Giáo án Sinh học 7 - Tiết 32: Thực hành: Mổ cá - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

- HS xác định được vị trí, bộ phận trên cơ thể của cá

- Nêu vai trò của cơ quan ở cá

 2. Kỹ năng

- Quan sát. Mổ ĐVCXS

 3. Thái độ

- Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận

II. Chuẩn bị

 GV: Mô hình ( tranh) cá chép, bộ đồ mổ

 HS: - xem bài “ TH mổ cá”

- Chuẩn bị 1 con cá chép

III. Phương pháp dạy học

Phương pháp biễu diễn thí nghiệm, trực quan

IV. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức

2. KTBC

Gọi 1 Hs lên xác định cấu tạo ngoài của cá chép: (10 đ)

3. Giảng bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 32: Thực hành: Mổ cá - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 Bài 32 THỰC HÀNH: MỔ CÁ
Ngày dạy: 2/12/09
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
- HS xác định được vị trí, bộ phận trên cơ thể của cá
- Nêu vai trò của cơ quan ở cá
 2. Kỹ năng
- Quan sát. Mổ ĐVCXS
 3. Thái độ
- Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận
II. Chuẩn bị
 GV: Mô hình ( tranh) cá chép, bộ đồ mổ
 HS: - xem bài “ TH mổ cá”
- Chuẩn bị 1 con cá chép
III. Phương pháp dạy học
Phương pháp biễu diễn thí nghiệm, trực quan
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC
Gọi 1 Hs lên xác định cấu tạo ngoài của cá chép: (10 đ)
3. Giảng bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Yêu cầu
GV: Khi mổ cá chép làn lượt quan sát: hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, bộ xương
Tìm hiểu 1 số nội quan đối với đời sống của cá
Hoạt động 2: Tiến hành mổ
Quan sát H32.1 và thông tin hướng dẫn
Gv: Khi mổ ĐVCXS cần chú ý điều gì
Hs:Nâng mũi kéo cao tránh cắt đứt các nội quan
HS tiến hành mổ dưới sự quan sát và hướng dẫn của Gv
Hoạt động 3: Tiến hành quan sát cấu tạo trong
Hs nhận dạng được 1 sốm bộ phận: lá mang, tim, dạ dày,ruột, gan, mật, bóng hơi, tinh hoàn ( buồng trứng)
Đối chiếu mẫu mổ với tranh ( mô hình) 
Quan sát bộ xương của cá trên tranh
Xát định: Xương đầu, xương cột sống, xương sườn, xương tia vây, ( vây ngực, vâu đuôi)
Dựa vào các đặc điểm dã quan sát hoàn thành bảng “ các nội quan của cá” thảo luận nhóm để viết bảng thu hoạch
Gv thông báo đáp án chuẩn, HS sữa chữa
I. Yêu cầu
- Nhận dạng 1 số nội quan sát bộ xương
II. Tiến hành mổ
- Cắt 1 vết ở hậu môn, cắt dọc theo bụng đến mang, rồi cắt vòng lên đến nắp mang, rồi cắt vòng qua xuống sườn dưới cột sống và lật bỏ quan sát nội quan
III. Quan sát cấu tạo trong
- Lá mang, tim, gan, dạ dày, ruột, mật, bóng , tinh hoàn ( buồng trứng)
- Bộ xương: Xương đầu, xương cột sống, xương sườn, xương tia vây
Tên cơ quan
Nhận xét vị trí và vai trò
- Mang (hệ hô hấp)
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu gồm các lá mang gần các xương cung mang – có vai trò trao đổi khí.
- Tim (hệ tuần hoàn)
Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào động mạch – giúp cho sự tuần hoàn máu.
 Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột,gan
Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạy dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn.
- Bóng hơi
Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.
- Thận (hệ bài tiết)
Hai dải, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.
- Tuyến sinh dục (hệ sinh sản)
Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
- Não (hệ thần kinh)
Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống, điều khiển, điều hoà hoạt động của cá.
 4. Củng cố và luyện tập
- Nhận xét các nhóm trong giờ thực hành
- Dọn vệ sinh
 5. Hướng dẫn Hs tự ở nhà
Xem bài “ Cấu tạo trong của cá chép”
Hoàn thành bài tập “ Hệ hô hấp và tuần hoàn”
V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct32-s7.doc