Giáo án Sinh học 7 - Tuần 4

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Trình bày khái niệm về nghành ruột khoang

 - Mô tả được hình dạng, cấu tạo, các đặc điểm sinh lí của thuỷ tức nước ngọt

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát hình tìm kiến thức.

3. Thái độ: - Có ý thức học tập yêu thích bộ môn.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Làm mô hình thủy tức bằng giấy

2. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng 1 vào vở

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	Ngày soạn: 07/09/2014
Tiết: 7	Ngày dạy: 09/09/2014 
Chương 2: NGÀNH RUỘT KHOANG
Bài 8: THUỶ TỨC
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trình bày khái niệm về nghành ruột khoang
 - Mô tả được hình dạng, cấu tạo, các đặc điểm sinh lí của thuỷ tức nước ngọt
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát hình tìm kiến thức.
3. Thái độ: - Có ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Làm mô hình thủy tức bằng giấy
2. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng 1 vào vở
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Oån định lớp: 7A1……………………………………………………………………………………………………………………………………………
 7A2……………………………………………………………………………………………………………………………………………
2/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a. Mở bài: Như SGK
b. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK.
+ Trình bày khái niệm về nghành ruột khoang?
- HS nghiên cứu thông tin SGK. HS trả lời: 
+ Ruột khoang là động vật đa bào bật thấp có cơ thể đối xứng tỏa tròn.
Tiểu kết: Ruột khoang là động vật đa bào bật thấp có cơ thể đối xứng tỏa tròn.
Hoạt động 1: CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu HS quan sát hình 8.1,8.2 đọc thông tin SGK trang 29 :
+ Mô tả hình dạng ngoài của thủy tức?
+Thủy tức di chuyển như thế nào?
+ Vai trò của đế?
-Gv yêu cầu rút ra kết luận.
-GV giảng giải về kiểu đối xứng tỏa tròn.
-Cá nhân tự đọc thông tin SGK trang 29 kết hợp hình vẽ, mô hình ghi nhớ kiến thức:
+Hình dạng: Trên: lỗ miệng xung quanh có các tua miệng, dưới: đế, đối xứng tỏa tròn
+Di chuyển: sâu đo, lộn đầu.
+ Đế dùng để bám khi di chuyển
-HS trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ sung 
 Tiểu kết: - Cấu tạo ngoài: Hình trụ dài 
+Phần dưới là đế dùng để bám.
+Phần trên: lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.
+Đối xứng tỏa tròn +Di chuyển: Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi.
Hoạt động 2: CẤU TẠO TRONG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Gv yêu cầu quan sát hình cắt dọc của thủy tức đọc thông tin trong bảng 1, Thảo luận nhóm hoàn thành cột 3 bảng 1 SGK.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả hoặc bổ sung
-Đáp án: TB gai, TB sao, TB sinh sản, TB mô cơ tiêu hoá, TB mô bì cơ 
+ Mô tả cấu tạo trong của thủy tức? 
-GV Thủy tức có nhiều loại tế bào thực hiện chức năng riêng
-Cá nhân quan sát hình ở bảng 1 đọc thông tin SGK. Thảo luận nhóm (Lưu ý: Xác định vị trí của tế bào trên cơ thể)
- Đại diện các nhóm đọc kết quả theo thứ tự 1, 2, 3,… nhóm khác bổ sung.
-Các nhóm theo dõi và tự sữa chữa 
+ HS trả lời như tiểu kết
Tiểu kết: Thành cơ thể có 2 lớp:
-Lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ 
-Lớp trong: Tế bào mô cơ tiêu hóa 
-Giữa hai lớp là tầng keo mỏng. Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa gọi là ruột túi.
-> Thủy tức có nhiều loại tế bào thực hiện chức năng riêng
Hoạt động 3: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu HS quan sát tranh thuỷ tức bắt mồi (nếu có), kết hợp thông tin SGK/T31:
+Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
+Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thủy tức tiêu hoá được mồi?
+Thủy tức thải bã bằng cách nào? 
+Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào?
-Cá nhân tự quan sát tranh chú ý tua miệng tế bào gai. Đọc thông tin trong SGK:
+ Đưa mồi vào miệng bằng tua 
+ Tế bào mô cơ tiêu hoá mồi 
+ Lỗ miệng thải bã 
+ Tiêu hóa ngoại bào
Tiểu kết: - Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến. Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.
Hoạt động 4: SINH SẢN 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Trả lời: 
+Thủy tức có những kiểu sinh sản nào?
-HS tự quan sát tranh tìm kiến thức 
+ Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi, sinh sản hữu tính, tái sinh
Tiểu kết: - Thủy tức có các hình thúc sinh sản:
+ Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.
+ Sinh sản hữu tính 
+ Tái sinh
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi SGK (trừ câu 3)
2. Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục ‘’Em có biết ‘’
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docSH 7 tiet 7 tuan 4 2014 2015.doc