Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 24

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.

 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.

2. Kĩ năng

 - Quan sát các sự kiện được kể trong đoạn trích trên bản đồ.

 - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

 - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.

3.Thái độ

 Có ý thức tìm hiểu về nhân vật lịch sử từ đó thêm kính yêu và tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 09/ 2011
Ngày giảng: 22/ 09/ 2011
Bài 5
Tiết 24. Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí ( tiếp theo)
( hồi thứ 14)
Ngô gia văn phái
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng
 - Quan sát các sự kiện được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
 - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
 - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3.Thái độ
 Có ý thức tìm hiểu về nhân vật lịch sử từ đó thêm kính yêu và tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bản đồ
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. Tóm tắt văn bản Hoàng lê nhất thống chí?
- Học sinh tóm tắt theo nội dung văn bản, Gv nhận xét và cho điểm
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’) 
 Quang Trung là một nhà chỉ huy quân sự cực kì sắc xảo, nhà chính trị có nhãn quan rất nhạy bén, tự tin. Vậy ông đã làm gì trong cuộc chiến này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài hôm nay.
HĐ1. đọc- hiểu văn bản.
* Mục tiêu
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.
H.Tìm những chi tiết đáng chú ý trong lời dụ quân sĩ và thái độ đối với bọn Lân, Sở… ? 
 - Trong lời dụ “đất nào sao nấy, đều đã phân biệt rõ ràng”.
- Nêu bật dã tâm của giặc “bụng dạ ắt khác…giết hại nhân dân vơ vét của cải
- Nhắc lại truyền thống đánh giặc của cha ông.
- Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực…
- Khi lân, Sở “đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội”→ ông hiểu sở trường sở đoản của từng nguời, khen chê đúng người đúng việc.
H. Nêu ra lời phủ dụ trên nhằm mục đích gì?
 - Khẳng định chủ quyền dân tộc, truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, kêu gọi binh sĩ… Lời phủ dụ được xem như một bài hịch ngắn gọn, nhưng ý tứ thật sâu xa lời dụ ấy khích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc.
H. Qua tất cả các chi tiết trên cho thấy Nguyễn Huệ là nguời như thế nào?
H. Tài dụng binh, tài chỉ huy chiến đấu của Quang Trung được miêu tả như thế 
nào?
 - Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất binh, một tuần sau đến núi Tam Điệp. Vậy mà đêm 30 tháng chạp đã lập tức lên đường tiến quân ra Thăng Long. Cứ hai người khiêng một người … ngày mồng 7 tháng giêng sẽ ăn tết ở Thăng Long, nhưng đã vượt trước hai ngày…
H. Qua chi tiết trên chứng tỏ điều gì?
H. Hình ảnh Quang Trung trong trận đấu được miêu tả như thế nào? t/d?
- Thân chinh cầm quân, bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran…
- Quang Trung cõi voi đi đốc thúc …trong cảnh khói tỏa mù mịt.
H. Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn và tác dụng?
- Đoạn văn không chỉ ghi chép những sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp khẩn trương qua từng mốc thời gian mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng lời nói, từng trận đánh những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một bên thì trễ nải, run sợ một bên thì xông xáo dũng mãnh.
H. Tại sao vốn trung thành với nhà Lê, không mấy tình cảm với quân Tây Sơn, thậm chí xem Tây Sơn là giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và đoàn quân áo vải một cách đầy hào hùng như vậy?
 - HS thảo luận nhóm.(4’)
 - Các nhóm báo cáo→ GV nhận xét, bổ sung.
+Họ đều là những cựu thần, chịu ơn sâu nặng của nhà Lê, nhưng họ không thể bỏ qua sự thật là ông vua nhà Lê hèn yếu cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của dân tộc
+ Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả được chứng kiến.
→Tất cả những điều đó đã làm nên những trang viết chân thực và đầy cảm 
xúc.
- GVnhắc HS chú ý đoạn tả Tôn Sĩ Nghị.
H. Tìm những chi tiết kể tả về bọn cướp nước?
 - Chăm chú vào yến tiệc, không nghe tin cấp báo gì cả.
 - Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo…
- Quân lính đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy…nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được.
H. Em hình dung được gì qua những chi tiết trên?
- Tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao, lại còn kiêu căng, tự mãn, chủ quan.
→ cảnh thua trận cút xéo về nước cũng không khác mấy cảnh quân Minh ở đầu TKXV.
- GV đọc cho HS nghe đoạn thơ trong bài Bình ngô để HS hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc. 
 Trần Chí , SơnThọ nghe hơi mà mất vía.
 Lí An , Phương Chính nín thở cầu …
… Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm
Thây chết đầy nội …
H. Bè lũ bán nước được tác giả kể , tả như thế nào?
- Vua Lê…cùng bọn Lê Quýnh vội vã đưa thái hậu ra ngoài… cướp thuyền , luôn mấy ngày không ăn…
H. Qua chi tiết trên em có nhận xét gì?
- GV: Khi chạy sang tàu, phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn văn này?
- kể chuyện xen miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.
H. So sánh hai đoạn văn miêu tả em có nhận xét gì?
 Cả hai đoạn văn đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại khác nhau
+ Đoạn văn tả quân tướng nhà Thanh trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ ngựa không… tan tác bỏ chạy… xô đẩy nhau…” , ngòi bút miêu tả khách quan, nhưng vẫn hàm chứa sự hả hê, sung sướng của người thắng trận
+ Đoạn văn tả vua tôi nhà Lê: nhịp điệu chậm hơn, tác giả dừng lại tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua, cuộc tiếp đãi thịnh tình của bề tôi… âm hưởng ngậm ngùi, chua xót.
→Tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của vương triều mà mình thờ phụng, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi .
HĐ2.Ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
H. Qua tìm hiểu văn bản em có nhận xét chung gì về nghệ thuật và giá trị nội dung mà văn bản thể hiện?
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
HĐ3. luyện tập
- GV hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện.
30’
6’
III. Tìm hiểu văn bản (Tiếp theo)
1.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Nguyễn Huệ là con người có hành động mạnh mẽ, nhanh nhẹn, xông xáo và có chủ đích rõ ràng, có tính toán trước sau, có tham khảo những người cộng sự, những người giúp việc.
- Là nhà chính trị , quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa trông rộng, biết mình, biết người, sâu sắc và tâm lí.
- Tài dụng binh, tài chỉ huy chiến đấu như thần. 
- Hình ảnh lẫm liệt, oai hùng trong trận đấu.
 Đoạn văn trần thuật không chỉ nhằm ghi lại những sự kiện lịch sử mà còn chú ý miêu tả, khắc họa hình ảnh nguời anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ trí tụê sáng suốt, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2.Hình ảnh bọn bán nước và cướp nước
* Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh.
- Tướng thì bất tài, quân sĩ thì hoảng loạn. Như vậy cả đội binh hùng tướng mạnh , chỉ quen dương oai, giờ đây chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy “ đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”→ đây chính là cảnh thua trận thảm hại của quân Thanh.
* Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản dân, hại nước.
 Lê Chiêu Thống và bề tôi trung thành của ông đã vì lợi ích của dòng họ mà đem vận mệnh của dân tộc đặt vào tay kẻ thù, lẽ dĩ nhiên họ phải chịu nỗi sỉ nhục, không còn tư cách là bậc đế vương , kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
 * Kể chuyện xen miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.Tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của vương triều mà mình thờ phụng, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi
IV. Ghi nhớ
- NT.
- ND.
4. Củng cố: ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
- HS về nhà học bài, làm bài tập trong phần luyện tập
- Chuẩn bị bài: sự phát triển của từ vựng
* Đọc và trả lời câu hỏi sgk. 

File đính kèm:

  • doctiet 24.doc
Giáo án liên quan