Giáo án Sinh học 6 - Tiết 27, 28

- GV cho HS nghiên cứu độc lập SGK trả lời 2 câu hỏi

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để lựa chọn thí nghiệm

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày tên thí nghiệm và giải thích lý do của nhóm mình .

- Sau khi thảo luận xong GV hỏi : Sự lựa chọn nào là đúng

- GV chốt lại đáp án đúng như trong sách GV cho HS rút ra kết luận

- GV cho HS nghiên cứu SGK hình 24.3/61 - HS đọc mục thông tin ? SGK trả lời câu hỏi của GV

- HS trong nhóm tự nghiên cứu 2 thí nghiệm quan sát hình 24.3 trả lời câu hỏi mục ? /81 sau đó thảo luận nhóm để thống nhất câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày kết quả ? các nhóm khác nhận xét bổ xung

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 27, 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :14 Ngày soạn : 09/11/2010
 Tiết : 27 Ngày giảng : 
BÀI 24 : PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU ?
I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải : 
1. Kiến thức :
- HS lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận : Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá cây thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước .Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá . Nắm được những điều kiệnbên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá , giải thích ý nghĩa của 1 số biên pháp kỹ thuật trồng trọt .
2. Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng quan sát , nhận biết so sánh kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức.
3. Thái độ : 
- GD lòng say mê môn học , ham hiểu biết 
II. Chuẩn bị:
1. GV : Tranh vẽ phóng to hình 24.3 SGK
2. HS : xem bài cấu tạo trong của phiến lá 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Mở bài: Chúng ta đều biết cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho các hoạt động sống hàng ngày nên rễ phải hút rất là nhiều nước . Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ cần phần lớn nước đi về đâu à bài mới 
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu ?
* Mục tiêu : HS biết nhận xét kết quả thí nghiệm , so sánh thí nghiệm ,lựa chọn thí nghiệm chứng minh đúng nhất
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS nghiên cứu độc lập SGK trả lời 2 câu hỏi 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để lựa chọn thí nghiệm 
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày tên thí nghiệm và giải thích lý do của nhóm mình .
- Sau khi thảo luận xong GV hỏi : Sự lựa chọn nào là đúng 
- GV chốt lại đáp án đúng như trong sách GV cho HS rút ra kết luận 
- GV cho HS nghiên cứu SGK hình 24.3/61
- HS đọc mục thông tin 5 SGK trả lời câu hỏi của GV 
- HS trong nhóm tự nghiên cứu 2 thí nghiệm quan sát hình 24.3 trả lời câu hỏi mục Đ /81 sau đó thảo luận nhóm để thống nhất câu hỏi 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả à các nhóm khác nhận xét bổ xung 
* Tiểu kết 1 : Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua lá ở các lỗ khí
Hoạt động 2 : Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
* Mục tiêu : Sự thoát hơi nước qua lá làm cho mát lá
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi : Sự thoát hơi nước có ý nghĩa như thế nào đối với cây 
-1 HS đọc to thông tin trang 81 SGK các HS khác theo dõi . – 1 HS trả lời 
* Tiểu kết 2 : Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá giữ lá khỏi bị đốt nóng
Hoạt động 3 : Những điều kiện bean ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá
* Mục tiêu : Thấy được các điều kiện thời tiết, khí hậu( ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm ) ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Vì sao người ta làm như vậy ? 
- Sự thoát hơi nước ở lá phụ thuộc vào những điều kiện nào 
- 1 HS đọc to thông tin 5 cuối trang 81 các HS khác theo dõi 
- Thảo luận chung cả lớp 
* Tiểu kết 3 : Các điều kiện bên ngoài như ánh sáng , nhiệt độ , độ ẩm , gió , không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá
3. Kết luận chung : gọi 1 Hs đọc phần kết luận cuối bài 
4. Kiểm tra đánh giá 
- HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK /82
5. Dặn dò : 
- Học bài trả lời câu hỏi SGK . Đọc mục em có biết .
- Chuẩn bị một số cây : cây xương rồng , củ hành , củ dong 
- Kẻ sẵn bảng trang 85 vào vở bài tập 
* Rút Kinh Nghiệm .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần :14 Ngày soạn : 11/11/2010
 Tiết : 28 Ngày giảng : 
BÀI 25 : BIẾN DẠNG CỦA LÁ
I. Mục tiêu : Sau bài này học phải :
1. Kiến thức : 
- Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng của một số lá biến dạng , từ đó biết được ý nghĩa biến dạng của lá 
2. Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng quan sát , nhận biết kiến thức từ mẫu và tranh 
3. Thái độ : 
- GD ý thức bảo vệ thực vật 
II . Chuẩn bị:
1. GV : tranh vẽ các loại lá biến dạng 
2. HS : cây xương rồng , củ hành , củ dong
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 6a 1.. 6a 2 6a 3 6a 4.
2. Bài mới:
a. Mở bài: : Phiến lá thường có bản dẹp , chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây . Nhưng ở một số cây do thực hiện những chức năng chính khác lá đã bị biến dạng .
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số loại lá biến dạng
* Mục tiêu : Tìm thấy những dạng đặc biệt của lá với những chức năng mới
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV Y/C HS hoạt động theo nhóm , quan sát hình trả lời câu hỏi SGK/83
- GV quan sát các nhóm giúp các nhóm yếu 
- kẻ bảng phụ trang 85 SGK
- GV cùng HS phân tích mẫu 
- GV treo tranh 25.6,25.7 
- cây nắp ấm và cây bèo đết có đặc điểm như thế nào và tác dụng gì ?
- Vùng đất như thế nào thì có những loại cây này 
- Hoạt động nhóm , đọc y/c ởĐ /83 SGK để mẫu lên bàn trao đổi thư ký ghi vào bảng nháp của tổ 
- 3 nhóm HS nhận xét điền vào bảng , nhóm khác góp ý kiến 
- HS quan sát tranh , 1 HS sinh đọc to thông tin 5 / 83
- Thảo luận chung cả lớp 
* Tiểu kết 1 :
- Lá biến thành gai ( xương rồng ) : Làm giảm sự thoát hơi nước 
- Lá biến thành tua cuốn ( đậu hà lan ) : giúp cây leo lên cao 
- lá biến thành tay móc ( cây mây ) : giúp cây bám để leo lên cao 
- Lá biến thành vảy ( củ dong ta ) : che chở bảo vệ cho chồi của thân rễ 
- Lá dự trữ ( củ hành ) : Chứa chất dự trữ cho cây 
- Lá bắt mồi ( cây bèo đất , nắp ấm ) bắt và tiêu hoá ruồi , sâu bọ 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá 
* Mục tiêu : So sánh đặc điểm hình thái chức năng chủ yếu của lá biến dạng với lá bình thường .
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Y/C HS xem lại bảng đã làm và gợi ý 
+ Có nhận xét gì về đặc điểm hình thái các lá biến dạng so với lá thường . những lá biến dạng có tác dụng gì đối với cây ?
- HS xem bảng thống kê 
- Thảo luận chung cả lớp 
* Tiểu kết 2 : Lá 1 số cây biến đổi hình dạng để thích nghi với điều kiện sống
3.Kết luận chung : Gọi HS đọc phần kết luận chung 
4.Kiểm tra đánh giá :
 HS trả lời câu hỏi 1,2 cuối bài 
5. Dặn dò : Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Chuẩn bị theo nhóm 1 số mẫu : đoạn rau má , củ khoai lang có mầm , củ gừng , củ nghệ lá cây thuốc bỏng 
6. Rút Kinh Nghiệm :
..
....

File đính kèm:

  • docCHU TUAN 14.doc
Giáo án liên quan