Giáo án Sinh học 6 - Tiết 25: Quang hợp (Tiếp theo) - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến chất vô cơ (nước, muối khoáng, cacbonic) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải oxi làm không khí luôn cân bằng

- Khái niệm quang hợp

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh phân tích thí nghiệm, khái quát hoá

3. Thái độ :

 - Giáo dục lòng ham mê môn học và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thực vật

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1.Giáo viên : Thực hiện trước thí nghiệm , mang lá ở thí nghiệm đến lớp để thử kết quả thí nghiệm với dung dịch iốt

2. Học sinh: ôn lại kiến thức cấu tạo trong của lá, của rễ và ôn lại bài trước

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)

Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng

6A2 .

6A3 .

6A4 .

6A5 .

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Cây chế tạo được chất gì khi có ánh sáng? nhờ bộ phận nào ?

+ Lá cây thải ra khí gì trong quá trình chế tạo tinh bột? Vì sao em biết?

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài: (1’)Bài trước chúng ta đã biết khi có ánh sáng, cây chế tạo được tinh bột và thải ra khí oxi. Vậy cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?

 Hoạt động 1: CÂY CẦN NHỮNG CHẤT GÌ ĐỂ CHẾ TẠO TINH BỘT(20’)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 25: Quang hợp (Tiếp theo) - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	 Ngày soạn: 08/11/2014
Tiết 25	 Ngày dạy: 12/11/2014
Bài 21: QUANG HỢP ( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến chất vô cơ (nước, muối khoáng, cacbonic) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải oxi làm không khí luôn cân bằng
- Khái niệm quang hợp 
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh phân tích thí nghiệm, khái quát hoá 
3. Thái độ :
 - Giáo dục lòng ham mê môn học và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thực vật 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1.Giáo viên : Thực hiện trước thí nghiệm , mang lá ở thí nghiệm đến lớp để thử kết quả thí nghiệm với dung dịch iốt 
2. Học sinh: ôn lại kiến thức cấu tạo trong của lá, của rễ và ôn lại bài trước 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
6A2
..
6A3
..
6A4
..
6A5
..
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Cây chế tạo được chất gì khi có ánh sáng? nhờ bộ phận nào ? 
+ Lá cây thải ra khí gì trong quá trình chế tạo tinh bột? Vì sao em biết?
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: (1’)Bài trước chúng ta đã biết khi có ánh sáng, cây chế tạo được tinh bột và thải ra khí oxi. Vậy cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?
 Hoạt động 1: CÂY CẦN NHỮNG CHẤT GÌ ĐỂ CHẾ TẠO TINH BỘT(20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
+ Qua đoạn thông tin trên, cây cần chất gì để chế tạo tinh bột. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 21.4 , 21.5 
- GV yêu cầu Hs nhắc lại thí nghiệm 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
+ Điều kiện trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào ?
+ Lá cây trong chuông nào không thể tổng hợp được tinh bột ? Vì sao ?
- GV cho Hs của nhóm trả lời, Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
- GV rút ra kết luận và mở rộng kiến thức 
- HS đọc thông tin trong SGK 
+ Cây cần nước
- HS quan sát hình 
- HS nhắc lại thí nghiệm 
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
 + Chuông A có ánh sáng còn chuông B không có ánh sáng 
 + Chuông B không tổng hợp được chất tinh bột vì không có ánh sáng 
- HS trả lời các câu hỏi. Hs khác nhận xét 
- HS rút ra kết luận 
Tiểu kết: Cây cần có khí CO2 và nước để tổng hợp chất tinh bột 
Hoạt động 2: KHÁI NIỆM QUANG HỢP (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK 
- GV gọi HS viết lại sơ đồ quang hợp lên bảng . HS trả lời câu hỏi 
+ Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để tổng hợp chất tinh bột ?
+ Lá cây chế tạo được tinh bột trong những đỉều kiện nào? 
+ Vậy quang hợp là gì ? 
+ Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao? 
+ Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? Vì sao em biết?
- GV nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức.
- HS đọc thông tin trong SGK
- HS trình bày sơ đồ quá trình quang hợp, trả lời các câu hỏi.
 + Sử dụng khí CO2 và nước 
+ Có ánh sáng mặt trời 
+ Quá trình quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục sử dụng nước và khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí Oxi 
+ Có vì có diệp lục
+ Do thân đảm nhận vì thân có màu xanh
Tiểu kết: 
 Ánh sáng
- Sơ đồ: Nước + Khí cácbonic -----> Tinh bột + Khí oxi
 (rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí) (trong lá) (lá nhả ra ngoài MT)
- Quá trình quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục sử dụng nước và khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí Oxi 
- Từ tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan , lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố:(6’) 
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ, mục “Em có biết ”
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quang hợp là gì ? viết sơ đồ quá trình quang hợp ?
2. Dặn dò: (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK. Xem trước bài 22 SGK / 75, 76.
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 25 Quang hop tt.doc
Giáo án liên quan