Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.

 - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

 - Có ý thức vận dụng từ trong quá trình xây dựng văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.

b. Kĩ năng

 Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng tư duy logic

4. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 10/ 2013
Ngày giảng: 21/10/ 2013
Bài 9
Tiết 42: tổng kết từ vựng
( Từ đồng âm… trường từ vựng)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
	- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
	- Có ý thức vận dụng từ trong quá trình xây dựng văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
b. Kĩ năng
 Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy logic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1.Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra ( không kiểm tra giành thời gian cho giờ ôn tập)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
 H Đ1. Khởi động( 1’)
 Để các em nắm chắc hơn những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9, tiết ôn tập hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại các khái niệm từ vựng đã học và vận dụng vào làm một số bài tập.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS ôn tập
* Mục tiêu
- Trình bày và hiểu một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
- Nhận biết và hiểu từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu
* Cách tiến hành
H.Thế nào là từ đồng âm? cho ví dụ?
- HS trả lời, GV chốt
H. Phân biệt hiện từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm?
- HS hoạt động nhóm bàn 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập
- HS nhận xét- GV chữa.
H. thế nào là từ đồng nghĩa? Lấy VD?
- HS trả lời → GV chốt
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập
- HS nhận xét- GV chữa
+ Cách a không thể chọn vì không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.
+ Cách b không chọn vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa 2, 3 hoặc nhiều hơn ba từ.
+ Cách c không chon vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
-HS đoc và xác định yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập.
- HS nhận xét→ GV chữa.
H. Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy VD?
- HS trả lời – G chốt.
HS đoc và nêu yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập
- HS nhận xét – GV chữa.
H. Nhắc lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa của từ?
- HS trả lời- GV chốt.
GV: Về bản chất, đây là mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ với nhau:
- Các từ giống nhau về nghĩa gọi là “ từ đồng nghĩa”
- Các từ trái ngược nhau về nghĩa gọi là: “ từ trái nghĩa”
- Các từ ngữ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm về nghĩa gọi là “ Cấp độ khái quát nghiã của từ ngữ”
HS đọc và xác định yêu cầu
- HS hoạt động nhóm bàn 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét.
- GV chốt bằng bảng phụ
H. Nhắc lại khái niệm trường từ vựng?
 - HS trả lời- GV chốt.
HS nêu yêu cầu bài tập
- Giải bài tập, GV nhận xét và chữa
V. Từ đồng âm
1.Khái niệm: từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau.
VD: Đường ( đường ăn): Đường kính, đường phèn.
- Đường để đi: đường làng, đường liên thôn.
* Phân biệt:
+ Từ nhiều nghĩa: Một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau.
VD: từ “ Chín”
- Chỉ lương thực thực phẩm được nấu chín.
- Chỉ sự vật đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng được
- Chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển tới múc cao.
+ Hiện tượng đồng âm: Hai hay nhièu từ có nghĩa rất khác nhau
VD: Con ngựa lồng lên- lồng vỏ chăn- lồng để nhốt gà- đèn lồng
 - hòn đá- đá bóng- đá lắm- đá lửa.
2. Bài tập
a/ Có hiện tượng từ nhiều nghĩa , vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành
b/ Có hiện tưọng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ đường trong đường ra trận không có mối quan hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường.
VI.Từ đồng nghĩa
1. Khái niệm: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: Hi sinh- chết- từ trần – bỏ mạng..
2. Bài tập: 
2.1Chọn cách hiểu đúng
- Cách d đúng: các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp cụ thể.
2.2Cơ sở nào để thay thế từ xuân cho từ tuổi
- Từ xuân chỉ một mùa trong bốn mùa của một năm, một năm tương ứng với một tuổi→ Lấy một mùa để chỉ bốn mùa là phép hoán dụ bốn mùa bằng một tuổi là phép so sánh ngang bằng.
- Có hai tác dụng:
+ Tránh lặp từ tuổi tác.
+ Có hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.
VII. Từ trái nghĩa
1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động.
VD: Trắng – đen, áo lành- áo rách
2. Bài tập
2.1 Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa
- Xấu - đẹp, rộng- hẹp
- xa – gần
2.2 Xếp các cặp từ trái nghĩa
- Cùng nhóm với “ Sống- chết có: chẵn- lẻ, chiến tranh- hoà bình
- Cung nhóm với già- trẻ có: yêu – ghét, cao thấp, nông – sâu, giàu –nghèo.
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
1.Khái niệm
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
VD: Từ “ Động vật” bao hàm các từ “ thú, chim, cá”
- Từ “thú” lại bao hàm các từ “ voi, huơu, nai”
2 Bài tập
Điền từ ngữ vào chỗ trống
( bảng từ ngữ trong phần phụ lục)
IX. Trường từ vựng
1.Khái niệm:
 Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: trường từ vựng về “ Tay”
- Các bộ phận của tay: Bàn tay, cổ tay, ngón tay, móng tay, đốt tay
- Hình dáng của tay: to, nhỏ, dày, mỏng, dài, ngắn…
- Hoạt động của tay: Sờ, nắm, cầm, giữ, bóp…
2 Bài tập
-Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là tắm và bể
- Tác dụng: Tác giả dùng hai từ khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn.
4. Củng cố ( 1’)
- GV hệ thống lại bài
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Về nhà học bài theo nội dung ôn tập
- Chuẩn bị bài: xem lại đề bài của bài viết số 2 
Phụ lục cho bài tập 2 ( cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ)
Từ
( xét về đặc điểm cấu tạo
Từ láy vần
Từ láy âm
Từ láy HT
Từ đơn
Từ ghép
Từ phức
Từ láy
Từ láy BP
Từ ghép CP
Từ ghép ĐL

File đính kèm:

  • doctiet 42.doc