Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 21

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

2. Kĩ năng

 - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ và các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

3. Thái độ

 Có ý thức mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng tư duy logic

4. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5
Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ. 
2. Kĩ năng
 - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ và các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
3. Thái độ
 Có ý thức mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy logic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. Tổ chức (1’) lớp 9a: ; lớp 9b:
2. Kiểm tra ( 5’)
H.Thế nào là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?
Trả lời
- Dẫn Trực tiếp: là dẫn lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người, nhân vật lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người, của nhân vật nhưng có sự điều chỉnh cho thích hợp. Lời dãn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
 - HS trả lời → GV nhận xét, cho điểm.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’)
 ở lớp 6 các em đã được học ẩn dụ và hoán dụ. Tuy nhiên khi đó các em mới chỉ học ẩn dụ và hoán dụ như là những biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt. Bài học này chúng ta sẽ học một loại ẩn dụ và hoán dụ khác thường gọi là ẩn dụ ngôn ngữ và hoán dụ ngôn ngữ. Vậy chúng khác các loại ẩn dụ khác như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
 - sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ. 
GV treo bảng phụ.
HS đọc bài tập trên bảng phụ
H. Từ kinh tế trong câu thơ có nghĩa là gì?
- Từ kinh tế là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế, có nghĩa : trị nước cứu đời; cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
H. Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như cụ Phan Bội Châu nữa không? 
 - Ngày nay không còn dùng từ kinh tế theo nghĩa như bài thơ của cụ Phan Bội Châu.
H. giải thích nghĩa của từ kinh tế?
H. Em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
GV: Cho HS đọc bài tập trên bảng phụ.
H. Xác định nghĩa của từ xuân , tay và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc và nghĩa nào là nghĩa chuyển?
-Từ xuân(1): Mùa chuyển từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên. thường được coi là mùa mở đầu năm. ( nghĩa gốc)
- Từ xuân(2): thuộc về tuổi trẻ( nghĩa chuyển).
- Tay(1): Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm( nghĩa gốc).
- Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó. ( nghĩa chuyển)
H. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
- GV: chốt nội dung
H. Qua tìm hiểu bài tập em có nhận xét gì về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt và có mấy phương thức chủ yếu để phát triển?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
H. Phần ghi nhớ em cần nắm được những vấn đề gì?
HĐ2. luyện tập
* Mục tiêu
 - Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
 - Nhận biết các phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
 - Xác định nghĩa của từ trong cụm từ và câu.
 - Tìm các ví dụ về nghĩa của từ nhiều nghĩa.
 - phân biệt phép ẩn dụ và phương thức ẩn dụ trong việc tạo nghĩa mới của từ.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập.
- HS và GV sửa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS và GV cùng sửa.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS và GV cùng sửa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS hoạt động nhóm8/ 5’.( làm phần a, b)
- Các nhóm báo cáo.
- HS và GV cùng chữa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS và GV sửa.
16’
20’
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
1. Tìm hiểu bài tập: giải thích nghĩa của từ
1.1
- Kinh tế( trong bài thơ của Phan Bội Châu): trị nước cứu đời.
- Kinh tế: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra
→ Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
1.2
- Từ xuân chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
- Từ tay được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
2. Ghi nhớ
 - Sự biến đổi và phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ.
II. Luyện tập
Bài tập 1: xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa
a/ Nghĩa gốc: chỉ một bộ phận cơ thể con người.
b/ Nghĩa chuyển: một ví trí trong đội tuyển( phuong thức hoán dụ)
c/ Nghĩa chuyển: vị trí tiếp xúc đất của cái kiềng( phương thức ẩn dụ)
d/ Nghĩa chuyển: vị trí tiếp xúc với đất của mây( phương thức ẩn dụ)
Bài tập 2: Nhận xét giống và khác nhau của từ trà.
- Giống nhau: ở nơi nét nghĩa đã chế biến, để pha nước uống.
- Khác nhau: ở nét nghĩa dùng để chữa bệnh.
→ Trong trường hợp này trà khổ qua… được dùng theo phương thức ẩn dụ.
Bài tập 3: hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ .
- Đồng hồ điện: dùng để đếm số đơn vị đã tiêu thụ để tính tiền
→ Đồng hồ điện, đồng hồ nước… được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Chỉ dụng cụ để đo có bề ngoài giống đồng hồ. 
Bài tập 4:Tìm ví dụ để chứng minh các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa.
a/ Hội chứng: tập hợp của nhiều triệu trứng cùng xuất hiện của bệnh. ( nghĩa gốc)
- Ví dụ: “ hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp” nghĩa chuyển là: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi.
-Ví dụ: lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.
b/ Ngân hàng ( nghĩa gốc): tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. Ví dụ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam…
- Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần như ngân hàng máu, ngân hàng gen… hoặc tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tra cứu, sử dụng như trong ngân hàng dữ liệu, ngân hàng để thi…
Bài tập 5: xác định biện pháp tu từ trong câu thơ và coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa mới được không.
- Từ mặt trời (2): được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. 
- Không phải hiện tượng một nghĩa gốc phát triển thành nhiều nghĩavì:
+ Mặt trời( nghĩa gốc): chỉ một hành tinh của vũ trụ.
+ Mặt trời trong câu thơ được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. 
4. Củng cố (1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
 - HS về nhà học bài và làm bài tập 4.
 - Chuẩn bị bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
* Yêu cầu: Về nhà đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc