Giáo án Sinh học 7 - Tiết 32: Cấu tạo trong của cá chép - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Trình bày được vị trí, cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép.

 - Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi với đời sống ở nước.

 - Nêu được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của cá chép.

 2. Kĩ năng

- Quan sát tranh, ảnh, hình vẽ.

- Thảo luận nhóm

 3. Thái độ

 Có ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn.

II. Đồ dùng dạy và học.

1. Giáo viên.

Mô hình não cá.

2. Học sinh.

III. Phương pháp.

 Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)

 Sĩ số: .

 2. Khởi động. (5 phút)

 Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?

 Đặt vấn đề: Cá chép có cấu tao trong như thế nào để thích nghi với đời sống ở nước chúng ta sẽ sùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?

 3. Các hoạt động.

Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng. (16 phút)

 Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và hoạt động của bốn cơ quan dinh dưỡng: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá và bài tiết.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 32: Cấu tạo trong của cá chép - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2011
Ngày giảng: 01/12/2011
Tiết 32
Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Trình bày được vị trí, cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép.
 - Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi với đời sống ở nước.
 - Nêu được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của cá chép.
 2. Kĩ năng
- Quan sát tranh, ảnh, hình vẽ.
- Thảo luận nhóm
 3. Thái độ
 Có ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy và học.
Giáo viên.
Mô hình não cá.
Học sinh.
III. Phương pháp.
 Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: ........................................................
 2. Khởi động. (5 phút)
 Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
 Đặt vấn đề: Cá chép có cấu tao trong như thế nào để thích nghi với đời sống ở nước chúng ta sẽ sùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?
 3. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng. (16 phút)
 Mục tiêu: 	Trình bày được cấu tạo và hoạt động của bốn cơ quan dinh dưỡng: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá và bài tiết.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh, kết hợp với kết quả quan sát được trên mẫu mổ ở bài thực hành, hoàn thành bài tập sau:
Các bộ phận của ống tiêu hóa
Chức năng
1
2
3
4
- GV cung cấp thêm thông tin về tuyến tiêu hoá.
- Hoạt động tiêu hoá thức ăn diễn ra như thế nào?
- Nêu chức năng của hệ tiêu hoá?
- Yêu cầu HS rút ra vai trò của bóng hơi.
- GV cho HS thảo luận:
- Cá hô hấp bằng gì?
- Hãy giải thích hiện tượng: cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở của nắp mang?
- Vì sao trong bể nuôi cá người thường thả rong hoặc cây thuỷ sinh?
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn, thảo luận nhóm 2 bàn ( 3 phút)
- Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào?
+ Hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Từ cần điền: 1- tâm nhĩ; 2- tâm thất; 3- động mạch chủ bụng; 4- các động mạch mang; 5- động mạch chủ lưng; 6- mao mạch ở các cơ quan; 7- tĩnh mạch; 8- tâm nhĩ
Hệ bài tiết nằm ở đâu? có chức năng gì?
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập ( 2 phút)
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ của GV, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu được:
+ Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng của enzim tiêu hoá. Thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu.
+ Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn.
+ Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải cặn bã.
- HS dựa vào hiểu biết của mình và trả lời.
- HS quan sát tranh, đọc kĩ chú thích và xác định các bộ phận của hệ tuần hoàn. Chú ý vị trí của tim và đường đi của máu.
- Thảo luận tìm các từ cần thiết điền vào chỗ trống.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.
I. Các cơ quan dinh dưỡng.
1. Tiêu hoá.
- Hệ tiêu hoá có sự phân hoá, các bộ phận:
+ ống tiêu hoá: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hoá: gan, mật, tuyến ruột.
- Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng thải cặn bã.
2. Tuần hoàn và hô hấp
* Hô hấp: cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu để trao đổi khí.
*Tuần hoàn:
- Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất.
- 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Hoạt động như trong bài tập điền từ.
3. Bài tiết.
Hai dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng có tác dụng lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài. 
Hoạt động 2: Thần kinh và giác quan của cá. (18 phút)
 Mục tiêu: 	- Trình bày được cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh.
- Biết được thành phần cấu tạo bộ não cá chép.
- Biết được vai trò các giác quan của cá. 
 Đồ dùng dạy học: Mô hình não cá.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát H 33.2; 33.3 SGK và mô hình não, trả lời câu hỏi:
- Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào?
- Bộ não cá chia làm mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày cấu tạo não cá trên mô hình.
- Nêu vai trò của các giác quan?
- Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?
- HS quan sát H 33.2; 33.3 SGK và mô hình não, trả lời các câu hỏi
- HS trình bày trên mô hình
- HS nêu vai trò của các giác quan
II. Thần kinh và giác quan.
- Hệ thần kinh:
+ Trung ương thần kinh: não, tuỷ sống
+ Dây thần kinh: đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan.
- Cấu tạo não cá: 5 phần
+ Não trước: kém phát triển
+ Não trung gian
+ Não giữa: lớn, trung khu thị giác
+ Tiểu não: phát triển phối hợp hoạt động các cử động phức tạp.
+ Hành tuỷ: điều khiển hoạt động nội quan.
- Giác quan:
+ Mắt: không có mí nên chỉ nhìn gần.
+ Mũi: đánh hơi, tìm mồi.
+ Cơ quan đường bên: nhận biết áp lực tốc độ dòng nước, vật cản.
4. Kiểm tra - Đánh giá. (4 phút)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 1. Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước?
 2. Làm bài tập số 3
+ Giải thích hiện tượng ở thí nghiệm hình 33.4 trang 109 SGK
+ Đặt tên cho các thí nghiệm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Vẽ sơ đồ cấu tạo cá chép.
- Sưu tầm tranh, ảnh về các loài cá.

File đính kèm:

  • docTiet 32.doc