Giáo án Sinh học 7 - Tiết 27: Châu chấu - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của châu chấu. Nêu được các hoạt động di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản, phát triển của châu chấu.

 2. Kĩ năng

 - Quan sát mô hình châu chấu.

 - Hoạt động nhóm.

 - Tìm kiếm và xử lí thông tin trong sgk.

 3. Thái độ

 - Có ý thức yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy và học

 1. Giáo viên: Mô hình con châu chấu.

 2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con châu chấu.

III. Phương pháp.

 Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. Ổn định tổ chức (1 phút)

 Sĩ số: .

 2. Khởi động ( 5 phút)

* Kiểm tra bài cũ:

 Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện?

* Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu đặc điểm của lớp sâu bọ, giới hạn nghiên cứu của bài là con châu chấu đại diện cho lớp sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống.

3. Các hoạt động

Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển (15 phút)

Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo ngoài của châu chấu. Trình bày được các đặc điểm cấu tạo liên quan đến sự di chuyển.

Đồ dùng dạy học: Mô hình con châu chấu.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 27: Châu chấu - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
+ So với các loài sâu bọ khác khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV đưa thêm thông tin về châu chấu di cư.
- HS quan sát kĩ hình 26.1 SGK trang 86 và mô hình, mẫu thật nêu được:
+ Cơ thể gồm 3 phần:
Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng
Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
Bụng: Có các đôi lỗ thở
- HS đối chiếu mẫu với hình 26.1, xác định vị trí các bộ phận trên mẫu.
- 1 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Linh hoạt hơn vì chúng có thể bò, nhảy hoặc bay.
I. Cấu tạo ngoài và di chuyển.
- Cơ thể gồm 3 phần:
+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+ Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở.
- Di chuyển: Bò, nhảy, bay.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong (9 phút)
Mục tiêu: Trình bày được sơ lược cấu tạo trong của châu chấu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 26.2, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Châu chấu có những hệ cơ quan nào?
- Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá?
- Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào?
?* Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS tự thu nhận thông tin, tìm câu trả lời.
+ Châu chấu có đủ 7 hệ cơ quan.
+ Hệ tiêu hoá: miệng, hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu môn.
+ Hệ tiêu hoá và bài tiết đều đổ chung vào ruột sau.
+ Hệ tuần hoàn không làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng.
- Một vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Cấu tạo trong.
+ Hệ tiêu hoá: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.
+ Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt, đem ôxi đến các tế bào.
+ Hệ tuần hoàn: tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng, Hệ mạch hở.
+ Hệ thần kinh: ở dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.
Hoạt động 3: Dinh dưỡng (6 phút)
 Mục tiêu: Trình bày được cách dinh dưỡng của châu chấu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS đọc phần thông tin rồi giới thiệu cơ quan miệng.
- Thức ăn của châu chấu là gì?
- Thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
- Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng?
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- 1 vài HS trả lời câu hỏi:
+ Thức ăn của châu chấu là chồi và lá cây.
+ Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
+ Vì châu chấu hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng.
 - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
III. Dinh dưỡng.
- Châu chấu ăn chồi và lá cây.
- Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
- Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng.
Hoạt động 4: Sinh sản và phát triển (6 phút)
 Mục tiêu: Trình bày được cách sinh sản và phát triển của châu chấu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGk và trả lời câu hỏi:
- Nêu đặc điểm sinh sản của châu chấu?
- Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần?
- HS đọc thông tin ở SGK trang 87 và tìm câu trả lời.
+ Châu chấu đẻ trứng dưới đất.
+ Châu chấu phải lột xác để lớn lên vì vỏ cơ thể là vỏ kitin.
IV. Sinh sản và phát triển.
- Châu chấu phân tính.
- Đẻ trứng trong ổ ở dưới đất.
- Phát triển qua biến thái.
4. Kiểm tra - Đánh giá. (2 phút)
Những đặc điểm nào giúp nhận dạng châu chấu trong các đặc điểm sau:
a. Cơ thể có 2 phần đầu ngực và bụng.
b. Cơ thể có 3 phần đầu, ngực và bụng
c. Có vỏ kitin bao bọc cơ thể
d. Đầu có 1 đôi râu
e. Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
g. Con non phát triển qua nhiều lần lột xác.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK ( trừ câu 3).
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện sâu bọ.
- Kẻ bảng 1 trang 91 và bảng 2 trang 92 vào vở.
Ngày soạn: 19/11/2013
Ngày giảng: 22/11/2013
Tiết 28
Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Nêu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một số đại diện khác như: dế mèn, bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm 
 - Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
 - Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ.
2. Kĩ năng
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ trong tự nhiên và đời sống con người.
 - Lắng nghe tích cực
 - ứng xử / giao tiếp.
3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
II. Đồ dùng dạy và học
GV: - Tranh một số đại diện của lớp sâu bọ
 HS : kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở.
III. Phương pháp / kĩ thuật dạy học có thể áp dụng.
 Dạy học nhóm, khăn trải bàn, bản đồ tư duy, vấn đáp tìm tòi, trực quan – tìm tòi.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: ............................................
 2. Khởi động ( 5 phút)
Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo trong của châu chấu?
* Giới thiệu bài mới: Ngoài châu chấu đã học, hãy kể tên một số loài sâu bọ khác? và hãy dự đoán xem chúng có điểm gì chung và vai trò gì? HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài mới.
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Một số đại diện sâu bọ (19 phút)
 Mục tiêu: Nêu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một số đại diện khác như: 
dế mèn, bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát từ hình 27.1 đến 27.7 SGK, đọc thông tin dưới hình và trả lời câu hỏi:
- ở hình 27 có những đại diện nào?
- Em hãy cho biết thêm những đặc điểm của mỗi đại diện mà em biết?
- GV điều khiển HS trao đổi cả lớp.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 91 SGK.
- GV yêu cầu HS nhận xét sự đa dạng của lớp sâu bọ.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS làm việc độc lập với SGK.
+ Kể tên 7 đại diện.
+ Bổ sung thêm thông tin về các đại diện.
VD: 
+ Bọ ngựa: ăn sâu bọ, có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường.
+ Ve sầu: đẻ trứng trên thân cây, ấu trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ.
+ Ruồi, muỗi là động vật trung gian truyền nhiều bệnh
- 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS bằng hiểu biết của mình để lựa chọn các đại diện điền vào bảng 1.
- 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung đại diện
- HS nhận xét sự đa dạng về số lượng loài, cấu tạo cơ thể, môi trường sống và tập tính.
I. Một số đại diện sâu bọ khác.
- Sâu bọ rất đa dạng:
+ Chúng có số lượng loài lớn.
+ Môi trường sống đa dạng.
+ Có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ. (15 phút)
 Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Thảo luận nhóm/kĩ thuật khăn trải bàn.
-
 GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận ( 3 phút), chọn các đặc điểm chung nổi bật của lớp sâu bọ.
- GV chốt lại đặc điểm chung.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và làm bài tập điền bảng 2 trang 92 SGK.
- GV kẻ nhanh bảng 2, gọi HS lên điền.
- Để lớp sôi nổi GV nên gọi nhiều HS tham gia làm bài tập.
- Ngoài 7 vai trò trên, lớp sâu bọ còn có những vai trò gì?
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sâu bọ có lợi?
- Một số HS đọc to thông tin trong SGK trang 91, lớp theo dõi các đặc điểm dự kiến.
- Thảo luận trong nhóm, lựa chọn các đặc điểm chung. (kết quả viết ra bảng phụ)
- 2 nhóm treo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Bằng kiến thức và hiểu biết của mình để điền tên sâu bọ và đánh dấu vào ô trống vai trò thực tiễn ở bảng 2.
- 1 HS lên điền trên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS có thể nêu thêm:
VD: 
+ Làm sạch môi trường: bọ hung.
+ Làm hại các cây nông nghiệp.
- Không phun thuốc trừ sâu bừa bãi.
Bảo vệ môi trường sống của sâu bọ
II. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn.
1. Đặc điểm chung.
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng ống khí.
- Phát triển qua biến thái.
2. Vai trò thực tiễn.
- ích lợi:
+ Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm thực phẩm
+ Thụ phấn cho cây trồng
+ Làm thức ăn cho động vật khác.
+ Diệt các sâu bọ có hại
+ Làm sạch môi trường
- Tác hại:
+ Là động vật trung gian truyền bệnh
+ Gây hại cho cây trồng
+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp.
4. Kiểm tra - Đánh giá. (4 phút)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Hãy cho biết 1 số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?
2. Nêu đặc điểm phân biệt lớp sâu bọ với lớp khác trong ngành chân khớp?
3. Nêu biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn tập ngành chân khớp.
Ngày soạn: 24/11/2013
Ngày giảng: 27/11/2013 
Tiết 29
Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Củng cố, mở rộng bài học qua hình về đời sống và tập tính của sâu bọ.
 2. Kĩ năng
 - Quan sát, so sánh.
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát băng hình để tìm hiểu tập tính của sâu bọ
 - Hợp tác, lắng nghe tích cực, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công
 - Tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
 3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ các loài sâu bọ có lợi.
II. Đồ dùng dạy và học
 1. Giáo viên
 - Chuẩn bị máy tính, băng hình.
 - Phiếu học tập:
Tên động vật quan sát được
Giác quan
Thần kinh
Tập tính
1
2
3
4
5
 2. Học sinh.
 Kẻ phiếu học tập
III. Phương pháp.
 Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trực quan.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. ( 1 phút)
 Sĩ số: ........................................................
 2. Khởi động. ( 1 phút)
 Kiểm tra bài cũ: Không 
 Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ quan sát tập tính của một số sâu bọ.
 3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về yêu cầu bài thực hành. (2 phút)
 Mục tiêu: Biết được yêu cầu của bài học.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành:
+ Theo nội dung trong băng hình.
+ Tóm tắt n

File đính kèm:

  • docTiet 27.doc