Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 27: Chị em thuý Kiều

 A-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1.Về kiến thức:

-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của chị em Thuý Kiều.

- Hiểu được một phương diện cảm hứng nhân văn trong “Truyện Kiều”: sự trân trọng tài năng, sắc đẹp, phẩm cách con người qua một đoạn trích cụ thể.

2.Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.

- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.

- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.

- Phân tích dược một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.

3.Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quí, trân trọng cái đẹp.

B-Phương pháp và phương tiện dạy học:

- Thảo luận nhóm: trao đổi ,thảo luận phát hiện vẻ đẹp của Thuý Vân,Thuý Kiều từ đó thấy được bút pháp tả người tài tình của đại thi hào.

- Trình bày trong một phút những cảm nhận về nhân vật .

- Vẽ tranh về hai nhân vật

- Máy chiếu đa năng

C- Tiến trình dạy học :

1. ổn định tổ chức :

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 27: Chị em thuý Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 
Văn bản Chị em thuý Kiều 
Trích truyện Kiều – Nguyễn Du
Tiết 27 : Đọc hiểu văn bản
Ngày soạn20/9/2013 
Ngày dạy;28/9/2013
 A-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 
1.Về kiến thức: 
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của chị em Thuý Kiều. 
- Hiểu được một phương diện cảm hứng nhân văn trong “Truyện Kiều”: sự trân trọng tài năng, sắc đẹp, phẩm cách con người qua một đoạn trích cụ thể.
2.Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích dược một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.
3.Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quí, trân trọng cái đẹp.	
B-Phương pháp và phương tiện dạy học:
- Thảo luận nhóm: trao đổi ,thảo luận phát hiện vẻ đẹp của Thuý Vân,Thuý Kiều từ đó thấy được bút pháp tả người tài tình của đại thi hào.
- Trình bày trong một phút những cảm nhận về nhân vật .
- Vẽ tranh về hai nhân vật 
- Máy chiếu đa năng
C- Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ
 ?Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
-Hướng dẫn HS đọc: giọng vui tươi trong sáng,nhịp nhàng (2/2/2) 
Gv đọc 4 câu đầu 
Gọi hai học sinh đọc -> Nhận xét
-Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 12 
?Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ?
?Nội dung chính của đoạn trích?
?Nhận xét cácphương thức biểu đạt
? Xác định bố cục của đoạn trích?
- Chia làm 3 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu khái quát chị em Thuý Kiều.
+ Phần 2: Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
+ Phần 3: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
? Hãy đọc lại bốn câu thơ đầu và nêu nội dung chính của bốn câu thơ đó?
-1 hs đọc : ‘Đầu lòng hai ả tố nga
 Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.”
?Tác giả đã giới thiệu chị em Thuý Kiều như thế nào?
- Nêu vị trí thứ bậc- đánh giá chung(2 ả tố nga)
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu và cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ đó?
-Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho lời giới thiệu tự nhiên, trang trọng.
?Tác giả giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua những hình ảnh thơ nào?
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
 dáng vẻ ngoài p/c bên trong 
?Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”?
- Giải thích (dựa vào sgk)
- ý cả câu: Hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng.
?Nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ ?
- H/a ẩn dụ, ví ngầm -> vẻ đẹp của hai chị em TK.
- Bút pháp ước lệ (dùng hình tượng đẹp của thiên nhiên 
-> nói về con người); Dùng thành ngữ “mười phân vẹn mười”
?Qua cách giới thiệu đó, em thấy bức chân dung của chị em Thuý Kiều có gì đặc biệt ?
- Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng đạt tới độ hoàn mĩ.
GV:Chỉ với 4 câu thơ kết hợp 3 PTBĐ(2 dòng đầuựt sự?Đọc thầm bốn câu thơ tiếp theo
?Các em hãy suy nghĩ và cho biết tại sao t/g lại miêu tả TV trước?
-hs thảo luận theo bàn
?Các em hãy suy nghĩ và cho biết tại sao tác giả lại miêu tả Thuý Vân trước?
? Từ “trang trọng “gợi vẻ đẹp như thế nào ?
- Vẻ đẹp cao sang, quý phái.
?Hãy tìm từ ngữ MT vẻ đẹp TV?
-Khuôn trăng,nét ngài,hoa cười,ngọc ,thốt...
? Hãy phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng miêu tả Thuý Vân ? 
* HS Phân tích:
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ, với những hình tượng thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc -> vẻ đẹp đoan trang của Thuý Vân. Tuy nhiên Nguyễn Du lại tả Thuý Vân cụ thể hơn lúc tả Thuý Kiều.
- Nghệ thuật so sánh ẩn dụ -> vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái của Thuý Vân.
H: Với cách giới thiệu như vậy, tác giả muốn dự báo gì về số phận của Thuý Vân ?
* Suy nghĩ -> Bộc lộ.
GV : bình về nghệ thuật xây dựng nhân vật của ND(chỉ 4 câu thơ dựng lên chân dung nhiều chi tiết-là bút pháp điêu luyện của tác giả )
?Các em hãy thảo luận và cho biết vậy Thuý Vân có hạnh phúc không? 
-HS thảo luận –phát biểu suy nghĩ
(không thể hạnh phúc khi lấy người mình không yêu,không yêu mình.Trong trái tim Kim Trọng chỉ có Thuý Kiều “Bấy lâu đáy bể mò kim/Là điều vàng đá phải tìm trăng hoa”...
?Gọi HS đọc 12 câu thơ tiếp. Hãy so sánh số lượng câu thơ dành cho 2 nhân vật? ? Tại sao Thúy Kiều là nhân vật chính, trung tâm mà lại miêu tả sau nhân vật phụ ? 
- Tác giả dùng nghệ thuật so sánh đòn bẩy -> khẳng định vẻ đẹp vượt trội của TK ,Kiều đẹp cả về sắc lẫn tài.
?Sắc của Kiều được miêu tả qua những câu thơ nào?
?Miêu tả sắc của Thuý Kiều có gì giống và khác với cách miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân?
Thảo luận nhóm : Miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều có gì giống và khác với cách miêu tả của Thúy Vân?
*Yêu cầu:
-Giống:Cũng sử dụng bút pháp ẩn dụ mang tính ước lệ tượng trưng, lấy những hình ảnh thiên nhiên đẹp để miêu tả :
+Làn thu thuỷ....
+ Nét xuân sơn.....
+hoa ghen: vì dung nhan đằm thắm rực rỡ
+ liễu hờn..
+ Vẫn dùng nghệ thuật tiểu đối cùng với nhịp thơ cân đối
-Khác : 
+ Những hình ảnh và cách miêu tả TVân cụ thể, nhẹ nhàng hơn, những hình ảnh và cách miêu tả Thúy Kiều khái quát nhiều cách hiểu, .
 + Dường như cách miêu tả ấy chưa đủ, tác giả còn dùng điển cố nghiêng nước nghiêng thành để nói quá sắc đẹp của nàng : nàng nhìn sang bên này hiện thì nước thành nghiêng ngả sang bên này, nhìn sang bên kia thì nước thành nghiêng ngả sang bên kia. 
àĐây là bút pháp lí tưởng hóa nhân vật.
- Dùng bút pháp ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu” -> gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- Đặc biệt tác giả đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt. Đôi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, mặn mà, trí tuệ (sắc sảo)
? Cách miêu tả trên cho thấy Kiều có vẻ đẹp như thế nào?
Nhà thơ miêu tả như vậy là có thái độ gì?
- Thúy Kiều là một cô gái có sắc đẹp mặn mà lộng lẫy, khiến cho thiên nhiên phải ghen ghét, dỗi hờn, nước thành phải nghiêng ngả.
? Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? 
- Thuý Kiều còn đẹp bởi cái tài
? TK đã đặt tên cho khúc nhạc do mình sáng tác là “Bạc mệnh”có ý nghĩa gì?
- Gợi sự buồn bã sầu thương lâm li->là người có trái tim đa sầu đa cảm
GV giải thích: Tả cái tài cũng là ca ngợi cái tâm của nàng -> Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều sáng tác ghi lại tiếng lòng
? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là người như thế nào?
- HS trả lời
?Chân dung của Thuý Kiều dự cảm số phận của nàng như thế nào?
-Tạo hoá hờn ghen 
?Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện ntn trong khi miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều ?
- Khẳng định nhân phẩm, tài năngtrân trọng, đề cao vẻ đẹp con người
?Đọc 4 câu cuối
? Bốn câu này nêu nội dung gì?
-Khái quát một lần nữa phẩm hạnh 2 chị em
- Chị em Thúy Kiều đã đến tuổi trăng tròn, tuổi cập kê, tuổi mặc quần hồng.
- Nhưng hai chị em luôn sống trong cảnh ấm êm, phong lưu rất mực, mặc cho những kẻ ong bướm đi về
?Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của con người qua 2 bức chân dung trên?
H: Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
- Nghệ thuật : đoạn thơ với phương thức miêu tả trong văn tự sự đã thể hiện bút pháp lí tưởng hóa nhân vật thông qua những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, nhân hóa điển cố
H: Qua những biện pháp nghệ thuật đó tác giả muốn thể hiện nội dung gì ?
- Nội dung : Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của người phụ nữ và dự cảm về tương lai, số phận cho mỗi người. Đó cũng là biểu hiện của cảm hứng nhân văn, nhân đạo của Nguyễn Du.
? So sánh với đoạn miêu tả của Kim Vân Kiều truyện?
	- Trong Kim Vân Kiều truyện chủ yếu là yếu tố tự sự, ít có yếu tố miêu tả cho nên vẻ đẹp của hai nàng Kiều không được thể hiện rõ.
I. Tìm hiểu chung
-Vị trí: -Nằm ở phần đầu của tp (từ câu 15 -> câu 38 )
-Giới thiệu tài sắc chị em Thuý Kiều
-PTBĐ: TS+MT+BC
-Bố cục:3 đoạn
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Giới thiệu về chị em Thuý Kiều
-Bút pháp ước lệ,sử dụng thành ngữ
- 
Hai chị em Thúy Kiều là hai cô gái đẹp như tiên nga, có cốt cách thanh tao, duyên dáng như mai, tinh thần phẩm hạnh trong trắng như tuyết.
2. Vẻ đẹp Thuý Vân
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ,miêu tả chi tiết,thủ pháp liệt kê,so sánh,ẩn dụ
- Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.
-Dự báo một cuộc sống suôn sẻ, bình lặng
3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều
-Kiều đẹp cả về trí tuệ và tâm hồn
a)Nhan sắc:
- Bút pháp ước lệ đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt,cách dùng thành ngữ
- Thúy Kiều quả là một tuyệt thế giai nhân, không ai sánh kịp, có một không hai.
- Nguyễn Du miêu tả Thúy Kiều như vậy là ông bày tỏ thái độ trân trọng ngợi ca.
b)Tài năng:
- Cầm,kì,thi,hoạ ->đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến
-> Vẻ đẹp kết hợp cả sắc – tài – tình
- Tác giả báo trước một số phận éo le, đau khổ.
- Chị em Thúy Kiều sống theo đúng mực của đạo gia phong.
III/Tổng kết(5’)
 Ghi nhó SGK
D- Củng cố, dặn dò : (2’) Hs quan sát tranh vẽ chân dung 2 chị em 
GV :Với nghệ thuật miêu tả nhân vật chỉ vài nét chấm phá gợi tả ước lệ công thức chứ không cụ thể có nhiều người cho rằng vẽ TV,TK là rất khó 
GV cho HS nhắc lại quan niệm của Nguyễn Du giữa thiên nhiên và con người.
Hoặc GV cho HS miêu tả lại Thúy Kiều bằng lời của mình.
GV dặn HS chuẩn bị tiết 28 : Cảnh ngày xuân. Đọc và miêu tả.
*Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTiet 28chi em thuy kieu.doc
Giáo án liên quan