Giáo án Sinh học 8 - Tiết 15+16 - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được đông máu là phản xạ tự nhiên của cơ thể chông lại sự mất máu

2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết, phân tích, tổng hợp

3. Thái độ: Tự giác tích cực

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh tìm hiểu nguyên nhân đông máu và nguyên tắc truyền máu.

- Kĩ năng giải quyết vấn đê: xác định được mình có thể cho hay nhận những nhóm máu nào.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Đóng vai.

-Tranh luận.

-Vấn đáp - tìm tòi.

- Hỏi chuyên gia.

- Giải quyết vấn đề.

D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV: Tranh màu SGK

2. HS: N/c bài mới

E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp-kiểm tra sỉ số: (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách nào?

- Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

III. Nội dung bài mới: (32’)

1. Đặt vấn đề: (2’) Trong cuộc sống hằng ngày có những lúc cơ thể bị mất máu do nguyên nhân tai nạn,. những lúc như vậy cơ thể có phản ứng tự vệ ntn?

2. Triển khai bài dạy:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 15+16 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 Ngày soạn://2011.
Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được đông máu là phản xạ tự nhiên của cơ thể chông lại sự mất máu
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh tìm hiểu nguyên nhân đông máu và nguyên tắc truyền máu.
- Kĩ năng giải quyết vấn đê: xác định được mình có thể cho hay nhận những nhóm máu nào.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, lớp.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Đóng vai.
-Tranh luận.
-Vấn đáp - tìm tòi.
- Hỏi chuyên gia.
- Giải quyết vấn đề.
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Tranh màu SGK
2. HS: N/c bài mới
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp-kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách nào?
- Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (2’) Trong cuộc sống hằng ngày có những lúc cơ thể bị mất máu do nguyên nhân tai nạn,... những lúc như vậy cơ thể có phản ứng tự vệ ntn? 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (14’)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ 
? Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng ta?
? Sự đông máu liên quan tới những yếu tố nào?
? Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?
? Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?
GV: Gợi ý
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức.
I. Đông máu
- Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chóng mất máu.
- Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kính vết thương.
Hoạt động 2: (16’)
Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 15
?Trình bày kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu?
HS: Trả lời
HS: Thực hiện phần lệnh để hoàn thành sơ đồ truyền máu
GV: Gợi ý
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức
?Máu có cả A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không?
? Máu không có A và B có thể cho người có nhóm máu O được không?
?Máu có tác nhân lây bệnh có thể cho người khác được không?
GV: Gợi ý
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức
II. Các nguyên tắc truyền máu:
1. Các nhóm máu ở người 
- Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A và B, Huyết tương có cả 2 loại kháng thể α và β.
- Nhóm máu A: Chỉ có kháng nguyên A, Huyết tương không có α chỉ có β.
- Nhóm máu B: Chỉ có kháng nguyên B, Huyết tương không có cả kháng thể β, chỉ có α.
- Nhóm máu AB: Có kháng nguyên A và B, Huyết tương không có α và β. 
- Sơ đồ truyền máu:
A
A
O O AB AB
B
B
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
 Khi trruyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn loại máu cho phù hợp, tránh tai biến và các tác nhân gây bệnh
IV. Củng cố: (5’)
- Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu ntn?
- Thiết lập sơ đồ cho và nhận máu ?
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ
- Nghiên cứu bài: Tuần hoàn máu
Tiết 16: Ngày soạn://2011.
Bài 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn lớn
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng ra quyết định: cần luyện tập thể thao và có chế độ ăn uống hợp lí (không ăn thức ăn giàu chất côlesterôn) để tránh bị xơ vữa động mạch.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử tí thông tin khi đọc SGK. Quan sát sơ đồ để tìm hiểu hệ tuần hoàn máu và bạch huyết. 
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Động não.
- Trực quan
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Giải quyết vấn đề.
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Tranh màu SGK
2. HS: N/c bài mới
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đông máu có ý nghĩa ntn trong đời sống?
- Viết sơ đồ truyền máu?
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Máu được vận chuyển ntn trong hệ mạch, bạch huyết được lưu thông ntn?
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (18’)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ H16.1 
- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
- Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?
- Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu?
GV: Gợi ý
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức.
I. Tuần hoàn máu:
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ tâm nhỉ trái dồn xuống tâm thất trái, máu được đẩy lên động mạch chủ trên và động mạch chủ dưới vận chuyển tới các tế bào ở trên và dưới cơ thể, tại đây máu nhường Oxi và nhận khí Cacbonic, sau đó theo tĩnh mạch chủ về tại tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm nhĩ phải dồn xuống tâm nhĩ phải, rồi theo động mạch phổi lên 2 lá phổi, tại đây máu nhường khí Cacbonic và nhận khí Oxi(máu đỏ thẩm thành máu đỏ tươi) rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái .
- Như vậy :vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi Oxi và Cacbonic. Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thục hiện trao đổi chất.
Hoạt động 2: (13’)
Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 16.2
HS: Quan sát sơ đồ
?Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn?
?Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ?
?Nhận xét vai trò của hệ bạch huyết? 
GV: Gợi ý
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức
II. Lưu thông bạch huyết: 
- Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
- Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường bên trong cơ thể.
- Sự luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ:
Mao mạch bạch huyết → Mạch bạch huyết → Hạch bạch huyết → Mạch bạch huyết → Ống bạch huyết → Tĩnh mạch(thuộc hệ tuần hoàn máu)
IV. Củng cố: (5’)
- Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?
- Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ?
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ
- Nghiên cứu bài: Tim và mạch máu

File đính kèm:

  • doctiet 15 16 sinh 8 chuan.doc
Giáo án liên quan