Giáo án Sinh học 6 - Tiết 65: Bài tập - Hướng dẫn học sinh làm mộc nhĩ

Chọn gỗ và nhà xưởng:

Các loại gỗ có nhựa mủ màu trắng, thân gỗ mềm xốp, không độc, không có tinh dầu (sung, mít, bồ đề, si, thân cau, thân dừa.) thì có thể trồng mộc nhĩ tốt. Thời kỳ tốt nhất để trồng mộc nhĩ là từ cuối tháng 4 đến tháng 7 (đối với các tỉnh phía Bắc). Cần lưu ý là phải trồng mộc nhĩ trên thân cây còn tươi. Tốt nhất là sau khi chặt cây độ 5 - 7 ngày thì cấy giống. Không cấy giống trên cây đã khô. Các đoạn thân có đường kính từ 5cm trở lên đến cả các gốc thân đều có thể nuôi trồng mộc nhĩ. Cắt chúng ra thành đoạn. Tốt nhất là các đoạn có độ dài 1,2 - 1,5m và có đường kính 10 - 20 cm.

Nên đưa các đoạn gỗ đã cắt vào các nhà xưởng, các phòng bỏ không, thậm chí có thể dụng tạm các lán trại dưới các tán cây lớn để che được mưa, nắng, kín gió và nền sạch sẽ, dễ thoát nước. Ở vùng trung du, miền núi, có thể tận dụng các hang đá hoặc dựa vào sườn đồi để đào các hầm. Các hầm này có độ sâu từ 60 - 80 cm và vát ra ngoài khoảng 100 cm. Phía trên, lợp bằng tre, nứa, rơm rạ, cỏ tranh.

Chuẩn bị dụng cụ và giống:

Để trồng mộc nhĩ trên cây gỗ, phải dùng loại búa chuyên dụng để tạo lỗ trên thân cây. Cần chuẩn bị sẵn bình phun nước, một số bao tải gai hoặc chiếu cũ đã được giặt sạch, phơi khô để làm vật che phủ đống ủ.

Giống mộc nhĩ cần chuẩn bị thật chu đáo, không dùng giống quá già hay quá non. Nên chọn những chất giống trắng đều từ trên xuống là tốt nhất. Nên mua giống ở những cơ sở đáng tin cậy, không mua giống không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.

Cách trồng:

Cây gỗ sau khi đã chặt được cắt thành từng đoạn 1,2 - 1,5m. Nhúng hai đầu đoạn gỗ vào dung dịch nước vôi đặc để ngăn chặn mốc bệnh phát triển. Các chỗ sây xát cũng cần được bôi nước vôi. Phải loại bỏ các đoạn gỗ đã bị nấm mốc hoặc sâu bệnh đục phá bên trong, chặt gỗ khoảng một tuần lễ để gỗ chảy bớt nhựa.

Dùng búa tạo lỗ trên thân gỗ. Mỗi lỗ cách nhau 12 - 15cm sâu độ 2 - 2,5cm. Các hàng lỗ so le cách nhau 7 - 8cm. Tra giống vào các lỗ, mỗi lỗ cho đầy 2/3 chiều sâu, rồi dùng các phôi gỗ đậy kín lại. Sau đó, hoà xi măng đặc vừa phải quét lên các mặt lỗ đã được lấp kín bởi phôi gỗ. Làm như vậy để tránh các loại nấm, mốc xâm nhập vào trong cây.

Chăm sóc và thu hái:

Sau khi đã tra giống, xếp gỗ vào nhà ươm. Kê gạch để gỗ cách nền độ 15 - 20 cm và xếp theo hình khối cao tới 1,5m. Trên cùng, phủ các bao tải hoặc chiếu cũ đã được làm ướt. Hàng ngày, tưới nước vừa đủ ẩm lớp phủ, không nên tưới quá nhiều nước làm giống bị chết. Khoảng 15 - 20 ngày, đảo lại đống ủ cho đều, sau đó ủ tiếp khoảng 15 - 20 ngày nữa. Khi mộc nhĩ mọc, nên chuyển những đoạn gỗ này ra khu vực khác để tiện cho việc chăm sóc, thu hái. Nên chọn những cây to, mép xoăn hái trước, những cây nhỏ để lại. Quá trình thu hái kéo dài trong khoảng 6 - 8 tháng liên tục. Suốt giai đoạn này vẫn phải tưới nước sạch thường xuyên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 65: Bài tập - Hướng dẫn học sinh làm mộc nhĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy d¹y : / / 2012
TiÕt 65. Bµi tËp - h­íng dÉn häc sinh lµm méc nhÜ
 Mộc nhĩ không chỉ là một loại thực phẩm quý mà còn là một loại dược liệu, nó có thể chữa các bệnh bướu cổ, nóng trong, tóc bạc sớm. Mộc nhĩ có khả năng phát triển tốt trên rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau, không chỉ trên mùn cưa, vỏ lạc, trấu mà còn phát huy hiệu quả trên các loại cây gỗ. Xin giới thiệu cách trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ.
Chọn gỗ và nhà xưởng: 
Các loại gỗ có nhựa mủ màu trắng, thân gỗ mềm xốp, không độc, không có tinh dầu (sung, mít, bồ đề, si, thân cau, thân dừa...) thì có thể trồng mộc nhĩ tốt. Thời kỳ tốt nhất để trồng mộc nhĩ là từ cuối tháng 4 đến tháng 7 (đối với các tỉnh phía Bắc). Cần lưu ý là phải trồng mộc nhĩ trên thân cây còn tươi. Tốt nhất là sau khi chặt cây độ 5 - 7 ngày thì cấy giống. Không cấy giống trên cây đã khô. Các đoạn thân có đường kính từ 5cm trở lên đến cả các gốc thân đều có thể nuôi trồng mộc nhĩ. Cắt chúng ra thành đoạn. Tốt nhất là các đoạn có độ dài 1,2 - 1,5m và có đường kính 10 - 20 cm. 
Nên đưa các đoạn gỗ đã cắt vào các nhà xưởng, các phòng bỏ không, thậm chí có thể dụng tạm các lán trại dưới các tán cây lớn để che được mưa, nắng, kín gió và nền sạch sẽ, dễ thoát nước. Ở vùng trung du, miền núi, có thể tận dụng các hang đá hoặc dựa vào sườn đồi để đào các hầm. Các hầm này có độ sâu từ 60 - 80 cm và vát ra ngoài khoảng 100 cm. Phía trên, lợp bằng tre, nứa, rơm rạ, cỏ tranh... 
Chuẩn bị dụng cụ và giống:
Để trồng mộc nhĩ trên cây gỗ, phải dùng loại búa chuyên dụng để tạo lỗ trên thân cây. Cần chuẩn bị sẵn bình phun nước, một số bao tải gai hoặc chiếu cũ đã được giặt sạch, phơi khô để làm vật che phủ đống ủ. 
Giống mộc nhĩ cần chuẩn bị thật chu đáo, không dùng giống quá già hay quá non. Nên chọn những chất giống trắng đều từ trên xuống là tốt nhất. Nên mua giống ở những cơ sở đáng tin cậy, không mua giống không rõ nguồn gốc và kém chất lượng. 
Cách trồng:
Cây gỗ sau khi đã chặt được cắt thành từng đoạn 1,2 - 1,5m. Nhúng hai đầu đoạn gỗ vào dung dịch nước vôi đặc để ngăn chặn mốc bệnh phát triển. Các chỗ sây xát cũng cần được bôi nước vôi. Phải loại bỏ các đoạn gỗ đã bị nấm mốc hoặc sâu bệnh đục phá bên trong, chặt gỗ khoảng một tuần lễ để gỗ chảy bớt nhựa. 
Dùng búa tạo lỗ trên thân gỗ. Mỗi lỗ cách nhau 12 - 15cm sâu độ 2 - 2,5cm. Các hàng lỗ so le cách nhau 7 - 8cm. Tra giống vào các lỗ, mỗi lỗ cho đầy 2/3 chiều sâu, rồi dùng các phôi gỗ đậy kín lại. Sau đó, hoà xi măng đặc vừa phải quét lên các mặt lỗ đã được lấp kín bởi phôi gỗ. Làm như vậy để tránh các loại nấm, mốc xâm nhập vào trong cây. 
Chăm sóc và thu hái: 
Sau khi đã tra giống, xếp gỗ vào nhà ươm. Kê gạch để gỗ cách nền độ 15 - 20 cm và xếp theo hình khối cao tới 1,5m. Trên cùng, phủ các bao tải hoặc chiếu cũ đã được làm ướt. Hàng ngày, tưới nước vừa đủ ẩm lớp phủ, không nên tưới quá nhiều nước làm giống bị chết. Khoảng 15 - 20 ngày, đảo lại đống ủ cho đều, sau đó ủ tiếp khoảng 15 - 20 ngày nữa. Khi mộc nhĩ mọc, nên chuyển những đoạn gỗ này ra khu vực khác để tiện cho việc chăm sóc, thu hái. Nên chọn những cây to, mép xoăn hái trước, những cây nhỏ để lại. Quá trình thu hái kéo dài trong khoảng 6 - 8 tháng liên tục. Suốt giai đoạn này vẫn phải tưới nước sạch thường xuyên. 
Cứ khoảng 15 - 20 ngày, tiến hành đảo gỗ một lần, đảo đều từ trên xuống, từ ngoài vào trong để đảm bảo độ ẩm đồng đều cho mọi phía của khúc gỗ và cả đống gỗ. Cần điều chỉnh ánh sáng sao cho cây mộc nhĩ có màu nâu sẫm là được. Nên thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nền nhà và khu vực xung quanh nơi chất gỗ. 1 mét khối gỗ cho thu hoạch từ 20 - 25 kg mộc nhĩ khô. Khi kết thúc vụ nuôi trồng, ta có thể tận dụng gỗ để tận thu một năm nữa hoặc làm củi đun. 

File đính kèm:

  • docTIET 65 BAI TAP sinh hoc 6.doc