Giáo án Sinh học 6 - Tiết 23: Cấu tạo trong của phiến lá - Đào Thị Hồng Nhung

II - Chuẩn bị

Gv: Giáo án điện tử

Hs: Học bài, đọc trước bài mới

III - Hoạt động dạy và học

 1 - Ổn định lớp:

 2 - Kiểm tra:

? Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng

3 - Bài mới:

A, Vào bài: Lá cây được ví như một nhà máy chế biến thực phẩm kì diệu trên trái đất. Vậy làm thế nào lá cây có thể chế tạo ra chất hữu cơ chỉ từ nước và không khí. Để giải đáp được thắc mắc này, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá

B, Phát triển bài :

- Gv: Chiếu hình 20.1 và giải thích

- Hs: quan sát hình và đọc thông tin

- Gv: Cấu tạo trong của phiến lá gồm mấy phần? Vị trí của từng phần?

- Hs: Trả lời

=> Bài ghi : Cấu tạo phiến lá gồm 3 phần: Biểu bì, thịt lá và gân lá

- Gv: Biểu bì là phần nằm ngoài cùng, vậy theo em nó sẽ đảm nhận chức năng gì?

- Hs: Trả lời

=> Để phù hợp với chức năng bảo vệ lá cây, biểu bì sẽ có cấu tạo như thế nào, chúng ta đi tìm hiểu phần 1

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 23: Cấu tạo trong của phiến lá - Đào Thị Hồng Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS La Ngà
Gv: Đào Thị Hồng Nhung 
TIẾT 23, BÀI 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I - Mục tiêu 
 1, Kiến thức:
- Hs nắm được đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá và giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
 2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và nhận biết.
 3, Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
II - Chuẩn bị 
Gv: Giáo án điện tử
Hs: Học bài, đọc trước bài mới
III - Hoạt động dạy và học
 1 - Ổn định lớp:
 2 - Kiểm tra: 
? Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng
3 - Bài mới: 
A, Vào bài: Lá cây được ví như một nhà máy chế biến thực phẩm kì diệu trên trái đất. Vậy làm thế nào lá cây có thể chế tạo ra chất hữu cơ chỉ từ nước và không khí. Để giải đáp được thắc mắc này, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá 
B, Phát triển bài :
- Gv: Chiếu hình 20.1 và giải thích
- Hs: quan sát hình và đọc thông tin
- Gv: Cấu tạo trong của phiến lá gồm mấy phần? Vị trí của từng phần?
- Hs: Trả lời
=> Bài ghi : Cấu tạo phiến lá gồm 3 phần: Biểu bì, thịt lá và gân lá
- Gv: Biểu bì là phần nằm ngoài cùng, vậy theo em nó sẽ đảm nhận chức năng gì?
- Hs: Trả lời
=> Để phù hợp với chức năng bảo vệ lá cây, biểu bì sẽ có cấu tạo như thế nào, chúng ta đi tìm hiểu phần 1
HOẠT ĐỘNG I:
TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIỂU BÌ
Mục tiêu: Hs biết được cấu tạo của biểu bì, chức năng bảo vệ và trao đổi khí
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Gv: Chiếu hình 20.2 và giải thích
- H: Đặc điểm của tế bào biểu bì?
- H: Biểu bì mặt trên lá và biểu bì mặt dưới lá có đặc điểm gì khác nhau?
- Gv: Chiếu hình 20.3 và giảng giải: Lỗ khí gồm 2 tế bào hình hạt đậu úp vào nhau để hở 1 khe lỗ khí ở giữa, tế bào hình hạt đậu có vách ngoài mỏng, vách phía trong dày có chức năng điều chỉnh sự đóng mở lỗ khí
H: Chức năng của lỗ khí?
- Gv: Yêu cầu Hs hoạt động nhóm (3’) để trả lời 2 câu hỏi:
1, Đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng:
* Bảo vệ phiến lá:
* Cho ánh sáng chiếu vào tế bào bên trong:
2, Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?
- Gv: Ghi đáp án của từng nhóm
- Gv: Chiếu đáp án từng câu
- Gv: Khi tế bào hình hạt đậu hấp thu được nước thì sẽ trương lên, vách ngoài mỏng sẽ kéo lỗ khí mở ra, ngược lại khi mất nước tế bào này xẹp xuống làm cho lỗ khí đóng lại
- Gv: Lúc trời nắng, ở mặt dưới lá, lỗ khí thường mở ra để hơi nước thoát ra bề mặt lá tránh khỏi bị ánh nắng mặt trời đốt cháy. Điều này giải thích tại sao khi đi ngoài trời nắng, vào nấp dưới bóng cây, người ta lại thấy dễ chịu và mát mẻ hơn.
- Gv: Tại sao lỗ khí lại tâp trung nhiều ở mặt dưới của lá?
- H: Biểu bì có cấu tạo như thế nào để ánh sáng dễ xuyên qua?
- H: Để phù hợp với chức năng bảo vệ lá, biểu bì có cấu tạo như thế nào?
- Lỗ khí thường tập trung ở đâu? có chức năng gì?
1, Biểu bì
- Hs: quan sát hình và đọc thông tin
- Hs: Trả lời
- Hs: Trả lời
- Hs: Lắng nghe
- Hs: Trả lời
- Hs thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Hs: Quan sát, so sánh
- Hs: Lắng nghe
- Hs: Trả lời
- Bài ghi:
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt cho ánh sáng xuyên qua
- Vách ngoài của biểu bì dày có chức năng bảo vệ lá
- Trên biểu bì (Chủ yếu mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước
Gv: Lá cây có 1 khả năng mà ở hầu hết các sinh vật khác không thể có được, kể cả con người chúng ta dù rất thông minh 
H: Đó là khả năng nào?
Hs: Trả lời ( Tự chế tạo chất hữu cơ)
Gv: Chức năng này do phần thịt lá đảm nhận, vậy thịt lá có cấu tạo như thế nào để có được chức năng kì diệu đó => phần 2
HOẠT ĐỘNG II:
TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊT LÁ
Mục tiêu: Phân biệt được đặc điểm các lớp tế bào thịt lá phù hợp với chức năng chính của chúng.
Cách tiến hành:
- Gv: Chiếu hình 20.4 và giải thích hình 
- H: xác định vị trí của thịt lá?
- Gv : giải thích trên hình
- H: Ngoài khả năng chế tạo chất hữu cơ, lá cây còn còn có khả năng nào nữa?
- Gv: Thực vật có vai trò rất to lớn trong đời sống con người, do đó chúng ta cần phải biết yêu quí và bảo vệ thực vật
-Gv: Yêu cầu Hs thảo luận nhóm (4’) hoàn thành câu hỏi:
- So sánh lớp tế bào thịt lá phía trên và lớp tế bào thịt lá phía dưới :
+ Giống nhau ở điểm nào? Đặc điểm này phù hợp với chức năng nào?
+Khác nhau:
Các đặc điểm so sánh
TB thịt lá phía trên
TB thịt lá phía dưới
Hình dạng TB
Cách sắp xếp của TB
Lục lạp
Chức năng chính
- Gv: Ghi đáp án của từng nhóm
- Gv: Chiếu đáp án đặc điểm giống nhau và giải thích trên hình: Tất cả tế bào thịt lá đều có chứa lục lạp (chứa chất diệp lục ở bên trong). Màu lục ở lá cây là do các hạt diệp lục tạo nên. Nhờ có diệp lục mà lá cây mới có thể chế tạo ra chất hữu cơ. Các hạt diệp lục chỉ được tạo thành ở ngoài ánh sáng.
- Gv: Khi trồng cây, chúng ta cần chú ý điều gì?
- Gv: Chiếu tiếp đáp án đặc điểm khác nhau và giải thích trên hình 
- Yêu cầu hs đặt mẫu vật lên bàn
H: Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
H: Tìm một số ví dụ về loại lá có 2 mặt không khác nhau?
H: Cách mọc của những lá đó có gì khác so với cách mọc của đa số các loại lá khác?
H: Nêu đặc điểm và chức năng của phần thịt lá?
2. Thịt lá
- Hs : Quan sát hình + lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs: Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Hs: Quan sát, so sánh
- Hs: Lắng nghe
- Hs: Trả lời
- Hs: Quan sát, so sánh
- Hs: Lắng nghe
- Hs: Trả lời
- Hs: Trả lời
- Hs: Trả lời
Bài ghi:
- Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, có chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây
Chất hữu cơ được tạo thành từ phần thịt lá. Vậy nó được vận chuyển đến các cơ quan khác như thế nào?
HOẠT ĐỘNG III:
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA GÂN LÁ
Mục tiêu: Biết cấu tạo và chức năng của gân lá.
Cách tiến hành:
Gv: Chiếu hình và giải thích 
H: vị trí của gân lá ?
H: Cấu tạo của gân lá?
H: Mạch gỗ có chức năng gì?
H: Mạch rây có chức năng gì?
3. Gân lá
- Hs: Quan sát , Lắng nghe
- Hs: Trả lời
- Hs: Trả lời
- Hs: Trả lời
Bài ghi:
Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
4, Kiểm tra, đánh giá:
- cho học sinh chơi trò chơi ô chữ
Hàng ngang 1: 7 chữ cái , chất làm cho lá cây có màu xanh
Hàng ngang 2: 5 chữ cái, chất mà lá cây tự tổng hợp được
Hàng ngang 3: 6 chữ cái, phần có chức năng bảo vệ lá cây
Hàng ngang 4: 5 chữ cái , các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng.............
Hàng ngang 5: 5 chữ cái , có chức năng vận chuyển các chất
Hàng ngang 6: 5 chữ cái , Giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước
Hàng ngang 7: 6 chữ cái , Phần nào của phiến lá có chức năng chế tạo chất hữu cơ
Từ khoá: Có liên quan đến bài học hôm nay
5, Dặn dò:
- Học bài , trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc “em có biết ”
- Tìm hiểu bài mới “ Quang hợp ”
+ Tìm hiểu thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo khi có ánh sáng.
+ Chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.
IV, Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai cau tao trong phien la thi huyen.doc
Giáo án liên quan