Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19

I. Mục tiêu.

Nhận biết thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.

1. Kiến thức:

Đặc điểm của thể thơ tám chữ.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết thơ tám chữ.

- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.

3. Thái độ: Tích cực học tập nâng cao trình độ, nhận tức đúng đắn về thể thơ tám chữ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: chuẩn bị bài thơ tám chữ.

III. Phương pháp: Đàm thoại, gợimở, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy.

1. Ổn định: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. (1P)

2. Kiểm tra bài cũ: (7P)

Nêu cách nhận diện thể thơ tám chữ đã học?

3. Bài mới

a. Giới thiệu: (1P)

Các em đã biết thể thơ tám chữ, vậy hôm nay chúng ta tiếp tục làm thơ tám chữ.

b. Các hoạt động

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cao trình độ, nhận tức đúng đắn về thể thơ tám chữ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: chuẩn bị bài thơ tám chữ.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợimở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. (1P)
Kiểm tra bài cũ: (7P)
Nêu cách nhận diện thể thơ tám chữ đã học?
Bài mới
Giới thiệu: (1P)
Các em đã biết thể thơ tám chữ, vậy hôm nay chúng ta tiếp tục làm thơ tám chữ.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 18P
Cho học sinh tìm từ điền vào khổ thơ
Vần 
Thanh 
Ý 
Nhận xét kết quả của học sinh
1. Bài tập 1:
Trời trong biếc không qua mây gợn nắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
HOẠT ĐỘNG II 18P
Cho học sinh tìm câu thơ vào khổ thơ
Vần 
Thanh 
Ý 
Lời
Nhận xét kết quả của học sinh
Hết tiết 1
2. Bài tập 2:
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Nắng rơi đầy trên màu áo thân thương
HOẠT ĐỘNG III 39P
Cho học sinh cử đại diện đọc và bình thơ
- Thể thơ
- Vần 
+ Gieo vần
+ Ngắt nhip
- Kết cấu 
- Nội dung
- Chủ đề
Nhận xét kết quả của học sinh.
3. Thực hành.
- Thể thơ
- Vần 
+ Gieo vần
+ Ngắt nhip
- Kết cấu 
- Nội dung
- Chủ đề
Củng cố:(5P)
Làm một bài thơ tám chữ ta cần phải tuân thủ điều gì?
Dặn dò: (1P)
- Làm một bài thơ tám chữ, ít nhất là 4 câu.
- Chuẩn bị: Phép phân tích và tổng hợp.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 17/12/2013
Tiết thứ: 89, *
Ngày dạy: 25/12/2013
Bài: 
HƯỚNG DÂN ĐỌC THÊM
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 M. Go-rơ-ki
I. Mục tiêu
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M.Go-rơ-ki và tác phẩm của ông. 
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
1. Kiến thức
- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ
Thông cảm với cuộc đời bất hạnh, biết yêu thương những người xung quanh. Biết vưn lên trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1P)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra (7)
Câu hỏi: nêu nội dung và nghệ thuật văn bản Cố hương.
Bài mới
Giới thiệu (1P)
Các em đã làm quen với nền văn học Nga như “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Pu-skin; “Lòng yêu nước “ - Ê-ren-bua, hôm nay ta làm quen với Mác-xim Go-rơ-ki qua đoạn trích “Những đứa trẻ” rút từ tập tiểu thuyết tự thuật nổi tiếng – Thời thơ ấu.
“Nó nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời … dường như nó đã sống trên Trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.” … tại sao một đứa trẻ lại có suy nghĩ như vậy? chúng ta đi vào bài học hôm nay.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 15P
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Bút danh: 
- Cuộc đời: 
- Sự nghiệp: 
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: 
- Thể loại: 
3. Từ khó: SGK
Nhận xét kết quả học tập 
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936)
- Bút danh: A-lếch-xây Pe-scốp.
- Cuộc đời: Mồ côi cha lúc ba tuổi, ở ông bà ngoại, làm đủ nghề để sống, “Go-rơ-ki” – cay đắng.
- Sự nghiệp: nhà văn nổi tiếng của Nga và thế giới, 3 tiểu thuyết tự thuật:
+ Thời thơ ấu (1913-1914)
+ Kiếm sống (1916)
+ Những trường đại học của tôi (1923)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích ở chương IX – Thời thơ ấu.
- Thể loại: tiểu thuyết tự thuật
3. Từ khó: SGK
HOẠT ĐỘNG II 62P
Hướng dân học sinh đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc.
a. Đọc đúng.
b. Đọc diến cảm.
2. Bố cục và các mối liên kết
a. Bố cục:
- P1: 
- P2: 
- P3: 
3. PTBĐ: 
Hết tiết 1
4. Phân tích:
a. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
b. Những quan sát và nhận xét tinh tế:
c. Chuyện đời thường và truyện cổ tích.
Cho đọc ghi nhớ 
* Ghi nhớ SGK
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Đọc.
a. Đọc đúng.
b. Đọc diến cảm.
2. Bố cục và các mối liên kết
a. Bố cục:
- P1: Từ đầu “… ấn em nó cúi xuống” - Tình bạn tuổi thơ trong trắng. 
- P2: Tiếp “ Trời đã bắt đầu tối …cấm không được đến nhà tao” - Tình bạn bị cấm đoán.
- P3: Tiếp “Tôi vẫn tiếp tục chơi … tôi ưa thằng lớn hơn cả” - Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn
3. PTBĐ: TS kết hợp MT, BC, NL.
4. Phân tích:
a. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
- A-li-ô-sa: mồ côi cha, mẹ đi lấy chống, ở với ông bà ngoại.
- 3 anh em nhà hang xóm: mồ côi mẹ, bố lấy vợ kế.
- Gia đình ông ngoại Ali-ô-sa và gia đình 3 đứa trẻ khác nhau về giai cấp.
=> Những đứa trẻ thiếu tình thương và tìm đến nhau để chia xẻ.
b. Những quan sát và nhận xét tinh tế:
- Ngoại hình 3 đứa nhà hang xóm: giống nhau.
- Khi nghe A-li-ô-sa kể chuyện: 3 đứa co rúm như gà con.
- Khi bố chúng quát buộc chúng về: chúng ngoan như con ngỗng.
c. Chuyện đời thường và truyện cổ tích.
- Mẹ kế - dì ghẻ.
- Mẹ chết - trở về.
- Bà – truyện cổ tích
5. Tổng kết 
* Ghi nhớ SGK
Củng cố(3P)
Nhắc lại nội dung đoạn trích?
Dặn dò.(1P)
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Bàn về đọc sách.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 18/12/2013
Tiết thứ: 90
Ngày dạy: 27/12/2013
Bài: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ
I. Mục tiêu
- Nhận định, đánh giá, phân tích các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học thời kỳ trung đại, hiện đại.
- Nhận định đánh giá kiến thức Tiếng Việt.
- Nhận định đánh giá được bài viết TLV.
1. Kiến thức
	- Trình bày nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học trung đại, hiện đại.
	- Tóm tắt các đoạn trích.
	- Trình bày khái niệm, phân tích ví dụ, viết đoạn văn.
	- Kết hợp các yếu tố TS, MT nội tâm, nghị luận trong viết bài tập làm văn.	
2. Kỹ năng
	- Trình bày bài TLV.
	- Phân tích đề và xác định phạm vi kiến thức..
	- Đọc và sửa chữa.
3. Thái độ: chăm chỉ sửa chữa lỗi sai, phát huy cái làm được.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên. Giáo án
 2. Học sinh. Chuẩn bị giấy bút ghi chép.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra(0P)
Bài mới
Giới thiệu (1P)
Đánh giá chất lượng học tập của chúng ta để rút kinh nghiệm cho học kỳ II.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 20 P
Cho học sinh thảo luận xây dựng đáp án.
Giáo viên nhận xét.
I. Đáp án:
Đề 1:
Đáp án:
1. Tóm tắt văn bản “Làng” của nhà văn Kim Lân? Tác giả xây dựng tình huống truyện như thế nào? 3,0đ
a. Tóm tắt: 
Gia đình ông Hai và nhiều gia đình khác vâng theo chính phủ đi tản cư. Ông hay khoe cái làng Chợ Dầu của ông, đó là làng kháng chiến. Một lần đi đọc báo ở phòng thông tin, vô cùng phấn chấn vì ta thắng liên tục trên chiến trường, khi ra về, ông nghe tin làng theo giặc. Ông đau khổ vô cùng, ra ngoài không dám ngẩng mặt nhìn ai. Ông chỉ biết nói một mình và tâm sự với thằng con út rằng ông vẫn yêu làng yêu nước, một lòng đi theo kháng chiến, theo Bác Hồ… Ông Hai về làng xác minh sự thật: nhà ông bị Tây đốt, mọi người hăng hái kháng chiến. Ông vui vẻ hể hả kể cho mọi người nghe tin đó.
b. Tình huống:
- Ông Hai rất hay khoe về làng Chợ Dầu của mình có tinh thần kháng chiến hăng hái.
- Khi nghe tin cả làng theo giặc “cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.
- Tin ấy ray rứt trong tâm trí ông, đi đâu “cúi gằm xuống mà đi”. Ông sợ ra ngoài, sợ đám đông, sợ lời bàn tán. 
- Ông thương con cái: “chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.
=> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên. Nỗi đau xót tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
 2. Trình bày phương châm về chất trong hội thoại? Cho ví dụ minh họa? 2,0đ
a. Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điềumà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
b. Ví dụ: câu tục ngữ: Ăn không nói có – phê phán người nói sai sự thật, đơm dặt chuyện.
3. Em hãy kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm (5,0đ)
3.1. Mở bài (0,75đ)
 Giới thiệu câu chuyện. 
 3.2. Thân bài (3,5đ): kể diễn biến câu chuyện.
- Sự việc mở đầu (0,75đ)
- Sự việc phát triển (0,75đ)
- Sự việc cao trào (1,25đ)
- Sự việc kết thúc (0,75đ)
 3.3. Kết bài (0,75đ)
Đề 2:
Đáp án:
Viết tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của nhà thơ Nguyễn Du? Trong đó tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 3,0đ
Đoạn thơ:
“Buồn trông cửa biển chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buốm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trong nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buốn trong gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.” – trích Truyện Kiều – Nguyễn Du.
Các biện pháp tu từ:
Điệp ngữ: Buồn trông – nhân mạnh nỗi buồn trong hoàn cảnh không lối thoát.
Từ tượng hình: Thấp thoáng, xanh xanh, man mác, xa xa – gơi khung cảnh nhạt nhòa vô định.
Từ tượng thanh: âm ầm – gợi nỗi kinh hoàng đang ập tới nàng Kiều
=> Thể hiện tâm trạng xáo trộn, bất an và mong ước được giải thoát của Kiều.
2. Trình bày phương châm cách thức trong hội thoại? Cho ví dụ minh họa? 2,0đ
 a. Khái niệm: Khi giao tiếp, cần chú ý ngắn gọn rành mạch; tránh nói mơ hồ.
 b. Ví dụ: Lúng úng như ngậm hột thị - lời nói không rõ rang, người nghe không hiểu.
3. Em hãy kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm (5,0đ)
3.1. Mở bài (0,75đ)
 Giới thiệu câu chuyện. 
 3.2. Thân bài (3,5đ): kể diễn biến câu chuyện.
- Sự việc mở đầu (0,75đ)
- Sự việc phát triển (0,75đ)
- Sự việc cao trào (1,25đ)
- Sự việc kết thúc (0,75đ)
 3.3. Kết bài (0,75đ)
HOẠT ĐỘNG II 19P
Cho học sinh tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của bài.
Cho học sinh nêu cách sửa chữa?
II. Nhận xét và sửa chữa.
Nhận xét:
Ưu điểm: hiểu đề, trình bày sạch

File đính kèm:

  • docTuần 19.doc
Giáo án liên quan