Giáo án Sinh học 7 - Tiết 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được các đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.

 - Trình bày được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức & hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục cho HS ý thức giữ vệ sinh môi trường và cá nhân.

 - HS biết bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có.

II. Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên: Bảng phụ

 2. Học sinh : Kẻ bảng 1 & 2 vào vở bt

III. Phương pháp:

Quan sát tìm tòi, hợp tác nhóm nhỏ

IV. Tổ chức giờ học

 1. Ổn đinh tổ chức ( 1 phút)

 Sĩ số: .

 2. Khởi động ( 5 phút)

Kiểm tra bài cũ:

 Trình bày các đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng và phát triển của trùng kiết lị?

 Trình bày các đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng và phát triển của trùng sốt rét?

Giới thiệu bài mới:

ĐVNS cá thể chỉ là một tế bào, song chúng có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.

3. Các hoạt động

HĐ1: Tìm hiểu về đặc điểm chung ( 16 phút)

 Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/9/2013
Ngày giảng: 10/9/2013
Tiết 7
Bài 7 : Đặc điểm chung và Vai trò thực tiễn của
 động vật nguyên sinh
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Nhận biết được các đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.
 - Trình bày được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức & hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục cho hs ý thức giữ vệ sinh môi trường và cá nhân.
 - HS biết bảo vệ cỏc nguồn năng lượng hiện cú. 
II. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên: Bảng phụ
 2. Học sinh : Kẻ bảng 1 & 2 vào vở bt
III. Phương pháp: 
Quan sát tìm tòi, hợp tác nhóm nhỏ
IV. Tổ chức giờ học
 1. ổn đinh tổ chức ( 1 phút)
 Sĩ số: ............................................................................................................
 2. Khởi động ( 5 phút)
Kiểm tra bài cũ: 
 Trình bày các đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng và phát triển của trùng kiết lị?
 Trình bày các đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng và phát triển của trùng sốt rét?
Giới thiệu bài mới:
ĐVNS cá thể chỉ là một tế bào, song chúng có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.
3. Các hoạt động 
HĐ1: Tìm hiểu về đặc điểm chung ( 16 phút)
 Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu hs quan sát 1 số hình trùng đã học
- GV cho các nhóm thảo luận ( 3p) và hoàn thành bảng 1. 
- Đại diện nhóm lên bảng hoàn thành bài tập.
- GV ghi phần bổ sung của các nhóm bên cạnh.
- GV cho hs quan sát bảng 1 chuẩn kiến thức & yêu cầu hs thực hiện lệnh 6mục I sgk ( T26) 
- HS nêu được: 
+ sống tự do: Có bộ phận di chuyển & tự tìm thức ăn
 + Sống kí sinh: 1 số bộ phận tiêu giảm
 + Đ2 cấu tạo, kích thước, sinh sản
- GV cho đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức
I. Đặc điểm chung
Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là:
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào. 
- Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng lông bơi, roi bơi hoặc chân giả.
- Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò thực tiễn của ĐVNS ( 17 phút)
 Mục tiêu: Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên.
 Đồ dùng : Bảng phụ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk & quan sát hình 7.1, 7.2 sgk ( T27) thảo luận nhóm 2 bàn (7 phút )" hoàn thành bảng 2
- GV kẻ sẵn bảng gọi đại diện 2 nhóm lên điền
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV: Nhìn vào bảng trên, ta thấy ĐVNS có ý nghĩa to lớn về địa chất, ta phải bảo vệ các loài động vật, bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có. 
II. Vai trò thực tiễn của ĐVNS.
Vai trò
Tên đại diện
Lợi ích
- Trong tự nhiên:
+ Làm sạch môi trường nước 
+ Làm thức ăn cho đv nước: giáp xác nhỏ, cá biển
- Đối với con người
+ Xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu
+ Nguyên liệu chế biến giấy giáp
- Trùng biến hình, trùng lỗ, trùng hình chuông, trùng roi.
- Trùng biến hình, trùng giáp
- Trùng lỗ
- Trùng phóng xạ
Tác hại
- Gây bệnh cho ĐV 
- Gây bệnh cho người
- Trùng cầu, bào tử 
- Trùng roi kí sinh trong máu, trùng kiết kị, trùng sôt rét.
4. Kiểm tra, đánh giá : (5 phút)
 - Chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau:
A.Cở thể có cấu tạo phức tạp D. Có cơ quan di chuyển chuyên hoá
B. Cở thể gồm 1 TB E. Tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống cơ thể 
C. SSVT, HT đơn giản G. Sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn 
H. Di chuyển nhờ roi, lông bơi hay chân giả 
 5. Hướng dẫn học bài: (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk- 28
- Đọc mục: Em có biết sgk - 28
- Kẻ bảng 1 ( cột 3 & 4) sgk T 30 vào vở bt 
- Nghiên cứu trước bài 8: Thuỷ tức. Tìm hiểu hình dạng, cách di chuyển, cấu tạo trong, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức.

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc