Giáo án Sinh học 6 tiết 45 đến tiết 48

Hoạt động 1(13’) Cá nhân.

GV: Giới thiệu tảo xoắn bằng mẫu vật và trên tranh vẽ.

GV: Treo bảng phụ, hướng dẫn HS thảo luận: nghiên cứu TT sgk, quan sát mẫu vật mang đến và tranh vẽ H37-1,2 sgk.

CH: Nêu nhận xét về hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn?

CH: TB của tảo xoắn có gì giống với TB của thực vật? (vách TB nằm ở nằm ở ngoài màng TB, chất TB có 1 hoặc nhiều không bào lớn, có sắc tố quang hợp.)

CH: Vì sao tảo xoắn có màu lục?

GV: Giới thiệu về tên gọi tảo xoắn: do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa diệp lục.

CH: Tảo xoắn sinh sản nh thế nào?

(+sinh dỡng: phân đôi TB hay cắt dời từng đoạn tảo.

+Tiếp hợp: kết hợp giữa 2 TB của 2 sợi gần nhau thành hợp tử -> cây tảo mới vì vậy tảo xoắn còn có tên khác là tảo tiếp hợp)

GV: Chốt kiến thức.

 

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 45 đến tiết 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H: Qua bảng trên cho biết rong mơ và cây đậu có gì giống và khác nhau? (giống về hình thức còn khác nhau về cấu tạo)
CH: rong mơ giống, khác tảo xoắn như thế nào?
(+ giống: đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có thân , rế , lá, có thể màu.
+ khác: hình dạng, màu sắc.)
Hoạt động 3(8’) Cả lớp.
GV: Giới thiệu với cả lớp 1 số tảo thường gặp (sgkT124, 125), tảo đỏ, tảo nâu (dài khoảng 45m), tảo phù du 
CH: nhận xét hình dạng các tảo trên? có thể chia thành mấy nhóm?
(chia làm 2 nhóm: tảo đơn bào và tảo đa bào).
CH: Như vậy sự đa dạng của tảo được thể hiện như thế nào? (hình dạng, màu sắc, cấu tạo)
CH: Qua qs hãy chỉ ra sự khác nhau và giống nhau giữa 2 nhóm tảo trên bằng cách hoàn thành bài tập điền từ sau:
- Tảo là những thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm . hoặc. TB, cấu tạo rất , có nhiều .. khác nhau và luôn có chất .
- Hâù hết tảo sống ở ..
Hoạt động 4(7’) Nhóm lớn
CHTL 4’: Dựa vào TTsgk và hiểu biết hãy nêu lợi ích và tác hại của tảo? Lấy ví dụ ?
HS: Sau khi TL, báo cáo,lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Bổ sung thêm 1 số TT về vai trò của tảo: thạch được làm từ rau câu,
2) Một vài tảo khác thường gặp.
a)Tảo đơn bào: tảo tiểu cầu, tảo silíc, 
b)Tảo đa bào: tảo vòng, rau diếp biển, tảo sừng hươu, 
KL: 
- Tảo là những thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm 1 hoặc nhiều TB, cấu tạo rất đơn giản, có nhiều màu khác nhau và luôn có chất diệp lục.
- Hâù hết tảo sống ở nước.
3) Vai trò của tảo.
+ Lợi ích:
- cung cấp oxi, thức ăn cho đv, người.
- làm thuốc, phân bón, nguyên liệu CN, 
+ Tác hại: gây hiện tượng “nước nở hoa”, làm lúa khó đẻ nhánh
4. Củng cố:
- HS đọc KL sgk
CH: Tại sao không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thực sự? 
5. Dặn dò:
Học bài, làm bài tập.
Chuẩn bị mẫu vật: cây rêu/ nhóm.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Soạn: 10/3/08 Tiết 46 –bài 38
Giảng:
 Rêu – cây rêu
I/ Mục tiêu.
1) Kiến thức:
- HS nắm được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt được rêu với tảo và cây có hoa.
- Nắm được đặc điểm sinh sản của rêu.
- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.
2) Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, đối chiếu, lấy mẫu vật.
3) Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên.
II/ PTDH.
1) GV:
+ Vật mẫu: Cây rêu (có cả túi bào tử)
+ Tranh phóng to H38-1,2.
+ Kính lúp cầm tay cho HS.
2) HS:
+ Mẫu vật: cây rêu theo nhóm.
III/ Hoạt động dạy – học:
1) ổn định:
2) Kiểm tra:
CH: nêu đặc điểm cấu tạo chung của tảo?
CH: Tảo có vai trò như thế nào? lấy ví dụ?
3) Bài mới: mở bài sgk
Hoạt động của GV+HS
Nội dung
Hoạt động 1(5’) Cá nhân
GV: y/c HS dựa vào hiểu biết thực tế và TT sgk hãy cho biết môi trường sống của rêu có đặc điểm như thế nào?
HS: Trình bày về môi trường sống của rêu.
Hoạt động 2(15’) Nhóm.
GV: y/c từng nhóm nhỏ quan sát cây rêu mang đến, đối chiếu với hình vẽ sgk, nhận biết các bộ phận của cây rêu.
GV: Treo tranh vẽ, y/c 1-2 HS lên xác định trên tranh vẽ các bộ phận của cây rêu (GV cần lưu ý cho HS biết phân biệt cây rêu con với cây rêu trưởng thành mang cơ quan sinh sản)
CH: Dựa vào TTsgk, kiến thức đã học hãy cho biết cấu tạo của cây rêu có gì giống và khác với rong mơ? (giống: về hình thức, có diệp lục, đa bào.
Khác: rêu sống trên cạn, có thân, lá, rễ giả có mạch dẫn)
CH: Rêu có gì giống và khác với cây có hoa đã học? (giống: có thân, lá, rễ.
Khác: không có hoa, quả, hạt, rễ giả, không có cành, lá và thân không có mạch dẫn)
CH: Tại sao rêu được xếp vào nhóm TV bậc cao?
Hoạt động 2 (20’) Cá nhân
GV: y/c HS quan sát mẫu vật, đối chiếu H38-2 sgk và xác định vị trí túi bào tử của rêu, phân biệt các phần của túi bào tử. 
HS: tự xác định, sau đó 1-2 HS xác định trên tranh vẽ. (túi bào tử có 2 phần: mũ ở trên và cuống ở dưới)
GV: y/c HS quan sát các chi tiết trong H38-2, đọc chú thích và trả lời các câu hỏi sau:
CH: Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào?
CH: Rêu sinh sản bằng gì?
CH: Trình bày sự sinh sản và phát triển của rêu trên tranh vẽ?
GV: Cho HS đọc phần chú ý để thấy được hình thức sinh sản của rêu phức tạp, tiến hoá hơn tảo)
GV: y/c HS TLNN3’ nêu ích lợi và tác hại của rêu?
HS: TL, báo cáo, nhận xét, bổ sung.
GV: KL. Bổ sung TT về lợi ích và tác hại của rêu.
Môi trường sống của rêu.
Trên cạn, chỉ sống ở nơi ẩm ướt.
Quan sát cây rêu.
Thân ngắn, không phân cành, trong thân không có mạch dẫn
Lá nhỏ, mỏng, mọc quanh thân, chưa có đường gân thật sự.
Rễ giả, có khả năng hút nước.
Túi bào tử và sự phát triển của rêu.
Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử.
Rêu sinh sản bằng bào tử.
Bào tử gặp đất ẩm nảy mầm thành cây rêu con.
Vai trò của rêu.
(sgk)
 4) Củng cố:
GV cho HS làm bài tập điền từ sau:
Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có thân, lá , chưa có rễ thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có mạch dẫn. Rêu sinh sản bằng bào tử được chứa trong túi bào tử, cơ quan này nằm ở ngọn của cây rêu.
CH: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống chỗ ẩm ướt?
( Chức năng hút nước và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh, việc hút nước và muối khoáng hoà tan trong nước phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt)
5) Dặn dò:
Học bài, làm bài tập.
Lấy cây dương xỉ, cấy phải có cả lá non và lá già (mặt dưới lá có các đốm đen)
IV/ RKN:
.
.
.
.
Họ tên:Vũ Duy Đa
Trường THCS Cam Đường
 Soạn: /3/08/010
Tiết 47 – bài 39 Giảng: 
Quyết – cây dương xỉ
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:
-Mô tả được quyết(cây dương xỉ)là thực vật có rễ,thân,lá,có mạch dẫn.Sinh sản bằng bào tử
2) Kĩ năng:
- Sưu tầm mẫu vật,tranh ảnh về quyết.
3) Thái độ:
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II/ PTDH.
1) GV:
- Mẫu vật: cây dương xỉ.
- Tranh vẽ H39-2.Túi bào tử và sự phát triển của bào tử
2) HS:
- Mẫu vật: cây dương xỉ theo nhóm 2.
III/ Hoạt động dạy – học:
1) ổn định:
 6A  6B .
2) Kiểm tra:
CH: so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?
CH: so sánh với cây có hoa, rêu có gì khác?
* Khởi động(sgk)
3) Bài mới:
Hoạt động của GV+HS
Nội dung
Hoạt động 1(20’) Tìm hiểu cây dương xỉ
*MT:HS nhận dạng,mô tả được quyết là TV có rễ,thân,lá,có mạch dẫn.Sinh sản bằng bào tử
*TH:HĐN .
GV: y/c các nhóm trình bày mẫu vật lên bàn, GV nhận xét. 
CH: Các em cho biết khi tìm thấy cây dương xỉ em thấy môi trường sống của chúng có đặc điểm gì? có gì khác rêu?
GV: Tại sao cây dương xỉ có thể sống được ở môi trường rộng và khô hơn rêu, ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo các cơ quan sinh dưỡng của rêu.
a) Cơ quan sinh dưỡng.
GV: Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật, chú ‎ ý so sánh với hình vẽ sgk 39-1 để xác định các cơ quan sinh dưỡng của cây. chú ‎ ý đặc điểm lá non, lá già.
HS: quan sát, nhận biết.
GV: y/c 1-2 HS xác định trên mẫu vật và tranh vẽ các cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ, treo bảng phụ hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ (2’) so sánh cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng của cây DX với cây rêu:
Rêu
Dương xỉ
Rễ: rể giả có khả năng hút nước.
Rễ thật
Thân: Nhỏ, không phân cành
Thân hình trụ, nằm ngang
Lá: nhỏ, chưa có gân lá.
Lá già duỗi thẳng, lá non cuộn lại ở đầu.
Mạch dẫn: chưa có
Có mạch dẫn chính thức.
GV: Hướng dẫn HS gắt 1 lá cây dương xỉ và so sánh với rêu để thấy cây DX đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển.
b) Túi bào tử và sự pt của DX.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm nhỏ tìm túi bào tử mặt dưới lá già, đối chiếu với H39-2 sgk, tiếp theo gạt nhẹ làm cho túi bào tử rơi ra trên giấy và quan sát. 
HS: quan sát túi bào tử.
GV: Giới thiệu trên tranh vẽ để HS nhìn rõ túi bào tử và các bào tử.
CH: xác định trên tranh vẽ vòng cơ, nhận xét vị trí của vòng cơ và cho biết chúng có tác dụng gì?
CH: Dựa vào tranh vẽ hãy trình bày quá trình sinh sản và phát triển của dương xỉ bằng cách hoàn thành bài tập sau:
Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa (túi bào tử). Vách túi bào tử có 1 vòng cơ, vòng cơ có tác dụng (đẩy bào tử bay ra xa) khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành (nguyên tản) rồi từ đó mọc ra (cây DX con)
CH: Nguyên tản có tồn tại mãi không?
CH: so sánh với quá trình sinh sản và pt của DX với rêu bằng cách hoàn thành bài tập sau: 
DX sinh sản bằng (bào tử) như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có (nguyên tản ) do bào tử pt thành.
GV: cùng HS chữa bài tập và rút ra KL: DX sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Hoạt động 2(18’) Tìm hiểu một vài loại dương xỉ thường gặp
*MT:Mô tả được một vài loại dương xỉ thường gặp
*TH:
a) quan sát 1 vài loại DX thường gặp.
GV: y/c HS quan sát tranh ảnh sgk về 1 số DX thường gặp khác.
CH: qua quan sát các cây dương xỉ thuộc họ quyết em thấy chúng có đặc điểm bên ngoài nào giống nhau, dễ nhận biết? (lá non cuộn lại).
b) quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
GV: y/c HS đọc mục 3, trả lời câu hỏi: 
+ Cho biết đặc điểm của quyết cổ đại?
+ Than đá được hình thành như thế nào?
(khí hậu đang nóng trở nên lạnh đột ngột và nhiều thiên tai như núi lửa , khói bụi che phủ bầu trời Trái đất trong nhiều năm ảnh hưởng tới sự quang hợp của thực vật)
HS: trình bày, nhận xét.
GV: KL, liên hệ với thời đại khủng long cách đây khoảng 300 triệu năm.
1) quan sát cây dương xỉ.
a) Cơ quan sinh dưỡng:
Có thân, lá, rễ thật và có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển.
b) Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ.
Túi bào tử (cơ quan sinh sản) nằm ở mặt dưới lá già.
Rêu sinh sản bằng bào tử.
Bào tử à nguyên tản 
 (Thụ tinh)
 cây DX 
2) Một vài loại dương xỉ thường gặp.
Cây lông culi, cây rau bợ, cây rau rớn, 
3) quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
 Sự biến đổi của vỏ trái đất
Quyết cổ đại chết
 (vi khuẩn, sức nóng, sức ép)
 Than đá
4) Củng cố
HS đọc KL sgk.
Làm BT: Hãy chọn ‎ ý đúng nhất:
1) Cây DX tiến hoá hơn cây rêu ở đặc điểm:
a- lá có diệp lục.
b- có mạch dẫn (X)
c- thân nằm ngang
2) Cây DX khác cây xanh có hoa ở đặc điểm:
a- có rễ, thân , lá thật
b- sinh sản bằng bào tử. (X)
c- có mạch dẫn,
3) Nhận biết 1 cây thuộc nhóm quyết:
a- Rễ chùm
b- Thân nhỏ, mềm
c- lá non cuộn tròn có lông trắng. (X)
5) Dặn dò:
Học bài, ôn tập từ đầu HKII.
IV) Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
Soạn: 19/3/08
Giảng: 21/3/08 Tiết 48 
ôn tập
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về Thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Kiến thức trọng tâm về quả và hạt, về các nhóm thực vật.
2) Kĩ năng:
Tổng hợp, khái quát kiến thứ

File đính kèm:

  • docT45- 48 sinh6.doc
Giáo án liên quan