Giáo án Sinh học 7 từ tuần 13 đến tuần 16

I.Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Tìm tòi, quan sát, nhận biết cấu tạo một số bộ phận của tôm sông đại diện cho chân khớp.

- Mổ quan sát cấu tạo trong của mang tôm và hệ tiêu hóa, hệ thần kinh ở chúng.

- Tường trình kết quả thực hành bằng cách tập chú thích vào hình vẽ câm.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng mổ động vật không xương sống.

- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.

- Hoạt động nhóm.

3.Thái độ:

 Thực hành nghiêm túc cẩn thận.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Tranh cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tôm đồng.

 Dụng cụ: 6 bộ đồ mổ, kính lúp.

2.Học sinh: Mỗi nhóm mang 2 con tôm sông.

3. Phương pháp: Thực hành, trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.

III.Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (3)

2.Tiến trình thực hành:

 

doc33 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 7 từ tuần 13 đến tuần 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cố (5’)
- Nêu các đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
- Lớp sâu bọ có vai trò thực tiễn ra sao?
- Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?
- Trong số các đặc điểm chung của sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các chân khớp khác?
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài, trả lời câu hỏi 3 tr 93SGK.
- Chuẩn bị và xem trước bài 28.
**********************************************************
Tuần 15 	Ngày soạn:23/11/2010
Tiết 29 	Ngày dạy: 04/12/2010
Bài 28: THỰC HÀNH : XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
Thông qua băng hình HS qs, phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn, trong sinh sản & trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát băng hình.
- Kỹ năng tóm tắt nội dung đã xem.
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập & yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Liên hệ phòng thực hành chuẩn bị phòng, máy chiếu, băng hình.
2.Học sinh: Ôn tập kiến thức ngành chân khớp, kẻ phiếu học tập vào vở.
3. PP: Thực hành, trực quan, hoạt động nhóm.
IV.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Hướng dẫn hs quan sát băng hình (5’)
GV nêu yêu cầu của bài thực hành:
Yêu cầu:
- Theo dõi nội dung băng hình.
- Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ
- Sau mỗi tập tính cần ghi rõ nhận xét xem tập tính đó đạt bao nhiêu nội dung trong các tập tính trong bảng
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ thực hành.
Ghi chép tập tính của sâu bọ:
-Tìm kiếm, cất giữ thức ăn.
-Sinh sản.
-Tính thích nghi & tồn tại của sâu bọ.
Chia nhóm thực hành.
Các nhóm cử nhóm trưởng ghi chép.
Ổn định , trật tự.
Tập trung theo nhóm.
Hoạt động 2: Học sinh xem băng hình (25’)
Cho HS xem lần 1 toàn bộ đoạn băng hình.
Cho HS xem lại đoạn băng hình & y/c HS ghi chép các tập tính của sâu bọ.
Chiếu lại & giảng lại những đoạn băng mà HS khó hiểu.
Xem băng hình ghi nhận kiến thức.
Ghi chép các tập tính của sâu bọ vào phiếu học tập.
Xem và chú ý.
Hoạt động 3: Thảo luận nội dung băng hình (10’)
Yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập của nhóm.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Kể tên những sâu bọ qs được?
- Kể tên các loại thức ăn & cách kiếm thức ăn của từng loài?
- Nêu cách tự vệ & tấn công của sâu bọ?
- Kể các tập tính trong sinh sản của sâu bọ?
- Ngoài những tập tính đó, em còn phát hiện những tập tính nào khác?
Gọi đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bp.
Hoàn thiện kiến thức.
Dựa vào phiếu học tập, trao đổi nhóm àtìm câu trả lời.
Đại diện nhóm điền thông tin, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
4.Kiểm tra-Đánh giá: (4’)
- Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của HS.
- Dựa vào phiếu học tập, GV đánh giá kết quả học tập của nhóm.
5.Dặn dò: (1’)
- Ôn lại kiến thức ngành chân khớp.
- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Kẻ bảng tr.96,97 vào VBT.
******************************************************************
Tuần 16 	Ngày soạn:02/12/2010 
Tiết 30 	Ngày dạy: 06/12/2010
Bài 29 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHÂN KHỚP
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp.
- Giải thích được sự đa dạng của chân khớp.
- Nêu được vai trò thực tiễn của chân khớp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ: 
Có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Tranh phóng to các hình 29.1 à29.6.
2.Học sinh: Kẻ sẵn bảng 1.2.3 tr 96,97 SGK.
3. PP: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Chấm điểm bài thu hoạch một số nhóm.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Đặc điểm chung (10’)
Yêu cầu HS qs H29.1 à 29.6 SGK, đọc kỹ chú thích ở mỗi hình để tìm ra đặc điểm chung của ngành chân khớp.
Thảo luận nhóm 2 em hoàn thành SGK.
Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Nhận xét, chốt lại:
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài làm chổ bám cho cơ.
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
- Sự phát triển & tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
Cá nhân qs tranh đọc chú thích à ghi nhận kiến thức.
Thảo luận nhóm à đặc điểm chung của ngành chân khớp.
Đại diện báo cáo đáp án, các nhóm khác bổ sung.
Chú ý, ghi.
Hoạt động 2: Sự đa dạng ở chân khớp. (16’)
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập bảng 1 tr96 SGK.
Treo bảng phụ gọi HS lên bảng điền thông tin.
GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập bảng 2 tr97 SGK.
(Lưu ý HS: 1 đại diện có thể có nhiều tập tính).
Treo bảng phụ bt bảng 2 gọi HS lên bảng điền.
Hoàn thiện kiến thức.
Qua bài tập bảng 1&2 có nhận xét gì vè sự đa dạng của ngành chân khớp?
Nhận xét, chốt lại:
- Đa dạng về cấu tạo & môi trường sống.
- Đa dạng về tập tính.
® Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống & môi trường sống khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo và môi trường sống, tập tính.
Nhóm thảo luận à đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn.
Đại diện 3 nhóm lên bảng điền thông tin, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
HS dựa vào kiến thức đã học & thực tế à hoàn thành bảng 2.
3 HS lên bảng điền thông tin, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Cá nhân tự rút ra kết luận.
Chú ý.
Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn (8’)
Yêu cầu dựa vào kiến thức đã học, liên hệ thực tế để hoàn thành bảng3 tr97.
Cho hs trả lời.
Nêu câu hỏi:
- Ngành chân khớp có ích lợi gì?
- Nêu tác hại của ngành chân khớp?
Nhận xét, chốt lại:
* Lợi ích:
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Là thức ăn của động vật khác.
- Làm thuốc chữa bệnh.
- Thụ phấn cho cây trồng.
- Làm sạch môi trường.
*Tác hại:
- Làm hại cây trồng.
- Làm hại nông nghiệp.
- Hại đồ gỗ, tàu thuyền.
- Là vật trung gian truyền bệnh.
HS dựa vào kiến thức của ngành & hiểu biết của bản thân hoàn thành bt bảng 3.
2HS báo cáo kết quả.
Dựa vào bảng 3 nêu lên tác hại & lợi ích của Chân khớp.
Chú ý, ghi.
4.Củng cố: (5’)
- Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp?
- Chân khớp có vai trò thực tiễn ra sao?
- Trong số đặc điểm của chân khớp.Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi?
- Đặc điểm nào về cấu tạo khiến chân khớp đa dạng về tập tính & về môi trường sống?
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài & trả lời câu hỏi SGK tr98.
- Chuẩn bị bài: “Ơn tập phần I động vật không xương sống”.
******************************************************************
Tuần 16,17	Ngày soạn:02/12/2010 
Tiết 31,*	Ngày dạy: 11/12/2010
Bài 30: ÔN TẬP PHẦN I ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
-Củng cố lại kiến thức của HS trong phần ĐVKXS:
+ Tính đa dạng của ĐVKXS.
+ Sự thích nghi của ĐVKXS với môi trường.
+ Đặc điểm chung của các ngành ĐVKXS.
+ Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên & đời sống.
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.
-Kỹ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ: kẻ sẵn bảng1 & 2.
2.Học sinh: Kẻ sẵn bảng 1.2.3 vào vở.
3. PP: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
Tuần 16	Ngày soạn:02/12/2010 
Tiết 31	Ngày dạy: 11/12/2010
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: tính đa dạng của ĐVKXS (16’)
Treo BP bảng 1SGK, hướng dẫn.
Yêu cầu hs hoàn thành bảng 1 SGk tr.99-100.
Nhận xét, sửa sai chốt lại.
Hs hoạt động theo nhóm, trao đổi hoàn thành.
Đại diện nhóm lên bảng điền, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của Động vật không xương sống.(27’)
Treo BP bảng 2SGK, hướng dẫn.
Yêu cầu hs hoàn thành bảng 2 SGk tr.100.
Nhận xét, sửa sai chốt lại.
Hs hoạt động theo nhóm, trao đổi hoàn thành.
Đại diện nhóm lên bảng điền, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
Nội dung bảng 1:
Ngành
Đại diện
Đặc điểm
Động vật nguyên sinh
Trùng roi
Trùng BH
Trùng giày
-Có roi-có nhiều hạt diệp lục
-Có chân giả-nhiều không bào-biến hình
-Có miệng & khe miệng- nhiều lông bơi
Ruột khoang
Hải quỳ
Sứa
Thuỷ tức
-Cơ thể hình trụ,nhiều tua miệng,thường có vách xương đá vôi
-Cơ thể hình chuông,miệng kéo dài
-Cơ thể hình trụ-có tua miệng
Các ngành Giun
Sán dây
Giun tròn
Giun đất
-Cơ thể dẹp-thường hình lá hoặc kéo dài
-Cơ thể hình ống dài-tiết diện ngang tròn
-Cơ thể phân đốt-có chân bên hoặc tiêu giảm
Thân mềm
Oác sên
Vẹm
Mực
-Có vỏ đá vôi xoắn ốc-có chân lẻ
-Hai vỏ đá vôi-có chân lẻ
-Vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc mất, cơ chân pt® 8 hay 10 tua miệng
Chân khớp
Tôm
Nhện
Bọ hung
-có chân bơi, chân bò- thở bằng mang
-Có 4 đôi chân- thở bằng phổi và ống khí
-Có 3 đôi chân- thở bằng ống khí có cánh
4. Dặn dò

File đính kèm:

  • docsh 7(t13-16).doc