Giáo án phụ đạo Ngữ văn 9 năm học: 2012 - 2013

A. Mục tiêu :

Củng cố cho HS những kiến thức cơ bản về từ, câu và đoạn văn. Biết cách đặt câu và viết một đoạn văn hoàn chỉnh.

Rèn cho HS có kĩ năng sử dụng từ ngữ chính xác, hiệu quả.

Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

B. Chuẩn bị :

GV :Giáo án + TLTK

HS : Ôn lại kiến thức lớp học dưới

C. Nội dung :

 

doc185 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 7674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án phụ đạo Ngữ văn 9 năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng đội.Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ :+ Giúp họ chia sẻ, cảm thong sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau :
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày … 
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
D. Củng cố: 
 Nhận xét giờ
E. HDVN:
 - Học và nắm chắc nội dung đã ôn tập. 
 - Ôn các nội dung còn lại và của HKII.
_______________________________________
 Ngày tháng năm 2013	
Tổ chuyên môn kí duyệt đầu tuần.
Nguyễn Thị Kim Yến.
_______________________________________________________
Ngày soạn: 17/01/2013
Giảng:
HỌC KỲ II
Văn bản
TIẾT 65+66: ÔN TẬP BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
A. Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố lại các kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận: Bàn về đọc sách.
 - Có ý thức ôn tập và học tập nghiêm túc.
B-Chuẩn bị:	
 - GV: Giáo án.
 - HS : Ôn lại bài
C. Nội dung :
	- Sĩ số: 9B
 Hoạt động thầy & trò
 Nội dung kiến thức
Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách:
1) Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
 - Sách lưu giữ tinh hoa văn hóa của nhân loại từ trước đến nay, mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người. Chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết.
 - Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai một cách vững chắc. Không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu văn hóa của nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà loài người đã dày công nghiên cứu và đúc rút thành kinh nghiệm từ bao đời nay.
 2) Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách:
 - Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu, đọc một cách hời hợt, qua loa theo kiểu ăn tươi nuốt sống mà không kịp tiêu hóa, không có thời gian nghiền ngẫm.
 - Sách nhiều làm cho người đọc dễ lạc hướng, lãng phí thời gian khi đọc những cuốn sách không thực sự có ích. 
3) Lựa chọn sách khi đọc:
 + Chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào có giá trị, có lợi cho mình;
 + Cần đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình;
 + Không thể xem thường những loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kề cận với chuyên môn của mình.
 => Lời văn giàu hình ảnh, ý kiến được dẫn dắt tự nhiên, sinh động...
 4) Phương pháp đọc sách
 - Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bộ mặt..., mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm...
 - Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân, mà cần có kế hoạch và có hệ thống.
 - Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức, mà còn là rèn luyện tính cách, học làm người.
 => Lập luận chặt chẽ, lời bàn và cách trình bày vừa đạy lí vừa thấu tình...
D. Củng cố: 
 Nhận xét giờ
E. HDVN:
 - Học và nắm chắc nội dung đã ôn tập. 
_______________________________________________
Ngày soạn: 17/01/2013
Giảng:
TIẾT 67+68: ÔN TẬP TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ. 
A. Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố lại các kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận: Tiếng nói của văn nghệ.
 - Có ý thức ôn tập và học tập nghiêm túc.
B-Chuẩn bị:	
 - GV: Giáo án.
 - HS : Ôn lại bài
C. Nội dung :
	- Sĩ số: 9B
 Hoạt động thầy & trò
 Nội dung kiến thức
Văn nghệ phản ánh nội dung gì?
Văn nghệ có vai trò ý nghĩa ntn đối với đời sống của con người?
Giải thích nghệ thuật có một sức mạnh kì diệu ?
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ
- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư…)
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện con người như cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã gửi gắm chất chứa trong đó.
Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ.
- Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.
- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc.
- Những nhận thức
- Những rung cảm.
“Mỗi tác phẩm như rọi… của tâm hồn”.
- Mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ.
Tóm lại: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.
- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.
Ví dụ: Những người tù chính trị từ Sở Mật Thám:
+ Bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.
+ Bị tra tấn, đánh đập.
+ Không gian tối tăm, chật hẹp…
Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn.
Hay những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc đời. Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.
- Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục - phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người : “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả trên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn của chúng ta trong cuộc sống.
3. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật.
Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.
Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.
+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.
- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.
Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.
VD: - Tiếng nhạc của bản thánh ca trong truyện “Người cảnh sát và bản thánh ca” - O.Henri.
- Truyện : Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).
- Bài thơ “thần”: “Nam quốc sơn hà”.
- Câu chuyện: Bó đũa - giáo dục tinh thần đoàn kết.
- Bài thơ chép tay của Phạm Thị Xuân Khải: Mùa xuân nhớ Bác…
D. Củng cố: 
 Nhận xét giờ
E. HDVN:
 - Học và nắm chắc nội dung đã ôn tập. 
_______________________________________________
 Ngày tháng năm 2013	
Tổ chuyên môn kí duyệt đầu tuần.
Nguyễn Thị Kim Yến.
_______________________________________________________
Ngày soạn: 27/01/2013
Giảng:
Tiếng Việt
TIẾT 69+70: ÔN TẬP KHỞI NGỮ 
A. Mục tiêu :
 - Giúp HS củng cố lại các kiến thức về khởi ngữ trong câu.
 - Vận dông lµm mét sè bµi tËp nhËn biÕt vÒ khëi ng÷.
 - RÌn kÜ n¨ng sö dông tõ vùng TiÕng ViÖt.
 - Có ý thức ôn tập và học tập nghiêm túc.
B-Chuẩn bị:	
 - GV: Giáo án.
 - HS : Ôn lại bài
C. Nội dung :
	- Sĩ số: 9B
 Hoạt động thầy & trò
 Nội dung kiến thức
Thế nào là khởi ngữ?
Xác định 
khởi ngữ trong các VD sau: 
Chuyển các câu sau thành các câu có chứa thành phần khởi ngữ.
Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng khởi ngữ. 
I/ Khái niệm:
 Khởi ngữ (còn gọi là đề ngữ, thành phần khởi ý) là thành phần câu nêu lên đề tài được nói đến trong câu, được đặt trước chủ ngữ hoặc trước nòng cốt câu đặc biệt.
Ví dụ: Còn chị, chị làm việc ở đây à?
II/ Bài tập:
Bài 1
VD1: - Tạp chí này tôi đọc rồi. 
 B N đảo
 - Tạp chí này, tôi đọc nó rồi.
 Khởi ngữ.
VD2 : Bông hoa này cánh mỏng quá.
 Chủ ngữ 
 Bông hoa này, cánh mỏng quá.
 Khởi ngữ 
VD 3 : Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
 Khởi ngữ
Bài 2.
a. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
b. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
* Gợi ý :
- Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo ấy không uống.
Hoặc : Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
- Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
Hoặc : Tôi cứ nhà tôi tôi ở, việc tôi tôi làm.
Bài 3.
Đoạn văn mẫu: 
 Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, ngoài nhân vật chính, các nhân vật khác đều để lại ấn tượng đậm nét cho người đọc. Trong số đó phải kể đến nhân vật họa sĩ. Về con người, về nghệ thuật, ông họa sĩ già là một người từng trải, suy tư, trăn trở trước cuộc đời, khao khát cố

File đính kèm:

  • docGiao an van 9 chieu.doc
Giáo án liên quan