Giáo án Sinh hoạt ngoại khoá chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3

SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

- Tạo không khí vui tươi, thoải mái và bổ ích cho học sinh

- Giúp học sinh nam biết kính trọng và đối xử bình đẵng với phụ nữ

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị:

- Họp ban cán sự - Ban chấp hành chi đoàn lớp, nhằm thống nhất các nội dung và phương cách tổ chức ngày 8/3.

- Trao đổi, thống nhất để xây dựng nội dung sinh hoạt mồng 8/3.

- Tổ chức họp nhóm học sinh của lớp

 + Trao đổi nội dung sinh hoạt 8/3 một cách cụ thể.

 + Nam sinh tổ chức trò chơi cho các bạn nữ để thể hiện tinh thần 8/3 (Có phần thưởng).

 + Chuẩn bị một số bài hát chủ đề 8/3.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 14324 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh hoạt ngoại khoá chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sinh hoạt : 08/03/2010
 Tuần thứ : 27
Sinh viên 
 Trường THPT Thanh Khê
 Lớp : 11/5
 GVHD 
SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
I. MỤC ĐÍCH
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
- Tạo không khí vui tươi, thoải mái và bổ ích cho học sinh
- Giúp học sinh nam biết kính trọng và đối xử bình đẵng với phụ nữ
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị:
- Họp ban cán sự - Ban chấp hành chi đoàn lớp, nhằm thống nhất các nội dung và phương cách tổ chức ngày 8/3.
- Trao đổi, thống nhất để xây dựng nội dung sinh hoạt mồng 8/3.
- Tổ chức họp nhóm học sinh của lớp 
 + Trao đổi nội dung sinh hoạt 8/3 một cách cụ thể.
 + Nam sinh tổ chức trò chơi cho các bạn nữ để thể hiện tinh thần 8/3 (Có phần thưởng).
 + Chuẩn bị một số bài hát chủ đề 8/3.
2. Ban tổ chức:
 - Giáo sinh: Trần Đức Thắng, Nguyễn Tấn Duy.
 - Nam sinh: Bùi Viết Hoàng (Trưởng ban), Trương Phi (Phó ban), Đinh Quốc Huy, Phạm Đức Tiến.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian: Sau tiết 5 ngày 8/3.
2. Địa điểm: Phòng 15 (Phòng học Lớp 11/10).
3. Nội dung:
 	* Đối với tập thể lớp:
 	 a) Tìm hiểu lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
 - Học sinh suy nghĩ phát biểu, thảo luận
	- Giáo viên bổ sung, chốt ý
	Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911. Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
	50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
	Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
	Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đã đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
	Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
	Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
	Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.
	Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễu hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne.
	Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
	Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ, ngày 8 tháng 3 năm 1975, bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
	Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
	 b)Hoạt động vui chơi
 	- Thi giải ô chữ:
 + Thể lệ: Ô chữ có tám ô hàng ngang, ô hàng dọc là tên một nữ anh hùng. Sau khi tìm được bốn ô hàng ngang, người chơi được phép trả lời ô hàng dọc.
 + Phần thưởng: Giải đúng mỗi ô hàng ngang được một món quà, ô hàng dọc hai món quà.
 	 + Kết quả: Ô chữ hàng dọc cần tìm người nữ anh hùng đó là: Võ Thị Sáu.
 	- Thi hát các bài hát về bà, về mẹ, các nữ anh hùng
 + Thể lệ:
 	Thi giữa các tổ với nhau 
 	Có thể hát đơn ca hoặc tập thể.
	Cả lớp cùng chấm điểm cho tiết mục hay nhất
 	+ Phần thưởng: 
	Tổ nào hát đúng chủ đề, hay nhất được giả nhất (Hai phần quà).
	Các tổ còn lại đồng giả nhì (mỗi tổ một phần quà).
	c) Phần tặng hoa cho các nữ sinh
	- Tất cả nam sinh của Lớp và hai Thầy giáo sinh sẽ bốc thăm, trong mỗi lá thăm sẽ có tên một bạn nữ sinh của lớp
	- Sau khi bốc thăm trúng tên bạn nữ nào thì bạn nam được lấy một bông hoa hồng đến tặng cho bạn nữ, kèm theo lời chúc mừng ngày 8/3 (Yêu cầu phải nghiêm túc lịch thiệp khi tặng hoa)
IV. TỔNG KẾT
 Giáo viên:
 - Nhắc nhở các bạn nữ phải cố gắng học tập rèn luyện, phát huy những nét đẹp của nữ giới đặc biệt là truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chúc các bạn nữ luôn vui vẻ, yêu đời, học tốt và có một ngày lễ 8/3 thật sự ý nghĩa và hạnh phúc.
 - Gửi lời cảm ơn đến các bạn nam sinh trong lớp đã cùng hợp tác tổ chức ngày lễ 8/3 hôm nay. Chúc các bạn nam sinh luôn là những người mạnh mẽ, quyết đoán và biết cách tôn trọng phái nữ.
- Một lẫn nữa xin chân thành cảm ơn tập thể Lớp 11/10!
V. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn	 Sinh viên thực tập

File đính kèm:

  • docga sinh hoat ngoai gio.doc
Giáo án liên quan