Giáo án Sinh học 8 - Tiết 4

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Nêu được định nghĩa mô, kể được các loại mô chính và chức năng của chúng trong cơ thể.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát kênh hình tìm kiến thức, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng họat động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ, phiếu học tập (Theo mẫu dưới)

2. Chuẩn bị của học sinh: -Ôn tập phần mô ở thực vật

-Xem trước bài mô và xem lại các bài về động vật nguyên sinh. Kẻ bảng sau:

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2	Ngày soạn: 24/08/2014
Tiết: 4	Ngày dạy: 27/08/2014
Bài 4: MÔ
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Nêu được định nghĩa mô, kể được các loại mô chính và chức năng của chúng trong cơ thể. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát kênh hình tìm kiến thức, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng họat động nhóm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ, phiếu học tập (Theo mẫu dưới)
2. Chuẩn bị của học sinh: -Ôn tập phần mô ở thực vật 
-Xem trước bài mô và xem lại các bài về động vật nguyên sinh. Kẻ bảng sau:
Nội dung
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Vị trí
Chức năng
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 8A1	
 8A2	
 8A3	
2/ Kiểm tra bài cũ: -Hãy cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào?
 -Hãy chứng minh trong tế bào có các họat động sống: Trao đổi chất, lớn lên, phân chia và cảm ứng.
3/ Các hoạt động dạy và học:
a. Mở bài: Cho HS quan sát tranh: Động vật đơn bào, tập đòan vônvốc để trả lời câu hỏi: Sự tiến hóa về cấu tạo và chức năng của tập đòan vônvốc so với động vật đơn bào là gì?
(Tập đòan vônvốc đã có sự phân hóa về cáu tạo và chuyển hóa về chức năng đó là cơ sở hình thành mô ở động vật đa bào)
b. Phát triển bài:
Họat động 1: KHÁI NIỆM MÔ 
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK và nhớ lại kiến thức cũ.
 +Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết?
+Giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau 
+Định nghĩa thế nào là mô?
+Liên hệ mô trên cơ thể người, động vật.
-GV chốt lại: Chính do chức năng khác nhau mà tế bào phân hóa có hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hóa đó diễn ra ngay từ giai đọan phôi. Mô là một tổ chức gồm các tế bào có cấu trúc giống nhau, Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào. Chúng phối hợp thực hiện một chức năng chung.
-HS tìm hiểu thông tin SGK Nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi :
+Tế bào có hình: Vuông, khối, nhiều cạnh đa giác, tròn, sao …
+Tế bào có cấu tạo khác nhau vì đảm nhận những chức năng khác nhau.
+Mô là tập hợp tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau đảm nhận một chức năng nhất định 
+Ở người có: Mô biểu bì, mô cơ, mô sụn, mô xương, mô thần kinh …
- HS trả lời Hs khác nhận xét, bổ sung. 
Tiểu kết: - Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau đảm nhiệm chức năng nhất định. Mô gồm tế bào và phi bào.
Họat động 2: CÁC LOẠI MÔ 
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát tranh h 4.1, 4.2 đọc chú thích.
-Phát phiếu học tập, hướng dẫn. Phân nhiệm vụ cho các nhóm.
-Treo bảng phụ, yêu cầu đại diện lên điền, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gv chốt lại đáp án 
+Hình dạng cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
+Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
+Nhận xét về ý nghĩa tế bào cơ?
-HS tìm hiểu, thu thập thông tin SGK. Quan sát hình SGK
- Nhận phiếu, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung được phân công
- Đại diện nhóm hoànt thành nôi dung được giao, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS sửa lại nếu sai
+Giống: Hình sợi dài, có nhân 
+ Khác: Số lượng và vị trí nhân 
+Hình dạng dài có một nhân ở giữa thuôn hai đầu và không có vân ngang 
+Có hình dạng dài phù hợp với chức năng co cơ
Bảng kiến thức chuẩn
Nội dung
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Vị trí 
Phủ ngoài da lót trong các cơ quan rỗng như: Ruột, bóng đái, mạch máu, đường hô hấp
Có ở khắp cơ thể rải rác trong chất nền 
Gắn vào xương thành ống tiêu hóa mạch máu bóng đái tử cung tim 
Nằm ở não, tủy sống tận cùng các cơ quan 
Cấu tạo 
-Chủ yếu là tế bào không có phi bào 
-Tế bào có nhiều hình dạng: dẹt, đa giác, tru,ï khối 
-Các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày.
*Gồm: Biểu bì da, biểu bì tuyến 
-Gồm tế bào và phi bào (sợi đàn hồi và chất nền)
-Có thêm chất canxi và sụn 
*Gồm :Mô sụn , mô xương mô mỡ, mô sợi , mô máu …
-Chủ yếu là tế bào, phi bào rất ít 
-Tế bào có vân ngang or không có vân ngang 
-Các tế bào xếp thành lớp thành bó 
*Gồm: Mô cơ tim, cơ vân, cơ trơn 
-Các tế bào thần kinh (nơ ron) và tế bào thần kinh đệm 
-Nơ ron có thân nối các sợi trục và sợi nhánh 
Chức năng 
-Bảo vệ, che chở 
-Hấp thu và tiết các chất 
-Tiếp nhận kích thích từ môi trường 
-Nâng đỡ, liên kết các cơ quan đệm 
-Chức năng dinh dưỡng (Vận chuyển chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển các chất thải đến hệ bài tiết)
-Co giãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể
-Tiếp nhận kích thích 
-Dẫn truyền xung thần kinh 
-Xử lí thông tin 
-Điều hòa họat động các cơ quan 
 Tiểu kết: Bảng kiến thức chuẩn 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1. Củng cố:
- HS đọc kết luận trong SGK 
- HS làm bài tập trắc nghiệm sau: 
1/ Chức năng của mô biểu bì là:
 a. Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể 
b. Bảo vệ che chở và tiết các chất 
c. Co giãn và che chở cơ thể 
2/ Mô liên kết có cấu tạo:
a. Chủ yếu là tế bào có các hình dẹang khác nhau 
b. Các tế bào dài tập trung thành bó 
c. Gồm tế bào và phi bào (sợi đàn hồi, chất nền )
3/ Mô thần kinh có chức năng:
a. Liên kết các cơ quan trong cơ thể với nhau 
b. Diều hòa họat động các cơ quan 
c. Giúp các cơ quan họat động dễ dàng 
2. Dặn dò:
-Học bài trả lời câu hỏi SGK trang 15 (trừ câu hỏi 4)
-Chuẩn bị cho bài thực hành: Một con ếch, xương ống có sụn và xương xốp thịt lợn nạc còn tươi, muỗng sạch, khăn lau, nước. 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docSH 8 tiet 4 tuan 2 2014 2015.doc
Giáo án liên quan