Giáo án: Sinh Học 7 - Tiết 2
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật
- Kể tên các ngành Động vật
2. Kĩ năng:
- Tư duy phân tích nhằm nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
3. Thái độ: - Yêu quý động vật trong thiên nhiên và động vật trong đời sống.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh vẽ H2.1, phiếu học tập. Bảng phụ b1, 2 SGK/T9, 11
2. Chuẩn bị của học sinh: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 1, 2 SGK/T9, 11
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tuần: 1 Ngày soạn: 14/08/2014 Tiết: 2 Ngày dạy: 20/08/2014 Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật - Kể tên các ngành Động vật 2. Kĩ năng: - Tư duy phân tích nhằm nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên. 3. Thái độ: - Yêu quý động vật trong thiên nhiên và động vật trong đời sống. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh vẽ H2.1, phiếu học tập. Bảng phụ b1, 2 SGK/T9, 11 2. Chuẩn bị của học sinh: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 1, 2 SGK/T9, 11 III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/Ổn định lớp: 7A1…………………………………………………………………………………………………………………………………………… 7A2…………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3/ Các hoạt động dạy và học a. Mở bài: Động vật và thực vật hai giới khác nhau hoàn toàn nếu nhìn từ bên ngoài nhưng chúng đều được xuất phát từ một nguồn gốc chung. Vậy, chắc chúng sẽ có điểm giống nhau? Động vật có vai trò như thế nào? Bài học này đề cập những nội dung liên quan các vấn đề đó. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH + Động vật giống thực vật ở điểm nào? + Động vật khác thực vật ở điểm nào? -Yêu cầu HS làm bài tập ở mục II SGK T10 + Đặc điểm giống nhau: Cấu tạo từ tế bào, lớn lên, sinh sản. + Đặc điểm khác nhau: di chuyển, dị dưỡng, thần kinh, giác quan, thành tế bào. - Hs suy nghĩ trả lời. Tiểu kết: - Giống: Cùng cấu tạo từ tế bào, cùng có khả năng sinh trưởng và phát triển. - Khác: Cấu tạo tế bàokhông có thành xenlulo, chỉ sử dụng được chất hữu cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển, hệ thần kinh và giác quan. - Đặc điểm chung của ĐV: Có khả năng di chuyển, dị dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan Hoạt động 2: SƠ LƯỢC PHÂN CHIA GIỚI ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Gv: Giới động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện ở H2.2 SGK sinh 7 chỉ học 8 ngành cơ bản - HS nghe ghi nhớ kiến thức Tiểu kết: - Có 8 ngành động vật: Động vật không xương sống 7ngành:ĐVNS, ruột khoang, các ngành giun, thân mềm, chân khớp, ĐVCXS Động vật cóxương sống gồm các lớp: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu hoàn thành bảng 2 - Gv treo bảng phụ 2 để học sinh chữa bài - Các nhóm trao đổi hoàn thành bảng 2. - Đại diện nhóm lên ghi kết quả STT CÁC MẶT LỢI HẠI TÊN LOÀI ĐỘNG VẬT ĐẠI DIỆN 1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho người: -Thực phẩm -Lông - Da -Gà, lợn, bò, trâu, thỏ, vịt… -Gà, cừu, vịt … -Trâu, bò… 2 Động vật dùng làm thí ngiệm: -Học tập nghiên cứu khoa học -Thử nghiệm thuốc -Eách, thỏ, chó -Chuột, chó 3 Động vật hỗ trợ con người: -Lao động -Giải trí -Thể thao -Bảo vệ an ninh -Trâu, bò ngựa, voi, lạc đà … -Voi, gà, khỉ… -Ngựa, chó, voi… -Chó 4 Động vật truyền bệnh -Ruồi, muỗi, rận, rệp … - Động vật có vai trò gì trong đời sống con người? + Có lợi ích nhiều mặt và cũng có tác hại đối với con người Tiểu kết: - Động vật mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người: +Động vật cung cấp nguyên liệu cho người +Học tập nghiên cứu khoa học +Động vật hỗ trợ con người: +Động vật dùng làm thí ngiệm - Tuy nhiên một số loài có hại: Động vật truyền bệnh IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1/ Củng cố: - Học sinh đọc kết luận sgk. HS trả lời câu hỏi SGK trang 12. 2/ Dặn dò: - Học bài, đọc mục:’’Có thể em chưa biết ‘’ - Chuẩn bị bài sau: Ngâm rơm cỏ khô vào bình nước truớc 3 ngày V/ RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- tiet 2 tuan 1 2014 2015.doc