Giáo án Sinh học 7 - Tiết 35: Ôn tập học kỳ I

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Khái quát lại kiến thức trong phần động vật không xương sống về:

 - Tính đa dạng của động vật không xương sống.

 - Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường.

 - Các đặc điểm cấu tạo, lối sống của các đại diện đặc trưng cho ngành.

 - ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống.

 - Cấu tạo, đặc điểm của lớp cá.

2. Kĩ năng

 - Có kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.

 - Tìm kiếm và xử lí thông tin.

 - Hợp tác, lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

 - Thấy được tầm quan trọng chung của ĐVKXS và ĐVCXS đối với con người và đối với tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy và học

 1. Giáo viên.

 Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2.

 2. Học sinh.

 Ôn lại toàn bộ chương trình học kì 1.

III. Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

 Dạy học nhóm, trình bày 1 phút, vấn đáp – tìm tòi.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. ổn định tổ chức. (1 phút)

 Sĩ số: .

 2. Khởi động. (1 phút)

 Kiểm tra bài cũ: Không

 Giới thiệu bài mới: Kể tên một số ngành ĐVKXS mà chúng ta đã học? HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài

 3. Các hoạt động

Hoạt động 1: Hệ thống được kiến thức cơ bản của học kì 1. ( 28 phút)

 Mục tiêu: Khái quát được tính đa dạng của ĐVKXS, sự thích nghi của ĐVKXS, tầm quan trọng của ĐVKXS.

 Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bảng 1, 2, 3

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 35: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: ..
Tiết 35. Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 Khái quát lại kiến thức trong phần động vật không xương sống về:
 - Tính đa dạng của động vật không xương sống.
 - Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường.
 - Các đặc điểm cấu tạo, lối sống của các đại diện đặc trưng cho ngành.
 - ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống.
 - Cấu tạo, đặc điểm của lớp cá.
2. Kĩ năng
 - Có kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin.
 - Hợp tác, lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
 - Thấy được tầm quan trọng chung của ĐVKXS và ĐVCXS đối với con người và đối với tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy và học
 1. Giáo viên.
 Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2.
 2. Học sinh.
 Ôn lại toàn bộ chương trình học kì 1.
III. Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 Dạy học nhóm, trình bày 1 phút, vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: ........................................................
 2. Khởi động. (1 phút)
 Kiểm tra bài cũ: Không
 Giới thiệu bài mới: Kể tên một số ngành ĐVKXS mà chúng ta đã học? HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài
 3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hệ thống được kiến thức cơ bản của học kì 1. ( 28 phút)
 Mục tiêu: Khái quát được tính đa dạng của ĐVKXS, sự thích nghi của ĐVKXS, tầm quan trọng của ĐVKXS. 
 Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bảng 1, 2, 3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện, đối chiếu với hình vẽ ở bảng 1 trang 99 SGK và làm bài tập:
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng
- GV chốt đáp án đúng
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS:
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành.
+ Bổ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật.
- GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống.
- HS tự điền kiến thức đã học vào các hình vẽ, tự điền vào bảng 1.
+ Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật.
+ Ghi tên các đại diện.
- Một vài HS viết kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức để bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo
- Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời.
I. Kiến thức cơ bản
1. Tính đa dạng của động vật không xương sống
Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc (ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3, 4, 5, 6
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau, GV chữa hết các kết quả của HS
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bảng.
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét, bổ sung.
2. Sự thích nghi của động vật không xương sống
STT
Tên động vật
Môi trường sống
Sự thích nghi
Kiểu dinh dưỡng
Kiểu di chuyển
Kiểu hô hấp
1
Trùng giày
- Yêu cầu HS đọc thông tin bảng 3 và ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng
- GV bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- 1 HS lên điền, lớp nhận xét, bổ sung.
- Một số HS bổ sung thêm.
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được chăn nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cơ thể động vật và người
- Làm hại thực vật
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua
- Ong mật
- Sán lá gan, giun đũa
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
Hoạt động 2: Vận dụng trả lời câu hỏi ( 14 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời một số câu hỏi.
Tiến hành: 
- Bước 1: Gv đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập: 
Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ĐV Nguyên Sinh? Kể tên các đại diện của ngành ?
Câu 2: trùng kiết lị có hại như thế nào đối với con người? Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị?
Câu 3: Trùng sốt rét có hại như thế nào đối với con người? Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét?
Câu 4: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang? Kể tên các đại diện của ngành ?
Câu 5: Giun sán kí sinh gây hại gì cho con người? Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh giun sán?
Câu 6: Đặc điểm chung của ngành Thân mềm? Thân mềm có vai trò gì đối với đời sống con người và tự nhiên?
Câu 7: Tại sao tôm, nhện, châu chấu lại được gọi là Chân khớp:
Câu 8: Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với dời sống bơi lội dưới nước?
- Bước 2: HS tự trả lời các câu hỏi vào vở. Nếu có gì thắc mắc thì Gv giải đáp.
- Bước 3: HS tự ôn lại tất cả kiến thức GV đã cho ôn tập.
- Bước 4: Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Em hãy chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Cột B
Đáp án
1- Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể.
2- Cơ thể đối xứng toả tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào.
3- Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt
4- Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có đá vôi
5- Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt.
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun
c- Ngành ruột khoang
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
	- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương.
 - Ôn tập phần các lớp cá tiết sau kiểm tra học kì II.
Ngày soạn: 12/12/2011
Ngày giảng: 15/12/2011
Ôn tập học kì I ( tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 Khái quát lại kiến thức trong phần động vật không xương sống về:
 - Tính đa dạng của động vật không xương sống.
 - Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường.
 - Các đặc điểm cấu tạo, lối sống của các đại diện đặc trưng cho ngành.
 - ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống.
2. Kĩ năng
 - Có kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin.
 - Hợp tác, lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
 Thấy được tầm quan trọng chung của ĐVKXS và ĐVCXS đối với con người và đối với tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy và học
 1. Giáo viên.
 Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi ôn tập
 2. Học sinh.
III. Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: ........................................................
 2. Khởi động. (1 phút)
 Kiểm tra bài cũ: Không
 Giới thiệu bài mới: Kể tên một số ngành ĐVKXS mà chúng ta đã học? HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài.
3. Các hoạt động ( 41 phút)
4. Hướng dẫn học bài ( 2 phút)
- Về nhà ôn tập tất cả kiến nội dung ôn tập và học các câu hỏi để giờ sau kiểm tra học kì 1.

File đính kèm:

  • docTiet 35.doc