Giáo án Sinh học 12 - Phần 6 và 7

I. Mục tiêu:

- Trình bày được các bằng chứng giải phẩu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa. Nêu được vai trò của từng bằng chứng.

- Nêu được bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống. Phát biểu định luật phát sinh sinh vật của Nuylơ và Hêchken.

- Nêu ra được bằng chứng địa lý sinh vật học: đặc điểm của một số vùng địa lý động vật, thực vật; đặc điểm hệ động vật trên các đảo.

- Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: Nội dung và ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc của AND và prôtêin của các loại.

II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:

Phương tiện: Hình 24.1, 24.2; bảng 24. SGK

Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:

Ta thấy con người cũng được cấu tạo từ các đơn vị cơ sở là tế bào như nhiều loài sinh vật khác. vậy loài người có quan hệ nguồn gốc gì với thế giới sinh vật hay không? Nếu có thì quan hệ như thế nào?

 2.Dẫn HS vào bài mới:

 Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:

 

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức

Cho HS đọc thông tin SGK, rút ra ND. Yêu cầu HS cho thêm một số VD khác tương tự.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho HS đọc thông tin SGK, rút ra ND.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho HS đọc thông tin SGK, rút ra ND.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho HS đọc thông tin SGK, rút ra ND.

 

 

 

 

 

 ∆ Đọc thông tin SGK, rút ra ND. Suy nghĩ cho thêm một số VD khác tương tự.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

∆ Đọc thông tin SGK, rút ra ND.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

∆ Đọc thông tin SGK, rút ra ND.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

∆ Đọc thông tin SGK, rút ra ND.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 I. Bằng chứng giải phẩu so sánh

 -Cơ quan tương đồng: là cơ quan được tiến hóa từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại chúng có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.

 VD: Chi trước của các loài động vật có xương sống (như tay người, cánh dơi, vây cá voi và chi trước mèo ) có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

 Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

 Kiểu cấu tạo giống nhau  phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Những sai khác về chi tiết  chúng biến đổi để thích nghi với các chức năng khác nhau  phản ánh quá trình tiến hóa phân li.

 - Cơ quan thoái hóa: cũng là một loại cơ quan tương đồng nhưng không còn chức năng hoặc chức năng đã bị tiêu giảm.

  Giúp ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

 VD: răng khôn ở người là răng hàm cuối cùng (răng cối thứ ba) kém phát triển; xương cụt  vết tích của đuôi, ruột thừa  vết tích manh tràng.

 Nhiều loài rắn vẫn còn dấu vết của các chi ở dạng cơ quan thoái hóa

 Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.

 - Cơ quan tương tự: là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.

 VD: Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.

 Cánh côn trùng (phát triển từ mặt lưng của đốt ngực), cánh dơi (biến dạng của chi trước).

 Vì chúng sống trong cùng một điều kiện môi trường  phản ánh quá trình tiến hóa hội tụ.

 II. Bằng chứng phôi sinh học

 - V. Berơ và Hêcken nhận thấy các loài có các giai đoạn ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau lại có giai đoạn phôi phát triển rất giống nhau. VD: phôi của cá, kì nhông, rùa, gà động vật có vú (kể cả người) đều trãi qua giai đoạn có khe mang. Tim phôi của ĐV có vú lúc đầu cũng có 2 ngăn như tim cá, sau đó mới phát triển thành 4 ngăn.

 - Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ rằng chúng đều được tiến hoá từ một nguồn gốc chung. Các loài có họ hàng càng gần gũi thì sự phát triển của phôi càng gần giống nhau và ngược lại.

III. Bằng chứng địa lí sinh vật học

 Theo Đacuyn:

 - Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong môi trường giống nhau.

 - Sự khác nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau, do sống trong các khu vực địa lý khác nhau, CLTN đã tiến hành theo các hướng khác nhau tạo nên các loài đặc hữu cho từng vùng. Các loài khác nhau phân bố ở các vùng địa lí khác nhau có một số đặc điểm giống nhau là kết quả của tiến hóa hội tụ (đồng qui).

 -Ngoài ra nghiên cứu phân bố địa lí của các loài cho ta biết sự hình thành, phát tán và tiến hóa của loài.

IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

 - Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

 - Các tế bào đều có thành phần hoá học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau.

 - Phân tích trình tự axit amin của cùng 1 loại prôtêin hay trình tự các nu của cùng 1 gen ở các loài khác nhau  mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Những loài có quan hệ họ hàng gần gũi thì trình tự các axit amin hay trình tự các nu càng giống nhau và ngược lại.

 - Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng chung 20 loại axit amin để cấu nên protein, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.

 

doc68 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Phần 6 và 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng tiến hóa của chính mình.
Thời gian xuất hiện một số đặc điểm của người
Đặc điểm 
Thời gian xuất hiện
Tổ tiên loài người
Động vật ngày nay
Tay 5 ngón
Có cằm
Khoảng 300 triệu năm
Khoảng 5 triệu năm
Có
Có
Vượn người đều có
Vượn người không có
(kể cả tinh tinh)
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Trả lời các câu hỏi SGK.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	Học bài theo câu hỏi SGK.
	Xem trước chương mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: ..........................
CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Bài 35. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 
I. Mục tiêu:
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệm độ, độ ẩm)
- Nêu được các quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, quy luật tác động tổ hợp, quy luật giới hạn, quy luật tác động không đồng đều lên chức phận sống của cơ thể và quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái. Phân tích được mức độ cạnh tranh giữa các loài phụ thuộc vào ổ sinh thái của chúng.
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn của các nhân tố vô sinh.
- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật đối với môi trường.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Hình 35.1, hình 35.2
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: 
Ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống SV như thế nào?
2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Cho HS đọc SGK, rút ra ND.
▲ Cho HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi:
 -Giới hạn sinh thái là gì? Trong giới hạn sinh thái có những khoảng giá trị nào?
 -Xem ví dụ SGK và hình 35.1, cho biết: phân biệt các giá trị giới hạn sinh thái, giới hạn trên, giới hạn dưới, khoảng chống chịu, khoảng thuận lợi, của: 
 -Cá rô phi Việt Nam.
 -Thực vật nhiệt đới.
▲ Cho HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi:
 -Ổ sinh thái là gì? Ổ sinh thái có giống với nơi ở không ?
 -Cho ví dụ về một số ổ sinh thái điển hình.
▲ Cho HS đọc SGK, làm rõ ND.
▲ Cho HS đọc SGK, làm rõ ND.
 Lưu ý thêm về tỉ lệ S/V.
∆ Đọc SGK, rút ra ND.
∆ Đọc SGK, trả lời các câu hỏi.
∆ Đọc SGK, trả lời các câu hỏi.
∆ Đọc SGK, làm rõ ND.
∆ Đọc SGK, làm rõ ND.
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Định nghĩa 
 - Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. 
 - Môi trường trên cạn bao gồm: mặt đất và lớp khí quyển là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật; môi trường nước bao gồm: nước ngọt, nước lợ, nước mặn có các SV thủy sinh; môi trường đất bao gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau trong đó các sinh vật đất sinh sống; môi trường sinh vật: thực vật, động vật và con người là nơi sinh sống của những loài cộng sinh, kí sinh.
 - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. được chia thành 2 nhóm:
 + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật. 
 + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là thế giới hữu cơ và là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
 -Quan hệ giữa SV và môi trường là mối quan hệ qua lại: môi trường tác động lên SV, đồng thời SV cũng làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái. 
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1. Giới hạn sinh thái: 
 Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
 Trong giới hạn ST có:
 +Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất. 
 -Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật. 
 Ví dụ: giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC.
 Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC, sống được ở nhiệt độ từ 0 – 40oC.
2. Ổ sinh thái
 - Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. 
 - Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó.
 Ví dụ về ổ sinh thái:
   + Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành các ổ sinh thái khác nhau. 
 +Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số laòi cây có tán lá vươn cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán cây khác hình thành các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.
 + Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi  của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ: Chim ăn sâu và chim ăn hạt dù có cùng nơi ở nhưng vẫn thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
 1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
 - Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẩu và hoạt động sinh lý.
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
 -Thân cao thẳng giúp cây vươn cao lên tầng trên cao có nhiều ánh sáng
 -Thân nhỏ, mọc dưới bóng của các cây khác
 -Phiến lá dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất ® tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
-Phiến lá mỏng, mô giậu ít phát triển, lá nằm ngang ® thu được nhiều tia sáng tán xạ
 VD: cây Chò nâu, Bạch đàn
VD: cây Ráy, cây lá dong
 - Động vật có cơ quan chuyên hóa thu nhận ánh sáng. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư xác định đường bay bằng ánh sáng mặt trời, các vì sao. 
 - Tuỳ mức độ hoạt động khác nhau người ta chia động vật thành các nhóm: 
  Nhóm hoạt động ban ngày: gà, chim, trâu, bò, 
  Nhóm hoạt động ban đêm, trong bóng tối: dơi, cú mèo,
2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.
 - Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẩu, họat động sinh lí của cơ thể và tập tính lẫn tránh nơi ở có nhiệt độ không phù hợp. 
a. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)
 - Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài hoặc với các lòai có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt. Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước lớn hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới.
b. Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể (quy tắc Anlen)
 - Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi ... thường bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Ví dụ: tai và đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới.
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Trả lời các câu hỏi SGK.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	Học bài theo câu hỏi SGK.
	Xem trước bài 36.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: ..........................
Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. Mục tiêu:
- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học)
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: hình 36.1 – 36.4 SGK phóng to; bảng 36 hòan chỉnh.
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: 
Quần thể là gì? Nêu các mối quan hệ cùng loài.
2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Cho HS đọc SGK, làm rõ ND.
▲ Cho HS đọc SGK, làm rõ ND.
▲ Cho HS đọc SGK, làm rõ ND.
∆ Đọc SGK, làm rõ ND.
∆ Đọc SGK, làm rõ ND.
∆ Đọc SGK, làm rõ ND.
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
 - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
 -Quá trình hình thành quần thể thường trãi qua các giai đọan sau: Đầu tiên những cá thể cùng loài đến môi trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hay di cư đến nơi khác. Những cá thể còn lại sẽ thích nghi dần với điều kiện sống. Các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1. Quan hệ hỗ trợ:
 - Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,  đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
 Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm. Ví dụ: các cây sống thành nhóm gần nhau có thể chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước; các cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ để chia sẽ chất dinh dưỡng với nhau làm tăng khả năng chống chịu với điều sống kiện khắc nghiệt hơn.
2. Quan hệ cạnh tranh:
 - Xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao ® các nguồn sống của môi trường không đáp ứng đủ ® các cá thể tranh giành thức ăn, nơi ở, ánh sáng hoặc con đực tranh giành con cái,  
 Một số VD về quan hệ cạnh tranh trong quần thể:
 -Cạnh tranh ánh sáng, chất dinh duwoxng ở thực vật. Các cá thể cạnh tranh yếu bị đào thải ® mật độ phân bố giảm.
 -Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú dánh lẫn nha

File đính kèm:

  • docGA sinh 12 Phan 6 va phan 7.doc
Giáo án liên quan