớn hơn đồng hoá lúc nghỉ ngơi thì ngược lại . 
2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm chuyển hoá cơ bản và ý nghĩa của nó .
- Cá nhân HS tự thu nhận và xử lí thông tin đ thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời cho câu hỏi hoạt động.
- Đại diện nhóm trình bày ,nhóm khác bổ sung .
- GV thông báo đáp án đúng ,chốt lại kiến thức ghi bảng 
- Gv hỏi thêm :
? Thế nào là chuyển hoá cơ bản và ý nghĩa của nó ?
GV giảng như phần thông tin nhấn mạnh khi kiểm tra chuyển hoá cơ bản để đánh giá trạng thái sức khoẻ cần tính đến các yếu tố phụ thuộc : tuổi , giới tính , trạng thái thần kinh ,hoạt động nội tiết và điều kiện khí hậu .
3 . Hoạt động 3 : Tìm hiểu về vai trò của thần kinh và thể dịch trong điều hoà vật chất và năng lượng . 
- GV giảng như phần thông tin và làm rõ khái niệm điều hoà thần kinh và điều hoà thể dịch đối với sự chuyển hoá vật chất và năng lượng .
I . Chuyển hoá vật chất và năng lượng:
- Trao đổi chất cung cấp nguyên liệu cho chuyển hoá và chuyển chất thải ra môi trường 
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Chuyển hoá là quá trình chuyển đổi vật chất và năng lượng trong tế bào .Bao gồm hai quá trình :
 + Đồng hoá :
Tổng hợp các chất 
Tích luỹ năng lượng 
 + Dị hoá :
 Phân giải các chất 
Giải phóng năng lượng :sinh công ,sinh nhiệt ,cung cấp cho đồng hoá
Hai quá trình này mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau là hoạt động cơ bản của sự sống .
- Tỉ lệ đồng hoá và dị hoá trong cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi, trạng thái hoạt động của cơ thể .
II. Chuyển hoá cơ bản :
- Là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi .Tình bằng 1kj / 1 giờ /1kg trọng lượng cơ thể .
- ý nghĩa : khi kiểm tra chuyển hoá cơ bản của một người để biết tình hình sức khoẻ .
III . Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng 
Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng được điều hoà bằng hai cơ chế thần kinh và thể dịch 
C . Củng cố, đánh giá :
- GV nêu câu hỏi, chỉ định HS : 
? Chuyển hoá là gì? Chuyển hoá gồm những quá trình nào ?
? Vì sao nói đồng hoá và dị hoá là hai mặt đối lập nhưng thống nhất ?
- 1đ 2 HS đọc ghi nhớ 
D . Hướng dẫn học ở nhà :
- Học bài ,trả lời câu hỏi SGK 
 + Câu 2 : Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng , năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hoá . Nếu không có chuyển hoá thì không có hoạt động sống .
 + Câu 3 : So sánh :
Đồng hoá :
 -Tổng hợp các chất đặc trưng 
 - Tích luỹ năng lượng ở các liên kết hoá học 
Tiêu hoá : lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ,hấp thụ vào máu ...
Dị hoá : Phân giải các chất đặc trưng thành chất đơn giản 
- Bẻ gãy liên kết hoá học ,giải phóng năng lượng 
Bài tiết : thải các sản phẩm phân huỷ và sản phẩm thừa ra môi trường ngoài như nước tiểu ,mồ hôi ,khí cácbôníc..
Xẩy ra ở tế bào 
Xẩy ra ở các cơ quan 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 tiết 34 : thân nhiệt 
I . Mục tiêu :
- HS trình bày được khái niệm và các cơ chế điều hoà thân nhiệt .
- Giải thích được các cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng , chống lạnh .
II. Phương tiện dạy học :
Cả GV và HS đều tiến hành trước tiết học :
Sưu tầm một số tranh ảnh về điều kiện môi trường sinh thái góp phần chống nóng , chống lạnh như trồng cây xanh ,xây hồ nước ở khu dân cư .
III. Các hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :
- GV bắt đầu bằng câu hỏi kiểm tra bài cũ :
? Năng lượng được sinh ra trong quá trình dị hoá được cơ thể sử dụng như thế nào ?
 Nhiệt do dị hoá được giải phóng bù vào phần đã mất tức là thực hiện điều hoà thân nhiệt . Vậy thân nhiệt là gì ? cơ thể có những biện pháp nào để điều hoà thân nhiệt ,đó là nội dung cần nghiên cứu ở tiết học hôm nay .
B.Bài mới :
1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu thân nhiệt là gì ?
- Dựa vào thông tin ở SGK HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi hoạt động .
- GV nêu thêm những câu hỏi nhằm để gợi ý HS thu nhân thông tin .
? Thân nhiệt là gì ? Thân nhiệt của người là biến nhiệt hay hằng nhiệt ?
? Vì sao nhiệt độ cơ thể luôn luôn cân bằng ?
- GV tổng kết lại : 
+ Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể .
+ Thân n

File đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 8.doc
Giáo án liên quan