Giáo án Sinh học 7 - Tiết 18: Kiểm tra viết - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức.

 - Nhận biết được môi trường sống của Trùng sốt rét.

 - Nhận biết được cách di chuyển của động vật nguyên sinh.

 - Nhận biết được hình thức sinh sản, cấu tạo của Thủy tức.

 - Nêu được cấu tạo, cách dinh dưỡng, tác hại của trùng kiết lị.

 - Nêu được cơ quan sinh sản của Giun đũa.

 - Giải thích được vì sao tỉ lệ trẻ em VN mắc bệnh giun sán cao.

 - Chỉ ra được các biêm pháp phòng tránh bệnh kiết lị, bệnh giun sán.

 2. Kĩ năng

 - Trình bày được các bước mổ Giun đất.

 - Trình bày bài kiểm tra sạch sẽ, đẹp mắt.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tích cực trong kiểm tra.

II. Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên

 Đề kiểm tra, đáp án, thang điểm.

 2. Học sinh

 - Giấy kiểm tra 1 tiết.

III. Ma trận

Chủ đề Các mức độ nhận thức

 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

 Cấp độ thấp Cấp độ cao

 TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Ngành Động vật nguyên sinh Nêu được cách di chuyển của ĐV Nguyên sinh. Biết được nơi kí sinh của trùng sốt rét Nêu được cấu tạo, cách dinh dưỡng, tác hại của trùng kiết lị. Chỉ ra được các biêm pháp phòng tránh bệnh kiết lị.

Số câu 2 1 1

Số điểm:

Tỉ lệ: 0,5 đ

16,7% 1,5 đ

50% 1,0 đ

33,3%

2. Ngành Ruột khoang Nêu được hình thức sinh sản, cấu tạo của Thủy tức.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 18: Kiểm tra viết - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
	Thủy tức có cơ thể (1) .., đối xứng tỏa tròn, sông bám, nhưng có khả năng di chuyển cậm chạp. Thành cơ thể có (2)  .. tế bào, gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa. Thủy tức bắt mồi nhờ 
(3)  Quá trình tiêu hóa thực hiện trong (4). Thủy tức sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính.
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 6. (2,5 điểm).
a. Em hãy nêu cấu tạo, cách dinh dưỡng và tác hại của Trùng kiết lị.
b. Chúng ta phải làm gì để phòng chống bệnh kiết lị.
Câu 7. (2,5 điểm)
Trình bày quy trình các bước mổ giun đất.
Câu 8. (3 điểm)
 a. Vì sao tỉ lệ trẻ em Việt Nam mắc bệnh giun sán lại lớn so với các nước khác trên thế giới?
 b. Làm thế nào để phòng tránh bệnh giun sán cho người?
Đáp án và thang điểm
Câu
Đáp án
Điểm
I.Trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2 
Câu 3 
Câu 4 
d
b
e
a
2 điểm
1 điểm
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu 5
1. Hình trụ
2. hai lớp 
3. tua miệng 
4. ruội túi
1 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
II. Tự luận
Câu 6
a. Trùng kiết lị có:
- Cấu tạo: 
+ Cơ thể là 1 tế bào
+ Có chân giả ngắn
+ Không có không bào.
- Dinh dưỡng:
+ Thực hiện qua mang tế bào
+ Nuốt hồng cầu ở ruột người
- Tác hại:
+ Gây bệnh kiết lị ở người.
b. Cách phòng chống bệnh kiết lị:
- Vệ sinh ăn uống sạch sẽ, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn bị ôi thiu.
- Khi bị bệnh phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
 8 điểm
2,5 điểm
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 7
Các bước mỗ giun đất:
- B1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh gim.
- B2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. 
- B3: Đổ ngập nước cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
- B4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
2,5 điểm
0,5
0,5
0,5
1,0 
Câu 8
a. Trẻ em Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh giun sán nhiều vì: 
- Trình độ dân trí VN còn thấp, đời sông nhân dân còn nhiều khó khăn chưa có sự quan tâm, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cho trẻ ( nhất là trẻ ở các vùng nông thôn, miền núi)
- Khí hậu VN thuộc vùng nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho trứng giun, sán phát triển trong các môi trường.
b. Các biện pháp phòng tránh bệnh giun sán cho người:
- vệ sinh môi trường và cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi về sinh.
- Vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn sống.
- Uống thuốc tẩy giun định kì hằng năm. 
3,0 điểm
1,5
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
3. Tổng kết, hướng dẫn học về nhà.
 - GV nhận xét tiết kiểm tra.
 - Xem trước bài 18 sgk và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Ngày soạn: 17/10/2010.
Ngày giảng: 19/10/2010.
Chương 4: Ngành thân mềm
Tiết 19
Bài 18: Trai sông
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Mô tả được các chi tiết cấu tạo của trai sông.
 - Nêu được các đặc điểm sinh lí: di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản, tự vệ thích nghi với lối sống dưới đáy bùn của trai sông
2. Kĩ năng
 - Quan sát các bộ phận của cơ thể trai bằng mắt thường hoặc kính lúp.
 - Tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm.
3. Thái độ
 - Có ý thức yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy và học
1. Giáo viên
 Mẫu vật: con trai, vỏ trai.
2. Học sinh.
 Mẫu vật: con trai, vỏ trai.
III. Phương pháp.
 Thảo luận nhúm, vấn đỏp- tỡm tũi, trực quan
IV. Tổ chức giờ học.
1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: 
2. Khởi động. ( 1 phút)
* Kiểm tra bài cũ. Không
* Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Giới thiệu đại diện nghiên cứu là con trai sông.
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hình dạng, cấu tạo (19 phút)
Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm của vỏ và cơ thể trai. Giải thích các khái niệm; áo, khoang áo.
Đồ dùng: con trai, vỏ trai
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.
- GV gọi HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.
- GV giới thiệu vòng tăng trưởng vỏ.
Kĩ thuật “ Mảnh ghép”
- B1: Yêu cầu các nhóm thảo luận ( 2 phút) trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm như thế nào?
+Nhóm 2: Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
+ Nhóm 3: Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
- B2: GV tổ chức thảo luận giữa các nhóm.
- B3: Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV chốt kiến thức
- GV giải thích cho HS vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
- GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.
- Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với cách tự vệ đó?
- GV giới thiệu: đầu trai tiêu giảm
- HS quan sát hình 18.1; 18.2, đọc thông tin SGK trang 62, quan sát mẫu vật, tự thu thập thông tin về vỏ trai.
- 1 HS chỉ trên mẫu trai sông.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:
+ Mở vỏ trai: cắt dây chằng phía lưng, cắt 2 cơ khép vỏ.
+ Mài mặt ngoài có mùi khét vì lớp sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát, khi cháy có mùi khét.
+ Cơ khép vỏ không hoạt động được nữa.
Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Ghi nhớ các đặc điểm của vỏ trai.
- HS đọc thông tin tự rút ra đặc điểm cấu tạo cơ thể trai.
- Cơ thể có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài; áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa: tấm mang
+ Trong: thân trai.
+ Chân rìu.
I. Hình dạng, cấu tạo
1. Vỏ trai
- Vỏ trai có 2 mảnh.
- Vỏ trai có lớp sùng bao bọc, lớp đá vôi ở giữa, lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng
2. Cơ thể trai
 - Cơ thể có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài; áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa: tấm mang
+ Trong: thân trai.
+ Chân rìu.
Hoạt động 2: Di chuyển (5 phút)
 Mục tiêu: Mô tả được cách di chuyển của Trai sông 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Trai di chuyển như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV mở rộng: chân thò theo hướng nào, thân chuyển động theo hướng đó.
- HS căn cứ vào thông tin và hình 18.4 SGK, mô tả cách di chuyển.
- 1 HS phát biểu, lớp bổ sung.
II. Di chuyển.
Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển.
Hoạt động 3: Dinh dưỡng (7 phút)
 Mục tiêu: Nêu được cách dinh dưỡng của trai
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm (2p) và trả lời:
+ Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang trai?
+ Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
- GV chốt lại kiến thức.
+ Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Nếu HS không trả lời được, GV giải thích vai trò lọc nước.
- HS tự thu nhận thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành đáp án.
- Yêu cầu nêu được:
+ Nước đem đến oxi và thức ăn.
+ Kiểu dinh dưỡng thụ động.
III. Dinh dưỡng
- Thức ăn: động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.
- Oxi trao đổi qua mang.
Hoạt động 4: Sinh sản (7 phút)
 Mục tiêu: Mô tả được cách sinh sản của trai sông
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
+ ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?
+ ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
- GV chốt lại đặc điểm sinh sản.
- HS căn cứ vào thông tin SGK, thảo luận và trả lời:
+ Trứng phát triển trong mang trai mẹ, được bảo vệ và tăng lượng oxi.
+ ấu trùng bám vào mang và da cá để tăng lượng oxi và được bảo vệ.
IV. Sinh sản.
- Trai phân tính.
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
4. Kiểm tra, đánh giá (4 phút)
 - Đọc kết luận SGK.
 - HS làm bài tập trắc nghiệm
	Khoanh tròn vào câu đúng:
1. Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.
2. Cơ thể trai gồm 3 phần đầu trai, thân trai và chân trai.
3. Trai di chuyển nhờ chân rìu.
4. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.
5. Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Đọc mục “Em có biết”.
 - Sưu tầm tranh, ảnh của một số đại diện thân mềm.
Họ và tên: 
..
Lớp 7
Điểm: 
 Kiểm tra 1 tiết
 Môn: Sinh học
 Thời gian: 45 phút
 Đề bài
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
 1. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng:
 	 a. Lông bơi b. roi c. Chân giả d. Cả a, b và c 
 2. Trùng sốt rét kí sinh ở:
 	 a. Ruột người	 b. Hồng cầu người	
 	 c. Gan trâu bò	 d. Da người
 3. Thủy tức có những hình thức sinh sản: 
 	a. Mọc chồi	b. Sinh sản hữu tính	c. Tái sinh
d. Nhân đôi	e. a,b,c đúng	f. a,b,c,d đều đúng 
 4. Cơ quan sinh dục của Giun đũa:
 a. Phân tính	b. Lưỡng tính	c. Không có cơ quan sinh dục 
Câu 2: Hãy chọn các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
	Thủy tức có cơ thể (1) .., đối xứng tỏa tròn, sông bám, nhưng có khả năng di chuyển cậm chạp. Thành cơ thể có (2)  .. tế bào, gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa. Thủy tức bắt mồi nhờ 
(3)  Quá trình tiêu hóa thực hiện trong (4). Thủy tức sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính.
II. Tự luận: (7 điểm)	
Câu 1. (2 điểm).
a. Em hãy nêu cấu tạo, cách dinh dưỡng và tác hại của Trùng kiết lị.
b. Chúng ta phải làm gì để phòng chống bệnh kiết lị.
Câu 2. (2 điểm)
Trình bày quy trình các bước mổ giun đất.
Câu 3. (3 điểm)
 a. Vì sao tỉ lệ trẻ em Việt Nam mắc bệnh giun sán lại lớn so với các nước khác trên thế giới?
 b. Làm thế nào để phòng tránh bệnh giun sán cho người?
Bài làm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 18.doc