Giáo án Sinh học 6 - Tiết 60+61 - Năm học 2011-2012

1. Cơ quan sinh sản của thông là nón.

Đặc điểm nón cây Hạt trần:

Nón đực: Nhỏ, mọc thành cụm, Vảy (nhị) mang túi phấn, chứa hạt phấn.

 Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ, Vảy (lá noãn hở) mang lá noãn lộ ra ngoài.

 

2. Hạt kín là nhóm thực vật đã có hoa. Chúng có đặc điểm chung:

 Cơ quan sinh dưỡng:

 + Phát triển đa dạng: rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép

 + Trong thân có mạch dẫn phát triển.

 Cơ quan sinh sản:

 + Hoa: có bầu nhuỵ khép kín chứa noãn;

 + Hạt được giấu trong quả

Môi trường sống: đa dạng

3. CQSD (rễ, thân, lá; có mạch dẫn) ; CQSS (có hoa - bầu nhuỵ chứa noãn  hạt nằm trong quả); Đặc điểm tiến hoá: có bầu nhuỵ, hạt kín

4. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín là Hạt kín có hoa và quả chứa hạt bên trong.

 

5. Phân biệt đặc điểm về: rễ, thân, kiểu gân lá, cho ví dụ minh hoạ.

6. Phân loại thực vật là tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chung thành các bậc phân loại

7. + Thực vật bậc thấp có

Các ngành tảo: Chưa có thân, lá, rễ; sống ở nước là chủ yếu

 + Thực vật bậc cao có

Ngành Rêu: Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử; sống ở nơi ẩm ướt

Ngành Dương xỉ: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có bào tử

Ngành Hạt trần: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có hạt; có nón

Ngành Hạt kín: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có hạt; có hoa, quả

8. Để đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống, con người đã giữ lại một số cây mọc dại ở rừng để gieo trồng cho mùa sau. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 60+61 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Tiết: 60
Ngày soạn: 22 / 3 / 2012 
Ngày dạy: :
Ôn tập
Mục tiêu: 
Kiến thức: hệ thống hoá các kiến thức từ bài 40 . 
Kỹ năng: rèn kỹ năng: vẽ hình, hệ thống hoá kiến thức. 
Thái độ : Yêu thích môn học .
Chuẩn bị: hệ thống câu hỏi để hệ thống hoá kiến thức. 
III. Phương pháp: vấn đáp; trực quan.
IV. Các bước lên lớp 
 1.Ổn định tổ chức lớp : 
KTSS, ghi tên hs vắng.
 2.Kiểm tra bài cũ : Không
 3. Bài mới: Nhằm giúp các em hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương trình , chúng ta cùng nhau ôn tập qua tiết học hôm nay ! 
Hoạt động của giáo viên 
Hđ của học sinh
 Phần ghi bảng 
1. Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?
2. Đặc điểm chung cây Hạt kín ? 
+ Kể tên 5 cây hạt kín có dạng thân lá hoặc hoa quả khác nhau ?
3. Cây Hạt kín có những đặc điểm chung nào về CQSD và CQSS ? Cây Hạt kín tiến hoá hơn cây Hạt trần như thế nào ? 
4. Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất?
5. Phân biệt đặc điểm lớp 1 LM và lớp 2 LM ? Cho ví dụ ?
6. Thế nào là Phân loại thực vật ? Nêu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp.
7. Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mổi ngành đó.
8. Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của cây trồng có từ đâu?
9. Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Nêu một vài biện pháp cải tạo cây trồng? 
10. Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định ? Thực vật điều hoà khí hậu như thế nào ?
11. Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng?
12. Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?
13. Hãy nêu vai trò của thực vật trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán , giúp bảo vệ nước ngầm? 
14. Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đối với đời sống con người?
15. Thay thế các từ động vật, thực vật bằng tên con vật hoặc cây cụ thể
16. Ở địa phương em, có những cây Hạt kín nào có giá trị kinh tế?
-Gv chốt lại kiến thức .
-Trả lời – bổ sung 
-Trả lời – bổ sung
-Trả lời – bổ sung
-Trả lời – bổ sung
-Trả lời – bổ sung
1. Cơ quan sinh sản của thông là nón. 
Đặc điểm nón cây Hạt trần:
Nón đực: Nhỏ, mọc thành cụm, Vảy (nhị) mang túi phấn, chứa hạt phấn. 
 Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ, Vảy (lá noãn hở) mang lá noãn lộ ra ngoài.
2. Hạt kín là nhóm thực vật đã có hoa. Chúng có đặc điểm chung: 
Cơ quan sinh dưỡng: 
 + Phát triển đa dạng: rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép
 + Trong thân có mạch dẫn phát triển. 
Cơ quan sinh sản: 
 + Hoa: có bầu nhuỵ khép kín chứa noãn; 
 + Hạt được giấu trong quả 
Môi trường sống: đa dạng
3. CQSD (rễ, thân, lá; có mạch dẫn) ; CQSS (có hoa - bầu nhuỵ chứa noãn ® hạt nằm trong quả); Đặc điểm tiến hoá: có bầu nhuỵ, hạt kín
4. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín là Hạt kín có hoa và quả chứa hạt bên trong.
5. Phân biệt đặc điểm về: rễ, thân, kiểu gân lá, cho ví dụ minh hoạ. 
6. Phân loại thực vật là tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chung thành các bậc phân loại
7. + Thực vật bậc thấp có
Các ngành tảo: Chưa có thân, lá, rễ; sống ở nước là chủ yếu
 + Thực vật bậc cao có
Ngành Rêu: Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử; sống ở nơi ẩm ướt
Ngành Dương xỉ: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có bào tử
Ngành Hạt trần: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có hạt; có nón
Ngành Hạt kín: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có hạt; có hoa, quả
8. Để đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống, con người đã giữ lại một số cây mọc dại ở rừng để gieo trồng cho mùa sau. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại.
9. Do con người tác động mà cây trồng khác cây dại ở bộ phận mà con người sử dụng. Để cây trồng cho nâng suất cao cần thường xuyên cải tạo cây trồng bằng cách: 
+ Cải biến tính di truyền: lai, chiết, ghép, chọn giống, cải tạo giống, nhân giống ...
 	+ Chăm sóc: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh
10. Nhờ quá trình quang hợp và quá trình hô hấp mà thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí. Điều này giúp cho sự tồn tại của các sinh vật trên Trái Đất.
11. Vì cây xanh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hàm lượng khí oxi và khí cacbonic đảm bảo sự tồn tại của sinh giới. Ngoài ra, thực vật còn có vai trò ngăn bụi, diệt khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu.
12. Trồng rừng ở phía ngoài đê là để rễ cây giữ đất bờ đê không bị xói lở.
13. Thực vật nhờ có tán lá và hệ rễ nên góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán. Thực vật giúp giữ lại nước đâu nguồn khi mưa nên thấm vào đất tạo thành nước ngầm 
14. Thực vật cung cấp ôxy và thức ăn cho động vật và cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho động vật.
Thực vật có công dụng nhiều mặt: như cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, thuốc quý ... cho con người. Có khi cùng một cây nhưng có nhiều công dụng khác nhau tuỳ bộ phận sử dụng.
15. cỏ thỏ hổ 
16. HS nêu vài loài cây có giá trị ở địa phương.
4. Củng cố: xem lại các nội dung đã học
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài Vi khuẩn
Tuần: 31
Tiết: 61
Ngày soạn: 22 / 3 / 2012 
Ngày dạy:
Chương X: VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y
Bài 50: VI KHUẨN 
MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
-	Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên. 
-	Nắm được các đặc điểm chính của vk về: kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng và phân bố. 	
2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:-Giáo dục lòng yêu thích môn học. 
THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-	Tranh Các dạng vi khuẩn 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- 	Đọc bài trước ở nhà.
PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phương pháp dùng lời
-	Phương pháp trực quan
 - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp : Ktss 
Kiểm tra bài cũ :
? Đa dạng của thực vật là gì? Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam giảm sút? 
NTính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. 
Nguyên nhân: nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
 ?. Thế nào là thực vật quý hiếm?
NThực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
?. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
N-	Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
-	Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
-	Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
-	Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt
-	Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. 
3. Bài mới : VI KHUẨN
Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
a. Hình dạng
- GV cho HS quan sát tranh -> cho HS trao đổi: Vi khuẩn có những hình dạng nào ?
- GV chỉnh lại tên gọi cho chính xác.
- GV lưu ý dạng vi khuẩn sống thành từng đám hay từng chuỗi nhưng mỗi vi khuẩn vẫn là dơn vị sống độc lập.
b. Kích thước
- GV cung cấp thông tin: Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ (một vài phần nghìn mm), phải quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn. 
c. Cấu tạo
- GV cho HS đọc thông tin -> trả lời CH:
1. Nêu cấu tạo tế bào của vi khuẩn 
2. So sánh cấu tạo tế bào của vi khuẩn với tế bào thực vật. 
- GV chốt kiến thức
- GV cung cấp thêm thông tin: một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được.
- HS quan sát tranh -> trao đổi đạt: Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi đạt:
N Đơn bào, có vách tế bào, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. 
N. Khác tế bào thực vật, vi khuẩn không có diệp lục, chưa có nhân hoàn chỉnh.
- HS ghi bài
- HS lắng nghe.
Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, có nhiều dạng và cấu tạo đơn giản (chưa có nhân hoàn chỉnh).
Hoạt động 2: Cách dinh dưỡng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:
1. Vi khuẩn không có diệp lục, vậy nó sống bằng cách nào ?
2. Có mấy cách dinh dưỡng của vi khuẩn ? 
- GV chốt ý.
- GV giải thích cách dinh dưỡng của vi khuẩn:
+ Hoại sinh: sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy.
+ Ký sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác.
- HS tìm thông tin trả lời câu hỏi đạt:
N. Chúng sử dụng chất hữu cơ sẵn có (dinh dưỡng dị dưỡng)
N. Dinh dưỡng dị dưỡng bằng cách: hoại sinh và kí sinh.
- HS ghi bài 
 Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng: hoại sinh và kí sinh. Trừ một số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.
Hoạt động 3: Phân bố và số lượng 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin -> trả lời câu hỏi:
1.Vi khuẩn phân bố trong tự nhiên như thế nào ?
- GV chốt ý.
- GV mở rộng: Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi tế bào, nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sinh sản rất nhanh
 Khi gặp điều kiện bất lợi (khó khăn về thức ăn và nhiệt độ) -> vi khẩn kết bào xác.
-> giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- HS đọc thông tin -> trả lời câu hỏi đạt:
N.Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn.
- HS ghi bài
- HS lắng nghe.
 Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật 
 Vi khuẩn có số lượng loài rất lớn. 
4. Củng cố: Nhắc lại hình dạng, kích thước, cấu tạo vi khuẩn
5. Dặn dò: Học bài, xem phần còn lại của bài.

File đính kèm:

  • doctuan 31tiet 6061.doc
Giáo án liên quan