Giáo án Sinh học 7 - Tiết 20: Một số thân mềm khác - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức

 - Nêu được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như: ốc sên, hến, vẹm, ốc nhồi .

 - Trình bày được tập tính của thân mềm.

 2. Kĩ năng

 Quan sát hình dạng, nhận biết các bộ phận, cơ quan qua mầu sống.

 3. Thái độ

 Có ý thức bảo vệ động vật thân mềm.

II. Đồ dùng dạy và học

 1. Giáo viên.

 2. Học sinh.

 Mẫu vật: ốc sên, sò, mai mực và mực, ốc nhồi.

III. Phương pháp.

 Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)

 Sĩ số: /27. Vắng: .

 2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)

 Cấu tạo của trai sông? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?

 3. Bài mới.

 Khởi động. (1 phút)

 Mục tiêu: Nhận biết được nội dung tiết học.

 Cách tiến hành: Ngoài trai sông thì ngành thân mềm còn có những đại diện nào khác, chúng có tập tính như thế nào?

Hoạt động 1: Một số đại diện (19 phút).

Mục tiêu: Nêu được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như: ốc sên, hến, vẹm, ốc nhồi .

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 20: Một số thân mềm khác - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2010.
Ngày giảng: 22/10/2010.
Tiết 20
Bài 19: Một số thân mềm khác
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
 - Nêu được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như: ốc sên, hến, vẹm, ốc nhồi ..
 - Trình bày được tập tính của thân mềm.
 2. Kĩ năng
 Quan sát hình dạng, nhận biết các bộ phận, cơ quan qua mầu sống.
 3. Thái độ
 Có ý thức bảo vệ động vật thân mềm.
II. Đồ dùng dạy và học
 1. Giáo viên.
 2. Học sinh.
 Mẫu vật: ốc sên, sò, mai mực và mực, ốc nhồi.
III. Phương pháp.
 Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: /27. Vắng: ..
 2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
 Cấu tạo của trai sông? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
 3. Bài mới.
 Khởi động. (1 phút)
 Mục tiêu: Nhận biết được nội dung tiết học.
 Cách tiến hành: Ngoài trai sông thì ngành thân mềm còn có những đại diện nào khác, chúng có tập tính như thế nào?
Hoạt động 1: Một số đại diện (19 phút).
Mục tiêu: Nêu được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như: ốc sên, hến, vẹm, ốc nhồi ..
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ Hình 19 SGK (1-5), đọc chú thích và nêu được các đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện.
- Hỏi:
- Tìm các đại diện tương tự mà em gặp ở địa phương?
- Qua các đại diện trên GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về:
+ Đa dạng loài?
+ Môi trường sống?
+ Lối sống?
- HS quan sát kĩ 5 hình trong SGK trang 65, đọc chú thích, thảo luận và rút ra đặc điểm.
+ ốc sên sống trên cây, ăn lá cây.
Cơ thể gồm 4 phần: đầu, thân, chân, áo. Thở bằng phổi (thích nghi ở trên cạn).
+ Mực sống ở biển, vỏ tiêu giảm (mai mực). Cơ thể gồm 4 phần, di chuyển nhanh.
+ Bạch tuộc sống ở biển, mai lưng tiêu giảm, có 8 tua. Săn mồi tích cực.
+ Sò 2 mảnh vỏ, có giá trị xuất khẩu.
- Các nhóm kể tên các đại diện có ở địa phương, các nhóm khác bổ sung. HS tự rút ra nhận xét.
I. Một số đại diện.
- Thân mềm có 1 số loài như: ốc sên, hến, vẹm, ốc nhồi, mực, bạch tuộc, sò.
- Sống ở cạn, ở nước ngọt, nước mặn.
- Chúng có lối sống vùi lấp, bò chậm chạp và di chuyển tốc độ cao (bơi).
Hoạt động 2: Một số tập tính ở thân mềm (15 phút)
 Mục tiêu: Trình bày được tập tính của thân mềm.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK và trả lời:
- Vì sao thân mềm có nhiều tập tính thích nghi với lối sống?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.6 SGK, đọc kĩ chú thích và thảo luận:
- ốc sên tự vệ bằng cách nào?
- ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ để trứng của ốc sên?
- GV điều khiển các nhóm thảo luận, chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.7, đọc chú thích và thảo luận:
- Mực săn mồi như thế nào?
- Hoả mù của mực có tác dụng gì?
- Vì sao người ta thường dùng ánh sáng để câu mực?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS đọc thông tin SGK trang 66 nêu được: Nhờ hệ thần kinh phát triển (hạch não) làm cơ sở cho tập tính phát triển.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến:
+ Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
+ Đào lỗ để trứng để bảo vệ trứng.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II. Một số tập tính ở thân mềm.
1. Tập tính đẻ trứng ở ốc sên.
2. Tập tính ở mực.
Hệ thần kinh của thân mềm phát triển là cơ sở cho giác quan và tập tính phát triển thích nghi với đời sống.
V. Củng cố. (4 phút)
 - HS trả lời các câu hỏi:
 - Kể đại diện khác của thân mềm và chúng có những đặc điểm gì khác với trai sống?
 - ốc sên bò thường để lại dấu vết trên lá cây, em hãy giải thích?
VI. Dặn dò. (1 phút)
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Đọc mục “Em có biết”.
 - Sưu tầm tranh, ảnh về thân mềm, vỏ trai, ốc, mai mực.

File đính kèm:

  • docTiet 20.doc