Giáo án Sinh học 6 - Chương trình học cả năm - Năm học 2009-2010
Tiết 2: Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
- Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật, kể tên được 4 nhóm sinh vật chính.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Giáo dục cho học sinh tích cực trong học tập.
II. Phương pháp:
Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
III.Phương tiện dạy học:
GV: Tranh vẽ quang cảnh tự nhiên, tranh vẽ đại nhiện 4 nhóm thực vật
HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập
IV. Tiến trình lên lớp.
* Bài cũ: (5 phút)
? Giữa vật sống và vật không sống có gì khác nhau?
* Bài mới:
1.Đặt vấn đề.
Sinh học là khoa học chuyên nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên.
Có nhiều loại sinh vật khác nhau: ĐV, TV, vi khuẩn và nấm.
2.Triển khai bài
Hoạt động thầy trò Nội dung
HĐ1: (13 phút)
-HS thực hiện lệnh mục a SGK, các nhóm thảo kuận, rồi hoàn thành phiếu học tập
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận
? Qua bảng phụ trên em có nhận xét gì về sự đa dạng của giới sinh vật và vai trò của chúng?
HS trả lời, gv kết luận
Gv yêu cầu hs xem lại bảng phụ, xếp loại riêng những ví dụ thuộc TV, ĐV và cho biết ?
? Các loại sinh vật thuộc bảng trên chia thành mấy nhóm ?
? Đó là những nhóm nào ?
HS các nhóm thảo luận dựa vào bảng, nội dung thông tin và quan sát hình 2.1SGK, đại diện báo cáo kết quả, GV kết luận
HĐ 2: (20 phút)
GV giới thiệu nhiệm vụ chủ yếu của sinh học, các phần mà hoc sinh được học ở THCS.
HS đọc thông tin mục 2 SGK, tìm hiểu và cho biết:
? Nhiệm vụ sinh học là gì ?
? nhiệm vụ thực vật học là gì ?
HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét 1. Sinh vật trong tự nhiên.
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
(Bảng phụ )
-Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên.
Thực vật
Động vật
* Sinh vật gồm 4 nhóm:
Nấm
Vkhuẩn.
2, Nhiệm vụ của sinh học.
- Nhiệm vụ sinh học: là nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống,các điều kiện sống của sinh vật, cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường. Từ đó biết cách sử dụng hợp lí chúng để phục vụ đời sống của con người
- Nhiệm vụ thực vật học: ( SGK )
IV. Củng cố
- Kể tên các nhóm sinh vật trong tự nhiên?
- Nhiệm vụ của sinh học là gì ? Nhiệm vụ của TV học là gì ?
V. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài củ, làm bài tập 3 SGK
- Xem trước bài mới: chuẩn bị phiếu học tập mục 2 SGK
i lá biến dạng nào ? a, Lá bắt mồi, lá vảy, lá biến thành gai b, Lá dự trữ, tua cuốn, tay móc c, Cả a và b d, Cả a và b đều sai 2, Lá biến dạng có ý nghĩa gì ? a, Phù hợp với chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau. b, Biến dạng để tự vệ c, Cả a và b V, Dặn dò: (1 phút) Học bài củ, trả lời các câu hỏi sau bài Đọc mục em có biết Xem trước bài mới --------------- Tiết 30: Chương V: sinh sản sinh dưỡng Bài 26: sinh sản sinh dưỡng tự nhiên A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tựu nhiên - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, nhạn biết, so sánh và hoạt động nhóm - Giáo dục cho HS biết các biện pháp chăm sóc cây trồng, diệt cỏ dại và giải thích được cơ sở khoa học. B, Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm C, Chuẩn bị: GV: Tranh hình 26.1 SGK, vật mẫu HS: Tìm hiểu trước bài D, Tiến trình lên lớp: I, ổn định: (1 phút) II, Bài cũ: (5 phút) ? Có những loại lá biến dạng nào ? Chức năng của mỗi loại ? HS: Nguyễn Thị Phượng ( 6A) Trần Văn Phú ( 6B) III, Bài mới: 1, Đặt vấn đề: ở một số cây có hoa: Rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây, còn có thể tạo được cây mới. Vậy cây mới được hình thành như thế nào ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này. 2, Triển khai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: (13 phút) - GV yêu cầu HS quan sát hình 26.1 SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh mục 1 SGK, để oàhongfn thiện bảng sau mục 1. - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, bổ sung. - GV nhận xét, tổng hợp kết quả thảo luận HĐ 2: (20 phút) - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức mục 1 và hiểu biết của mình. - Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục 2 SGK. - HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung - Dựa vào kiến thức dẫ học cho biết: ? Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây là gì. ? Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào. ? Hãy kể tên 3 cây cỏ dại sinh sản bằng thân rễ. - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. Nội dung 1, Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa. Tên cây Sự tạo thành cây mới Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc cơ quan nào? Trong điều kiện nào? Rau má Mấu thân CQSD Đất ẩm Gừng Thân rễ CQSD Đất ẩm K.lang Rễ củ CQSD Đất ẩm T.bổng Lá CQSD Đất ẩm 2, Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây. (Bảng phụ lệnh) - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng. - Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: + Sinh sản bằng thân bò + Sinh sản bằng thân rễ + Sinh sản bằng rễ củ + Sinh sản bằng lá IV, Củng cố: Hãy khoanh tròn những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 1, Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào? a, Sinh sản bằng thân bò, thân rễ b, Sinh sản bằng thân rễ, bằng thân, bằng lá c, Sinh sản bằng rễ củ, bằng lá d, Cả a và c 2, Trong những nhóm cây sau, nhóm nào có hình thức sinh sản bằng thân bò ? a, Cây rau má, cây dâu tây, cây cỏ chỉ b, Cây gừng, cây cỏ tranh, cây khoai tây c, Lá thuốc bổng, cây rau muống, cây cỏ gấu d, Cả a, b và c V, Dặn dò: (1 phút) Học bài củ, trả lời các câu hỏi cuối bài Xem trước bài mới. Tiết 31: Bài 27: sinh sản sinh dưỡng do người A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - Rèn luyện cho HS kỉ năng thực hành - HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế B, Phương pháp: Quan sát tìm tòi, thực hành và hoạt động nhóm C, Chuẩn bị: GV: Mộu vật: cành sắn, dâu, mítranh hình 27.1-4 SGK HS: Tì hiểu trước bài D, Tiến trình lên lớp: I, ổn định: (1 phút) II, Bài cũ: (5 phút) ? Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Kể tên một số cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. III, Bài mới: 1, Đặt vấn đề: Giâm cành, ghép cây, chiết cành và nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng. 2, Triển khai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: (10 phút) - GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu và hình 27.1 SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 1 SGK. - GV gọi đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận HĐ 2: (9 phút) - GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2 SGK - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 2 SGK. - GV gọi đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận HĐ 3: (9 phút) - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 3, đồng thời quan sát hình 27.3 SGK - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 3 SGK và câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là ghép cây, có mấy loịa ghép cây. ? Ghép cây gồm những bước nào. - GV yêu cầu HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận HĐ 4: (5 phút) - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, đồng thời quan sát hình 27.4 SGK cho biết: ? Nhân giốnh vô tính là gì. ? Tạo cây giống bằng cách nhân giống vô tính có ích lợi gì. - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận Nội dung 1, Giâm cành. - Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành bén rễ phát triển thành cây mới. - VD: Mí444a, sắn, khoai lang * Lưu ý: Cành đem giâm phải có khả năng bén rễ, đâm chồi (không non, không già) 2, Chiết cành. - Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay ở trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. - VD: ổi, cam, bưởi 3, Ghép cây. - Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. - Ghép cây gồm 4 bước (Hình 27.3 SGK) 4, Nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô của thực vật. IV, Củng cố: Hãy khoanh tròn các chữ cái ở đầu các câu đúng nhất trong các câu sau: 1, Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người ? a, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được b, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra. c, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng. d, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng: Giâm, chiết, ghép cây, nhân giống vô tính. 2, Vì sao người ta thường chiết cành khi nhân giống cây hồng xiêm ? a, Vì hồng xiêm khó ra rễ con nên phải dùng phương pháp chiết cành để làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. b, Vì cành chiết có cùng độ tuổi với cây mẹ nên ra hoa, kết quả sớm hơn trồng bằng hạt c, Vì tạo được nhiều cây con mới mà vẫn giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ d, Cả a, b và c V, Dặn dò: (1 phút) Học bài củ, trả lời các câu hỏi cuối bài Xem bài tập thực hành sau bài, xem trước bài mới. Tiết 32: Chương VI: hoa và sinh sản hữu tính Bài 28: cấu tạo và chức năng của hoa A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận. - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm. - HS giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. B, Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm C, Chuẩn bị: GV: Tranh hình 28.1-3 SGK, mô hình về cấu tạo của hoa, hoa thật và kính lúp HS: Mỗi nhóm sưu tầm vài bông hoa, tìm hiểu trước bài D, Tiến trình lên lớp: I, ổn định: (1 phút) II, Bài cũ: (5 phút) ? Giâm cành là gì ? Kể tên những loại cây được áp dụng bằng giâm cành ở địa phương em ? HS: Nguyễn Bích Thảo( 6B) Trần Đình Sơn( 6C) III, Bài mới: 1, Đặt vấn đề: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo và chức năng như thế nào 2, Triển khai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: (33 phút) - GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu, hình 28.1, đồng thời tìn hiểu thông tin mục 2 SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 1 và 2 SGK ? Hãy tìm ra những bộ phận của hoa, gọi tên những bộ phận đó. ? Quan sát từng bộ phận hãy ghi lại các đặc điểm của chúng. ? Tràng hoa có đặc điểm và chức năng gì. ? Nhị hoa có đặc điểm và chức năng gì. ? Nhụy hoa có đặc điểm và chức năng gì. ? Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yêu của hoa. GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung. GV nhận xét, kết luận. Nội dung 1, Các bộ phận của hoa và chức năng của từng bộ phận. * Mỗi bông hoa thường có 6 bộ phận: cuống, đế, đài, tràng, nhị và nhụy - Cuống: Có hình trụ, màu xanh lục có chức năng nâng đở hoa. - Đế: Là phần cuống phình to tạo giá cho đài và tràng. - Đài hoa: Có màu xanh, số lượng nhiều bao bọc ngoài tràng hoa. - Tràng hoa: Số lượng nhiều, màu sắc khác nhau để thu hút ong bướm, bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị hoa: Có chỉ nhị dài, nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực, nằm trong bao phấn dính đầu chỉ nhị. - Nhụy hoa: Có đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy, bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. * Nhị và nhụy là hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa IV, Củng cố: Hãy khoanh tròn các chữ cái đứng đầu câu đúng nhất trong các câu sau: 1, Hoa bao gồm những bộ phận nào ? a, Đế hoa, cuống hoa, đài, trang, nhị và nhụy b, Đài, tràng, nhị và nhụy c, Đế, tràng, nhị và nhụy d, Nhị và nhụy 2, Ví sao nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất của hoa ? a, Vì nhị có hạt phấn mang tế bào sinh dục đực b, Vì nhụy có noãn mang tế bào sinh dục cái c, Cả a và b V, Dặn dò: (1 phút) Học bài, trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài Xem trước bài mới: Các loại hoa. Tiết 33: Bài 29: các loại hoa A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, phân biệt được cách sắp xếp hoa trên cây. - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm. - Giáo dục cho HS biết yêu quý và bảo vệ thực vật. B, Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. C, Chuẩn bị: GV: - Vật mẫu về các loài hoa, tranh hình 29.1-2 SGK. HS: - Tìm hiểu trước bài. D, Tiến trình lên lớp: I, ổn định: (1 phút) II, B
File đính kèm:
- Th Quan sat su bien dang cua than.doc