Giáo án Sinh học 11 - Chương trình học kỳ I

Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

1. Mục tiêu bài dạy:

 - Học sinh phải trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước

 - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Phương tiện dạy học:

 - Tranh vẽ Hình 1.1 1.2 1.3 SGK .

 - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD.)

3. Ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập của học sinh.

- Phương pháp học tập bộ môn

4. Kiểm tra bài cũ:

5. Giảng bài mới:

Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

 

*Trả lời câu lệnh trang 6:

+Vai trò của nước đối với tế bào.

+Mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hút nước và ion khoáng:

- Rễ sinh trưởng nhanh

- Đâm sâu, lan rộng.

- Số lượng lông hút lớn.

- Có khả năng hướng nước và dinh dưỡng.

*Cây thuỷ sinh, cây thông, sồi rễ không có lông hút hấp thụ nước và ion khoáng ntn?

- Cây thuỷ sinh hấp thụ trên toàn bộ bề mặt cơ thể.

- Thông, sồi nhờ có nấm rễ bao bọc giúp cây hấp thụ nước và ion khoáng.

 

*Cơ chế và sự khác nhau giữa hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ?

 

+ Các tế bào nội bì có đai Caspari bắt dòng nước và ion khoáng phải đi qua con đường tế bào chất trước khi vào mạch gỗ trung trụ

 

*Trả lời câu lệnh trang 9:

- Độ thẩm thấu, pH, ôxy, độ thoáng khí

-Rễ cũng có ảnh hưởng đến môi trường do hô hấp thải CO2 axit hữu cơ hấp thụ kim loại nặng Pb, Cu, Cr, Cb I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng:

1. Hình thái của hệ rễ:

- Có rễ chính và rễ bên.

- Trên rễ bên có miền lông hút và đầu rễ là miền sinh trưởng dãn dài.

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:

- Miền lông hút rễ cây trên cạn giữ vai trò hấp thụ nước và ion khoáng.

- Lông hút làm tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ cây và đất.

- Lông hút rất dễ gãy và bị tiêu biến trong môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu ôxy.

II.Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây:

1.Sự hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút:

a)Hấp thụ nước:

- Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút ở rễ theo cơ chế thụ động ( thẩm thấu).

b)Hấp thụ ion khoáng:

-Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào rễ cây theo cơ chế thụ động và chủ động.

2.Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:

- Con đường tế bào chất

- Con đường gian bào khi vào đến nội bì phải chuyển sang con đường tế bào chất.

III. ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và khoáng ở rễ:

- Các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất ảnh hưởng đến sự hút nước, hấp thụ ion khoáng của rễ.

 

doc64 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Chương trình học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắc.
-Dạ dày đơn to tiêu hoá cơ học và hoá học.
- Ruột non thường ngắn hơn nhiều so với thú ăn thực vật.
-Ruột tịt(manh tràng) không phát triển.
b)Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật:
- Răng dùng để cắt, nghiền nát lá,cỏ được nhai kỹ và tiết nhiều nước bọt.
- Dạ dày đơn hoặc dạ dày 4 túi.
-Ruột non thường rất dài so với thú ăn thịt.
-Manh tràng rất phát triển đặc biệt ở nhóm động vật ăn thực vật có dạ dày đơn (thỏ, ngựa) được coi như dạ dày thứ hai.
Bảng 16: Đặc đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Răng
-Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.
-Răng nanh giữ con mồi.
-Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành mảnh nhỏ để dễ nuốt.
-Răng hàm nhỏ ít được sử dụng.
- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tỳ lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt thức ăn,cỏ(trâu).
-Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai.
Dạ dày
-Dạ dày là 1 cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.
-Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày ở người.Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và được trộn đều dịch vị. Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit
-Dạ dày đơn như thỏ, ngựa...
-Dạ dày có 4 túi như trâu, bò
Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn khô và lên men.
-Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại.
-Dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước.
-Dạ múi khế tiết pepsin, HCl tiêu hoá prôtêin 
Ruột non
-Ruột non ngắn hơn nhiều so với thú ăn thực vật .
-Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
-Ruột non rất dài và dài hơn rất nhiều so với thú ăn thịt.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
Manh tràng
-Manh tràng(ruột tịt) không phát triển và không có khả năng tiêu hoá thức ăn.
-Manh tràng rất phát triển có vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hoá xenlulôzơ và hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản 
6. Củng cố:
*Tại sao ruột non của thú ăn thực vật lại dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt?
-Do thức ăn thực vật khó tiêu hoá và nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài giúp có đủ thời gian để tiêu hoá và hấp thụ.
*Tại sao ruột tịt ở thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng lại rất phát triển ở thú ăn thực vật?
-Manh tràng là nơi vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn xenlulôzơ. Thức ăn của thú ăn thịt là thịt.Thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá và hấp thụ nên không cần tiêu hóa vi sinh vật.
*Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?
- Giúp tiêu hoá thức ăn xenlulôzơ đồng thời là nguồn cung cấp prôtêin cho động vật nhai lại. 
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 17 Ngày soạn:	 Ngày giảng:
Bài 17: hô hấp ở động vật 
1. Mục tiêu bài dạy: 
 - Học sinh phải nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp.
- Nêu được các cơ quan hô hấp của động vật ở nước và ở cạn.
- Giải thích được tại sao các động vật sống ở dưới nước và ở trên cạn có khả năng trao đổi khí hiệu quả. 
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ Hình 17.1...17.5 SGK .
	- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá và quá trình tiêu hoá thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật?	
5. Giảng bài mới: 
Bài 17: hô hấp ở động vật
* Em hiểu thế nào là hô hấp ngoài, hô hấp trong ở người?
*Trả lời câu lệnh: 
- Đáp án B
+Đặc điểm bề mặt trao đổi khí giúp trao đổi khí hiệu quả: rộng, mỏng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí để tạo ra sự chênh lệch nồng độ các chất khí trao đổi.
Tranh hình 17.1
* Quan sát tranh hình17.1 em hãy nêu đặc điểm của giun thích nghi với hô hấp qua bề mặt cơ thể? 
Tranh hình 17.2
*Trả lời câu lệnh:
-Các tế bào trao đổi khí trực tiếp với môi trường qua các ống khí nhỏ, ngắn phân nhánh đến từng tế bào.
Tranh hình 17.3-17.4
*Trả lời câu lệnh: Mang gồm nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang đbề mặt trao đổi khí lớn 
Tranh hình 17.5
*Trả lời câu lệnh: Phổi nhiều phế nangđ bề mặt trao đổi khí lớn và mạng lưới mao quản máu dày đặc bao quanh phế nang
1. Khái niệm hô hấp ngoài:
-Là tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy ôxy từ bên ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
2. Bề mặt trao đổi khí:
-Là bộ phận cho ôxy từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ TB(hoặc máu)ra ngoài. 
3.Các hình thức hô hấp:
a)Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
-Bề mặt cơ thể là bề mặt trao đổi khí.
-Do trao đổi khí trực tiếp qua bề mặt cơ thể nên không cần sự thông khí.
b)Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
-Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và ống khí nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào cơ thể.
- Cơ thể có kích thước nhỏ nên ống khí ngắn không cần sự thông khí.Côn trùng lớn có sự thông khí nhờ sự co giãn của cơ bụng. 
c)Hô hấp bằng mang:
-Dòng nước có nhiều ôxy chảy 1 chiều liên tục qua mang.
-Dòng mạch máu trong mang chảy song song và ngược chiều với dòng nước qua mang nên hiệu quả trao đổi khí cao(>80%).
d)Hô hấp bằng phổi: 
-Bao quanh túi khí là hệ thống mạng lưới mao quản máu dày đặc.
-Thể tích túi khí thay đổi và sự thông khí do hoạt động hô hấp. 
-Bảng 17 SGK.( Thành phần khí hít vào và thở ra ở người)
Loại khí
Không khí hít vào
Không khí thở ra
O2
20,96 %
16,40 %
CO2
0,03 %
4,10 %
N2
79,01 %
79,50 %
- Thành phần khí hít vào và thở ra khác nhauđ Có sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xảy ra tại phổi.
-Thành phần khí O2 hít vào lớn hơn thở ra chứng tỏ cơ thể đã hấp thụ O2 tại phổi. Thành phần khí CO2 hít vào nhỏ hơn thở ra chứng tỏ cơ thể đã thải CO2 vào phổi.Thành phần khí N2 thay đổi ít.
*Kết luận: Hoạt động sống của người cần tiêu dùng O2 và thải CO2.
6. Củng cố: 
*Tại sao mang cá chỉ thích hợp cho hô hấp ở dưới nước còn lên cạn không hô hấp được?( Khi lên cạn không có nước nên các phiến mang và cung mang xẹp, dính chặt với nhau làm diện tích bề mặt trao đổi khí giảm đồng thời mang bị khô nên không hô hấp được đ cá chết.
*Tại sao phổi không hô hấp được ở dưới nước?( Nước tràn kín phổi nên không lưu thông khí.Sự khuếch tán khí chậmđ thiếu dưỡng khí 
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 8: Ngày soạn:	 Ngày giảng:
Bài 18: tuần hoàn máu
1. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín. Hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ Hình 18.1- 18.2- 18.3 SGK .
	- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
-Tại sao trao đổi khí ở mang cá xương đạt hiệu quả cao?
5. Giảng bài mới: 
Bài 18: tuần hoàn máu
* Em hãy nêu cấu tạo chung của hệ tuần hoàn?
-Tim
	 Mạch máu
-Hệ mạch
	Mạch bạch huyết
	Máu
-Dịch TH
	Dịch mô( BH)
* Theo em hệ tuần hoàn giữ chức năng gì của cơ thể ?
Tranh hình 18.1-18.2
*Quan sát tranh em hãy nêu đặc điểm của hệ tuần hoàn hở? 
* Quan sát tranh em hãy nêu đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?
*Trả lời câu lệnh:
-HTH hở:Máu từ timđ ĐMđ khoang máuđ TMđ Tim.
-HTH kín:Máu từ timđ ĐMđ MMđ TMđ Tim.
-Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín:Máu chảy trong mạch với áp lực cao( hoặc trung bình) và vận tốc nhanh.
-Vai trò của tim như cái bơm hút, đẩy máu chảy trong hệ mạch.
Tranh hình 18.3
*Trả lời câu lệnh:Máu trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ về tim được bơm đi với áp lực cao, vận tốc nhanh vận chuyển kịp thời các chất.
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn:
1. Cấu tạo chung:
-Tim co bóp hút, đẩy dịch tuần hoàn vận chuyển trong hệ thống mạch.
-Hệ thống mạch gồm mạch máu(động mạch mao mạch, tĩnh mạch) và mạch bạch huyết.
-Dịch tuần hoàn:hỗn hợp máu-dịch mô(BH)
2.Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn:
-Vận chuyển các chất(O2 dinh dưỡng đến các tế bào và các chất thải từ tế bào đến thải ở thận, phổi.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
1.Hệ tuần hoàn hở:
-Đa số động vật thân mềm, chân khớp có cấu tạo hệ tuần hoàn hở.
-Không có mao mạch nối giữa ĐM và TM.
-Các tế bào tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với máu trong khoang cơ thể.
-Máu chảy trong ĐM với áp lực thấp và tốc độ chậm.
2.Hệ tuần hoàn kín:
a)Hệ tuần hoàn đơn:(cá)
-Tim 2 ngăn,1 vòng tuần hoàn.(Máu từ tim đ mangđ các cơ quanđ tim).
-Máu chảy trong động mạch với áp lực, vận tốc trung bình.
b)Hệ tuần hoàn kép: 
-Những động vật có phổi và tim có 3-4 ngăn
-Vòng tuần hoàn nhỏ:Máu từ timđ phổiđ tim.( vận chuyển, trao đổi O2 CO2).
-Vòng tuần hoàn lớn:Máu từ timđ các cơ quanđ tim.(vận chuyển, trao đổi các chất khí O2 CO2 chất dinh dưỡng và chất thải)
- Máu chảy trong động mạch với áp lực lớn, vận tốc nhanh.
6. Củng cố:
- Ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn:Máu sau khi được trao đổi ở phổi giàu ôxy về tim được bơm đi với áp lực lớn và vận tốc nhanh, đi được xa làm tăng hiệu quả cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.
- Hoàn thành bảng sau:
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Hệ tuần hoàn đơn
Hệ tuần hoàn kép
Vòng T.hoàn
1 vòng- hở
1 vòng- kín
2 vòng- kín
Mạch máu
ĐM-TM
ĐM-MM-TM
ĐM-MM-TM
V.tốc máu
Chậm
Trung bình
nhanh
Cấu tạo tim
Cấu tạo đơn giản
2 ngăn
3 – 4 ngăn
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 19 Ngày soạn:	 Ngày giảng:
Bài 19: tuần hoàn máu (Tiếp)
1. Mục tiêu bài dạy: 
 - Học sinh phải giải thích được tại sao tim có khả năng co bóp hoạt động tự động.
- Nêu được trình tự và thời gian co giãn của tâm nhĩ và tâm thất.
- Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau.
- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch.
- Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó.
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ Hình 19.1- 19.2- 19.3- 19.4 SGK .
	- Các thiết bị phục vụ 

File đính kèm:

  • docGA-11-HK1.doc