Giáo án Sinh học 10 - Bài 20: Thực hành: quan sát các kỳ của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

-Xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.

-Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.

Có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nội dung kiến thức đã học và nó được vận dụng ntn trong cuộc sống.

Tự thiết kế và làm thí nghiệm ở nhà.

Củng cố niềm tin khoa học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 7019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 20: Thực hành: quan sát các kỳ của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 22
Bài 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC KỲ CỦA NGUYÊN PHÂN 
TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
I.Mục tiêu:
Trước, trong và sau khi thực hành xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Đọc trước bài thực hành.
-Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
Nhớ các bước như trong SGK.
-Xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
-Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.
Có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nội dung kiến thức đã học và nó được vận dụng ntn trong cuộc sống.
2.Kỹ năng
Có được các kĩ năng, thao tác cơ bản.
-Rèn luyện kĩ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.
-Làm được thí nghiệm theo các bước GV hướng dẫn.
Tự thiết kế và làm thí nghiệm ở nhà.
3.Thái độ
Chuẩn bị chu đáo theo yêu cầu của GV.
Hứng thú, tích cực.
Củng cố niềm tin khoa học.
II.Phương pháp, phương tiện tổ chức thực hành chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 Các nội dung như SGK, gồm: KHV, tiêu bản cố định các pha quá trình nguyên phân của rễ hành.
III.Tiến trình tổ chức thực hành:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
-Trình bày các giai đoạn chính trong quá trình giảm phân ? Tại sao được gọi là quá trình giảm phân ?
-Hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng kép có ý nghĩa gì ? 
-Nêu sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân ?
 2.Tiến trình tổ chức cho học sinh thực hành:
 GV (Đặt vấn đề): Thực tế quá trình nguyên phân diễn ra như thế nào?
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu nội dung thí nghiệm
GV: (Vấn đáp học sinh mục tiêu, chuẩn bị, nội dung tiến hành của mỗi thí nghiệm – trong mỗi bước giáo viên thực hiện thao tác vừa giới thiệu vừa làm mẫu để học sinh quan sát)
I.MỤC TIÊU
- Xác định được các kì khác nhau của nguyên phân dưới KHV.
- Vẽ được tế bào ở các kì của nguyên phân khi quan sát dưới KHV.
- Rèn được kĩ năng quan sát tiêu bản trên KHV.
II.CHUẨN BỊ
-KHV quang học có vật kính x10 và x40, thị kính x10 hoặc x15.
-Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc tiêu bản tạm thời.
III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
-Đặt tiêu bản lên KHV, điều chỉnh vùng mẫu vật vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.
-Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính x10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.
-Chỉnh vùng kính có nhiều tế bào đang phân chia nhất và chính giữa hiển vị trường.
-Nhận biết các kỳ của của quá trình nguyên phân.
-Vẽ các kỳ vào vở.
VI.THU HOẠCH
Giải thích tại sao cùng một kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau ?
HOẠT ĐỘNG 2
Tổ chức thực hành
GV: (Chia học sinh ra thành 4 nhóm – theo tổ).
GV: (Quan sát học sinh làm và chỉnh sửa)
 3.Củng cố:
GV: (Cho các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK): Giải thích tại sao cùng một chu kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?
 4.BTVN:
-Hoàn thành bài tường trình.
-Soạn bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV.
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-22-Lesson 10-Practice.doc
Giáo án liên quan