Giáo án Sinh học 8 - Tiết 13+14 - Năm học 2011-2012
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan tới các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng với nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể
- Biết được thành phần và chức năng của máu, trình bày cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu.
- Biết được môi trường trong cơ thể gồm những yếu tố nào và vai trò của nó đối với cơ thể.
2. Kĩ năng:
- Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu
- Quan sát, nhận biết, phân tích tổng hợp; kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kỷ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm của máu và môi trường trong cơ thể.
- Kĩ năng giao tiếp lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm lớp.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Đóng vai
- Trực quan
- Dạy học nhóm
- Khăn trải bàn.
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Tranh màu SGK
2. HS: N/c bài mới
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (0’)
III. Nội dung bài mới: (37’)
1. Đặt vấn đề: (3’)Giới thiệu chương mới và mục tiêu của chương mới, các chất dd trong cơ thể được vận chuyển tới các TB, từng mô là nhờ môi trường bên trông cơ thể. Vậy môi trường bên trong có chức năng ntn, máu có cấu tạo ntn? Bài mới hôm nay sẽ giải quyết câu hỏi này.
2. Triển khai bài dạy:
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN Tiết 13: Ngày soạn://2011. Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CƠ THỂ. A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan tới các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng với nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể - Biết được thành phần và chức năng của máu, trình bày cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu. - Biết được môi trường trong cơ thể gồm những yếu tố nào và vai trò của nó đối với cơ thể. 2. Kĩ năng: - Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu - Quan sát, nhận biết, phân tích tổng hợp; kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Tự giác tích cực B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kỷ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm của máu và môi trường trong cơ thể. - Kĩ năng giao tiếp lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm lớp. C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Đóng vai - Trực quan - Dạy học nhóm - Khăn trải bàn. D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: Tranh màu SGK 2. HS: N/c bài mới E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (0’) III. Nội dung bài mới: (37’) 1. Đặt vấn đề: (3’)Giới thiệu chương mới và mục tiêu của chương mới, các chất dd trong cơ thể được vận chuyển tới các TB, từng mô là nhờ môi trường bên trông cơ thể. Vậy môi trường bên trong có chức năng ntn, máu có cấu tạo ntn? Bài mới hôm nay sẽ giải quyết câu hỏi này. 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (22’) GV: Giới thiệu TN SGK HS: Theo dõi kết quả TN ? Máu gồm những thành phần nào HS: Trả lời, nêu thành phần cấu tạo máu HS: Làm BT điền từ để hoàn thành phần1 GV: Kết luận ? Hồng cầu co cấu tạo ntn? ? Bạch cầu gồm mấy loại, có cấu tạo ntn? ? Cấu tạo của tiểu cầu? GV: Gợi ý HS: Trả lời, nêu được cấu tạo hồng cầu, 5loại bạch cầu HS: Nhận xét bổ sung GV: Chốt kiến thức. HS: Đọc và thu nhận thông tin bảng 13 SGK GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời 3 câu hỏi SGK HS: Thảo luận nhóm. Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu. HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung GV: Chốt kiến thức I. Máu: 1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu: - Máu gồm : + Huyết tương: 55% + TB máu: 45% - Huyết tương lỏng màu vàng nhạt - TB máu gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu 2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu: - Chức năng của huyết tương: + Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch + Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải - Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển Oxi và khí Cacbonic Hoạt động 2: (12’) GV: Treo tranh màu SGK. Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 13.2 ?Môi trường bên trong cơ thể gồm những yếu tố nào, giữ vai trò gì? GV: Gợi ý HS: Trả lời, nêu được môi trường bên trong cơ thể. GV: Chốt kiến thức II. Môi trường bên trong cơ thể: - Môi trường bên trong cơ thể gồm: Máu, nước mô và bạch huyết - Môi trường bên trong cơ thể giúp TB thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua quá trình TĐC IV. Củng cố: (5’) - Tại sao nói hồng cầu có cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển Oxi và khí Cacbonic? - Chức năng của huyết tương là gì ? V. Dặn dò: (2’) - Học bài cũ - Nghiên cứu bài: Bạch cầu miễn dịch : + Trả lời câu hỏi trong bài + Làm các bài tập SGK Tiết 14: Ngày soạn://2011. Bài 14: BẠCH CẦU- MIỄN DỊCH. A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm miễn dịch - Biết được vai trò của bạch cầu trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút; - Hiểu thế nào là miễn dịch so sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện khả năng làm việc của tim - Quan sát phân tích tổng hợp 3. Thái độ: - Bảo vệ cơ thể tránh các yếu tố lạ xâm nhập - Xây dựng các thói quen tốt cho hệ tim mạch B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng giải quyết vấn đề giải thích được cơ chế bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của bạch cầu. - Kỷ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm lớp. - Kĩ năng ra quyết định rèn luyện sức khoẻ để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Thảo luận nhóm - Động não - Trực quan - Vấn đáp - Tìm tòi. - Khăn trải bàn. D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: Tranh màu SGK 2. HS: N/c bài mới E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Thành phần của máu? - Chức năng của huyết tương và hồng cầu? III. Bài mới: (32’) 1. Đặt vấn đề: (3’) Cơ thể người có thể mắc một số bệnh nếu không có sự chống lại của đội quân bạch cầu, bạch cầu đã làm gì để ngăn chặn các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch là gì, có mấy loại miễn dịch? Bài hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này. 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (16’) Yêu cầu HS đọc thông tin quan sát H14.1 → H14.4 HS: Quan sát tranh, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi SGK - Vậy các hoạt động chủ yếu của bạch cầu là gì? GV: Gợi ý để HS nêu được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu. HS: Đại diện các nhóm trình bày HS: các nhóm khác nhận xét, bổ sung, để hoàn thiện kiến thức GV: Chốt kiến thức I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: - Thực bào - Tạo khánh thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên - Phá huỷ các TB đả bị nhiễm bệnh Hoạt động 2: (13’) Yêu cầu HS đọc thông tin - Miễn dịch là gì? - Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch nhân tạo và miễn tự nhiên? GV: Gợi ý HS: Trả lời Nêu được khái niệm miễn dịch, phân loại miễn dịch và so sánh được 2 loại miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. HS: Nhận xét bổ sung và hoàn thiện kiến thức GV: Chốt kiến thức II. Miễn dịch: - Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó. - Miễn dịch gồm 2 loại : + Miễn dịch tự nhiên gồm: ., Miễn dịch bẩm sinh: Là khả năng con người không mắc một bệnh nào đó ., Miễn dịch tập nhiễm: Là trường hợp cơ thể bị nhiễm khuẩn nào đó, thì sau đó không bị mắc bệnh đó nữa + Miễn dịch nhân tạo: Là trường hợp cơ thể được tiêm phòng vắc xincủa loại bệnh đó, thì không mắc bệnh đó nữa IV. Củng cố: (5’) - Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể ntn? - Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK V. Dặn dò: (2’) - Học bài cũ - Chuẩn bị bài: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
File đính kèm:
- tiet 13 14 sinh 8 chuan.doc