Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 32

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khác học tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

B. Chuẩn bị :

- GV: tích hợp tiếng việt: trau dồi vốn từ, tập làm văn : tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- HS : đọc và trả lời câu hỏi sgk.

C.Hoạt động dạy và học

1. Tổ chức: Lớp 9a: ; Lớp 9b: .

2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng 10 câu đầu của bài thơ và phân tích cách nói năng của Mã ?

 - HS trả lời→ GV nhận xét, cho điểm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8
Tiết 32. văn bản: Mã giám sinh mua kiều
( tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khác học tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
B. Chuẩn bị :
- GV: tích hợp tiếng việt: trau dồi vốn từ, tập làm văn : tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- HS : đọc và trả lời câu hỏi sgk.
C.Hoạt động dạy và học
1. Tổ chức: Lớp 9a:……………; Lớp 9b:……….
2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng 10 câu đầu của bài thơ và phân tích cách nói năng của Mã ?
 - HS trả lời→ GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
HĐ1. Khởi động: Về ngoại hình và cử chỉ t/g cho thấy Mã là kẻ vô học, thiếu lịch sự. Vậy bản chất của Mã, Nguyễn Du tiếp tục cho thấy Mã là là người như thế nào? bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ2. HDHS hình thành kiến thức mới.
- GV cho 1 HS đọc lại văn bản.
H. Có gì khác biệt , đáng chú ý trong hai câu thơ giới thiệu họ tên và quê quán của Mã?
- Khi trả lời câu hỏi Mã chỉ nói có họ còn tên thì đưa ra chung chung có tính chất mập mờ.
- vừa ở câu thơ trên nói là “ viễn khách” nhưng khi giới thiệu lại nói là “cũng gần”. ở huyện Lâm Truy lại nói ở Lâm Thanh.
H. Tìm những chi tiết miêu tả chân tướng con buôn của Mã?
 Đắn đo cân sắc , cân tài
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
 Cò kè bớt một thêm hai
H. Qua chi tiết trên bộc lộ rõ bản chất gì của Mã như thế nào?
- Bất nhân trong hành động, trong thái độ đối xử với Kiều như một vật đem bán, cân đo, đong đếm cả nhan sắc lẫn tài hoa, bản chất vì tiền trong hành động mặc cả keo kiệt đê tiện. Nếu trước đó khi giành “ghế trên” Mã vội vàng “ ngồi tót” thì đến lúc mua Kiều hắn lại chậm rãi chi li. Câu thơ “Cò kè bớt một thêm hai” kẻ mua người bán đưa đẩy, túi tiền được cởi ra, thắt vào, nâng lên, hạ xuống.
H. Em có nhận xét gì nghệ thuật mà tác giả sử dụng và thái độ của Nguyễn Du?
H. Em hãy tìm những câu thơ, tác giả miêu tả về tâm trạng Thúy Kiều?
 Nỗi niềm thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa mấy bước lệ hoa mấy hàng
 Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt ..
H. Cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều như thế nào?
H. Thái độ của nguyễn Du như thế nào trước nỗi đau đớn xót xa của Kiều?
HĐ3. HD HS tổng kết
H. Qua tìm hiểu văn bản em có nhận xét chung gì về nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản? 
 - Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, cử chỉ ngôn ngữ ,đối thoại.
- Giá trị nhân đạo của truyện Kiều…
HĐ4. HDHS luyên tập.
H. HS đọc bài thơ.
- HS và GV nhận xét.
T/g
1’
13’
13’
5’
5’
III.Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Mã Giám Sinh
* Về diện mạo, cử chỉ
* Về bản chất:
- Giả dối từ lai lịch, đến tướng mạo, tính danh.
- Bản chất bất nhân, vì tiền của Mã bộc lộ rõ qua cảnh mua bán.
 Mã Giám Sinh hiện lên qua ngôn ngữ miêu tả trực diện của tác giả. Hình ảnh nhân vật phản diện được miêu tả bằng nét bút hiện thực, hoàn chỉnh cả về diện mạo và tính cách và qua đó tác giả cũng thể hiện thái độ tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
2. Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều.
- Thúy Kiều tội nghiệp vì nàng là một món hàng đem ra mua bán.Kiều buồn rầu, tủi hổ sượng sùng
- Là người ý thức được nhân phẩm , Kiều đau đớn trước cảnh đời ngang trái.
→ Nguyễn Du thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị trà đạp.Nhà thơ đã hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thúy Kiều.
IV.Ghi nhớ:
- NT
- ND
V. Luyện tập
- Đọc diễn cảm bài thơ.
 4. Củng cố: GV hệ thống bài học.
 5. Hướng dẫn học bài:
 - HS về nhà học bài, đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
 - Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
 * Yêu cầu : Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi trong sgk.

File đính kèm:

  • doctiet32bo.doc
Giáo án liên quan